Theo y học cổ truyền thì loét HTT thuộc phạm trù chứng vị quản thống được chia thành hai thể, đó là can khí phạm vị và tỳ vị hư hàn. Nhóm 1 dùng chế phẩm HPmax để điều trị có 42 bệnh nhân trong đó có 22 bệnh nhân thể tỳ vị hư hàn và 20 bệnh nhân là can khí phạm vị. Tỷ lệ bênh nhân ở hai thể là tương đương nhau. Tuy nhiên với số lượng bệnh nhân nghiên cứu còn ít và phạm vi nghiên cứu còn hẹp nên cũng chưa thể có kết luận chính xác là thường gặp ở thể nào nhiều hơn. Trong y học cổ truyền, mỗi thể sau khi biện chứng luận trị thì thường có những phương thuốc riêng cho từng thể; như trong tỳ vị hư hàn, tức là bệnh nhân có trạng thái hư nhược và tính chất của
bệnh là hàn, điều trị chủ yếu dùng các thuốc có tính ấm nóng bổ dưỡng để điều hòa lại, thường dùng các vị; Hoàng kỳ, Cam thảo, Đại táo, Sinh khương, Quế chi, Mạch nha… Trái lại thể can khí phạm vị tương ứng với những bệnh nhân có tính chất bệnh thiên về nhiệt, điều trị lại phải dùng các vị thuốc có tính mát và sơ can để điều hòa lại can và vị; Sài hồ, Bạch linh, Bạch thược, Đương qui, Hoàng cầm, Chi tử... Từ những vấn đề này trong nghiên cứu của chúng tôi sẽ đánh giá tìm hiểu xem thuốc HPmax có tác dụng đối với thể nào thì tốt hơn, để từ đó có định hướng trong điều trị bệnh sau này.
Trong thành phần chế phẩm HPmax gồm: Chè dây có vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, chống viêm, giảm đau, chống loét dạ dày [103], [108], Trên lâm sàng dùng chế phẩm của chè dây (Ampelop) điều trị 44 bệnh nhân loét dạ dày tá tràng, trong đó 29 bệnh nhân thuộc thể tỳ vị hư hàn, 15 bệnh nhân thuộc thể can khí phạm vị, kết quả điều trị cho thấy; thể tỳ vị hư hàn và thể can khí phạm vị có thời gian cắt cơn đau trung bình tương đương nhau (8,97 ngày so với 9,0 ngày), so sánh thời gian cắt cơn đau của hai thể là tương đương nhau, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ liền sẹo thể can khí phạm vị là 86,7% cao hơn thể tỳ vị hư hàn là 75,9%, song sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05), nghiên cứu cho thấy hiệu quả điều trị của chè dây đối với bệnh nhân loét dạ dày, hành tá tràng phân theo hai thể YHCT là tương đương nhau, tác giả cũng đã đặt vấn đề là Chè dây phải chăng có tính bình [80].
Dạ cẩm vị cam, khổ bình, qui vào kinh tỳ vị, có công dụng thanh nhiệt, chống viêm, giảm đau, trung hòa acid, ức chế loét dạ dày chuột [76], [103], [115], trong dân gian thường được dùng điều trị đau dạ dày, nghiên cứu trên lâm sàng điều trị viêm loét dạ dày tá tràng cho thấy thuốc có tác dụng giảm đau từ từ và sau 7 ngày thì cắt được cơn đau, thuốc có tác dụng tốt với thể nhiệt [88].
Lá Khôi vị đắng nhạt, hơi chua tính mát, có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, trung hòa acd, ức chế loét dạ dày trên chuột [111], nghiên cứu trên lâm sàng điều trị viêm loét dạ dày tá tràng có tác dụng giảm đau nhanh, tốt với thể can khí phạm vị.
Nhìn tổng thể trong công thức, thành phần HPmax gồm Chè dây, Dạ cẩm, lá Khôi, nếu dùng theo cách truyền thống đơn thuần lấy dược liệu khô sắc uống thì tác dụng của nó thiên về điều trị thể nhiệt( thanh nhiệt, giải độc), nhưng khi được sản xuất dưới dạng cao khô thì liệu tính năng tác dụng của nó ra sao, có thay đổi không? Cũng giống như nghiên cứu về chè dây, mặc dù nó có tính mát, tác dụng thanh nhiệt, nhưng khi sản xuất dưới dạng cao khô (chế phẩm Ampelop) thì thấy tác dụng của nó trên hai thể tỳ vị hư hàn và can khí phạm vị là tương đương nhau.
