A. Đặc điểm về nội dung của thơ thời kì kháng chiến chống Pháp
2.1. Tình yêu nƣớc trong thơ kháng chiến
Tình yêu quê hƣơng trong thơ ca thời kì kháng chiến chống Pháp đã trở thành chủ đề chính, chủ đề lớn nhất: ―Chưa bao giờ, chủ nghĩa yêu nước lại hoà quyện cái tôi và cái ta, lý trí và tình cảm, lý tưởng và hiện thực để cất lên tiếng nói thơ trong sáng, sảng khoái như vậy” (Vũ Duy Thông, Sđd, Tr.96). Đó là tình cảm thiêng liêng và cao quý của mỗi con ngƣời Việt Nam. Tình cảm ấy đã trở thành nội dung phản ánh, đƣợc các nhà thơ thể hiện sâu sắc, phong phú với nhiều cung bậc khác nhau: yêu vẻ đẹp của thiên nhiên đất nƣớc, lòng căm thù giặc sâu sắc trong hoàn cảnh đất nƣớc có chiến tranh...
* Tình yêu nước được thể hiện qua tình yêu vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương, đất nước
Trong thơ ca kháng chiến, các nhà thơ gửi gắm tình cảm yêu nƣớc trong tình yêu vẻ đẹp thiên nhiên của quê hƣơng đất nƣớc. ―Trong thơ, tình cảm ấy được thể
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
22
hiện thành muôn nghìn trạng thái. Đó là tình cảm thiết tha và nỗi nhớ da diết về một quê hương Kinh Bắc trù phú, tươi đẹp đang bị giầy xéo dưới gót giầy của quân xâm lược (Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm), hay một ―Xứ Đoài mây trắng lắm‖ (Mắt người Sơn Tây của Quang Dũng), một mùa thu Hà Nội với hương cốm mới và ―những phố dài xao xác hơi may‖ trong thơ của Nguyễn Đình Thi, mảnh đất miền Đông trong thơ Xuân Miễn, Đồng tháp Mười trong thơ Nguyễn Bính...‖ (Nguyễn Đăng Mạnh, Sđd, Tr.92)
Trên đƣờng hành quân, các anh lính trẻ còn mở tâm hồn mình để hoà cũng vẻ đẹp thiên nhiên đất trời. Lúc này thiên nhiên hiện lên thật đẹp trong con mắt của ngƣời lính trẻ:
―Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi‖
(Tây Tiến - Quang Dũng)
Bức tranh trở nên huyền ảo nhƣ sƣơng, nhƣ khói. Chính vẻ đẹp huyền ảo, vừa thực, vừa hƣ ấy đã làm vơi đi sự mệt mỏi của đoàn quân trên con đƣờng hành quân.
Trong thơ ca kháng chiến chống Pháp, nhiều nhà thơ thể hiện tình cảm của mình với thiên nhiên ở chiến khu Việt Bắc nhƣ: Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi... Đặc biệt khi viết về thiên nhiên Việt Bắc, các tác giả luôn coi thiên nhiên nhƣ ngƣời bạn đồng hành cùng ngƣời chiến sĩ.
* Trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, tình yêu quê hương, đất nước còn thể hiện ở lòng căm thù giặc
―Lòng yêu nước cũng đi liền với lòng căm thù quân giặc cướp nước‖ (Nguyễn Đăng Mạnh. Sđd. Tr. 93):
―Ôi những cánh đồng quê chảy máu. Dây thép gai đâm nát trời chiều‖
(Đất nước- Nguyễn Đình Thi)
Hình ảnh ấy biểu hiện cái nhìn tinh tế và tình cảm chân thật của ngƣời viết: chiến tranh tàn phá tất cả, chiến tranh đồng nghĩa với sự huỷ hoại, với cái ác. Và từ nỗi đau mất mát đó đã “bật lên những tiếng căm hờn‖.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
23
Lòng căm thù giặc của ngƣời mẹ trong bài thơ Dọn về làng của Nông Quốc Chấn xuất phát từ nỗi đau mất mát của bản thân, gia đình.
―Mày sẽ chết thằng giặc Pháp hung tàn Băm xương thịt mày tau mới hả!‖
(Dọn về làng - Nông Quốc Chấn)
Nhƣ vậy, lòng căm thù giặc xuất phát từ những nỗi đau mất mát lớn của gia đình, của quê hƣơng. Lòng căm thù giặc sẽ thôi thúc những con ngƣời vốn dĩ hiền lành quanh giếng nƣớc gốc đa biết cầm súng giết giặc để giành lại độc lập, tự do cho quê nhà.