Đánh giá kết quả điều trị của HPmax trên 42 bệnh nhân loét HTT phân theo hai thể của YHCT là tỳ vị hư hàn và can khí phạm vị, chúng tôi nhận thấy: HPmax cho kết quả cắt cơn đau <7 ngày (loại A) của thể tỳ vị hư hàn là 27,3%, thấp thể can khí phạm vị là 40%, kết quả diệt HP của thể tỳ vị hư hàn (loại A) là 54,5%, thấp hơn của thể can khí phạm vị là 65%, kết quả liền sẹo của thể tỳ vị hư hàn (loại A) là 69,6%, của thể can khí phạm vị là 66,7%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Kết quả cho thấy HPmax có tác dụng đối với thể can khí phạm vị cao hơn thể tỳ vị hư hàn, liệu HPmax có tinh mát, dùng để điều trị thể can khí phạm vị là phù hợp? Xét về tổng thể và so sánh kết quả của hai thể cho thấy mặc dù có sự khác nhau, song sự khác biệt đó đều chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05), nghĩa là HPmax có tác dụng tương đồng trên cả trên hai thể. Phải chăng HPmax theo y học cổ truyền là có tính bình? mặc dù trong thành phần của HPmax có một số vị mang tính mát, thanh nhiệt; nhưng cũng có thể qua quá trình bào chế sản xuất, tính vị của nó có thể thay đổi. Vấn đề này cũng cần phải đi sâu nghiên cứu cả về bào chế sản
xuất và lâm sàng mới có câu trả lời chính xác. Trong nghiên cứu này chúng tôi đánh giá tác dụng của chế phẩm HPmax trên hai phương diện; tác dụng dược lý trên thực nghiệm và đánh giá tác dụng trên lâm sàng bằng các phương tiện kỹ thuật hiện đại, bước đầu có đánh giá theo y học cổ truyền. Tuy nhiên số lượng bệnh nhân chưa nhiều, phạm vi nghiên cứu còn hẹp. Do vậy để có câu trả lời, đánh giá chính xác hơn về tác dụng của HPmax đối với các thể phân theo YHCT, cần phải có những nghiên cứu tiếp theo với số lượng bệnh nhân nhiều hơn và đi sâu nghiên cứu HPmax tác dụng điều trị loét HTT theo từng thể bệnh YHCT.
KẾT LUẬN
1. Chế phẩm HPmax đường uống có tính an toàn cao:
- Trong nghiên cứu độc tính cấp trên chuột nhắt trắng theo đường uống của HPmax chưa thấy xuất hiện dấu hiệu bất thường ở tất cả các liều thử và liều dung nạp tối đa 25,2g/kg cao gấp 31,2 lần liều dự kiến dùng trên lâm sàng và chưa xác định được LD50.
- HPmax không làm thay đổi tình trạng chung cũng như các chỉ số huyết học, sinh hóa máu, hình thái đại thể và cấu trúc vi thể gan - thận thỏ sau 4 tuần uống thuốc liên tục và sau 2 tuần ngừng thuốc với liều 0,202g/kg tương đương liều dùng trên lâm sàng và liều1,010 g/kg cao gấp 5 lần liều dùng cho người.
2. HPmax có một số tác dụng sinh học theo hướng điều trị loét hành tá tràng và diệt HP trên thực nghiệm:
-HPmax có tác dụng chống loét tá tràng trên mô hình gây loét bằng cysteamin; có tác dụng giảm đau trên mô hình gây quặn đau bằng phương pháp tiêm màng bụng acid acetic với cả 2 liều 840mg/kg/ngày và 1680mg/kg/ngày; có tác dụng giảm thể tích dịch rỉ viêm trên mô hình gây viêm màng bụng chuột cống trắng ở liều 560mg/kg và có tác dụng chống viêm mạn tính, ở liều 840mg/kg; có tác dụng trung hòa acid bằng 10,7 % tác dụng của Maalox.
-HPmax có tác dụng diệt Helicobacter pylori in vitro với liều 6,7g/ml tạo vòng vô khuẩn có đường kính là: 12,8 ± 4,63 mm.
3. Tác dụng của HPmax trong điều trị loét hành tá tràng HP(+) trên lâm sàng: - HPmax có tác dụng tốt trong giảm đau, diệt HP và liền sẹo trên bệnh nhân loét hành tá tràng HP (+) cụ thể là:
bình là 61,9%, loại kém là 4,8% so với nhóm dùng OAC các tỷ lệ này lần lượt là 23,3%, 60,4% và 16,3%
+ HPmax có tác dụng diệt Helicobacter pylori đạt 59,5% so với nhóm dùng OAC là 69,8%.
+HPmax có tác dụng làm liền sẹo với tỷ lệ loại tốt là 68,2%, loại trung bình là 27,3%, loại kém là 4,5% so với nhóm dùng OAC các tỷ lệ này lần lượt là 71,1%, 24,4% và 4,5%
+Kết quả điều trị ở nhóm dùng HPmax tương đương với nhóm chứng dùng OAC (p>0,05).
- Tác dụng của HPmax theo phân thể bệnh YHCT:
+Kết quả giảm đau ở thể can khí phạm vị: đạt tỷ lệ tốt là 40,0%, loại trung bình là 55,0%, loại kém là 5% so với thể tỳ vị hư hàn các tỷ lệ này lần lượt là 27,3%, 68,2% và 4,5%
+Kết quả diệt HP thể can khí phạm vị là 65% cao hơn so với thể tỳ vị hư hàn là 54,5%.
+Kết quả liền sẹo ở loét ở thể can khí phạm vị: đạt tỷ lệ tốt là 66,7%, loại trung bình là 28,6%, loại kém là 4,7% so với thể tỳ vị hư hàn các tỷ lệ này lần lượt là 69,6%, 26% và 4,4%.
HPmax có khuynh hướng tốt hơn trên thể can khí phạm vị so với thể tỳ vị hư hàn, tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê. (p>0,05).
- HPmax có một số tác dụng không mong muốn trên lâm sàng như buồn nôn 4,8%, chán ăn, đi ngoài phân lỏng 2,4%. Các tác dụng phụ này ở mức độ nhẹ và tự hết sau 2-3 ngày.
KIẾN NGHỊ
Với những kết quả nghiên cứu đạt được của HPmax trên thực nghiệm và lâm sàng theo hướng điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng HP (+) chúng tôi kiến nghị:
- Có thể tiếp tục nghiên cứu phối hợp với các thuốc tân dược trong phác đồ điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng HP (+) để nhằm tăng hiệu quả điều trị trên lâm sàng.
- Để có những kết luận chính xác hơn về tác dụng của HPmax cần phải có những nghiên cứu lâm sàng với cỡ mẫu lớn hơn và cần tiến hành nghiên cứu thêm về tỷ lệ tái phát sau điều trị.
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN
1. Phạm Bá Tuyến, Nguyễn Trọng Thông, Đỗ Thị Phương, Vũ Thị Ngọc Thanh (2011), Nghiên cứu ảnh hưởng của HPmax đến cấu trúc và chức năng gan thận của thỏ thực nghiệm, Tạp chi nghiên cứu Y học, trường đại học y Hà Nội, số 5 (76), tr.6-12.
2. Phạm Bá Tuyến, Nguyễn Trọng Thông, Đỗ Thị Phương, Phan Văn Hoàn, Vũ Thị Ngọc Thanh, Nguyễn Phương Thanh (2012), Nghiên cứu tác dụng kháng Helicobacter Pylori và chống loét tá tràng của HPmax, Tạp chi nghiên cứu Y học, trường đại học y Hà Nội, 3C (80), tr. 109-115.
3. Phạm Bá Tuyến, Nguyễn Trọng Thông, Đỗ Thị Phương, Vũ Thị Ngọc Thanh (2012), Nghiên cứu ảnh hưởng của HPmax đến thể trạng chung và chức năng tạo máu của thỏ thực nghiệm, Tạp chí Dươc, số 436; tr.28-32
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Thị Thu Hồ (2004), Chẩn đoán và điều trị loét dạ dày-tá tràng. Bài giảng bệnh học nội khoa-Tập II – Trường Đại học Y Hà nội, tr 231-243.
2. Châu Ngọc Hoa (2012), Điều trị học nội khoa, trường Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh, Điều trị loét dạ dày tá tràng, Nhà xuất bản y học, tr 209-232.
3. Nguyễn Khánh Trạch, Phạm Thu Hồ (2008), Bài giảng nội khoa trường Đại học Y Hà Nội. Chẩn đoán và điều trị loét dạ dày tá tràng, Nhà xuất bản y học, tr 225- 235.
4. Tạ Long (2003). Bệnh lý dạ dày tá tràng và vi khuẩn Helicobacter pylori, Nhà xuất bản Y học, tr. 59-93.
5. Trịnh Tuấn Dũng (2000), Nghiên cứu hình thái học của loét dạ dày, Luận án tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
6. Lechago J., Genta R. M. (1996), Stomach and duodenum, Anderson’s Pathology, Mosby-year book.Inc, America, 2(10), pp. 1973-83.
7. Tytgat G. N. J. (1996), Gastritis, Stomach ‘96, Lectures in Gastric Diseases, pp. 53-61.
8. Carrilho C., Modcoicar P., Cunha L. et al. (2009), Prevalence of Helicobacter pylori infection, chronic gastritis, and intestinal metaplasia in Mozambican dyspeptic patients Virchows Archiv, An international journal of pathology, 454(2), pp. 153-60.
9. Goodman & Gilman’s (2001), The phamacological basis of therapeutic 10, pp. 975- 1025.
10. Graham D.Y. (1987), Peptic disease of the stomach and duodenum, Gastrointestinal endoscopy, Sivak, pp. 431-51.
11. Nguyễn Văn Thịnh và cộng sự (2011), Tình hình kháng thuốc của Helicobacter Pylori Tại bệnh viện Bưu điện Hà Nội từ 8/2006- 10/2008, Công trình nghiên cứu khoa học, đại hội lần thứ V hội tiêu hóa Hà Nội, tr. 56-64
12. Đồng thuận về chẩn đoán và điều trị Helicobacter pylori ở Việt Nam (2012). Hội nghị khoa học tiêu hóa Việt Nam, Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 6/ 2012.
13. Chen YH et al (2005). Comparison of esomeprazole- and omeprazole-based triple therapy regimens for duodenal ulcer with Helicobacter pylori infection. Gastrointest Endosc; 25(8): 1045-7
14. Trần Thúy (2011), Bài giảng y học cổ truyền, tập II. Trường đại học y Hà Nội, “Viêm loét dạ dày tá tràng”, Nhà xuất bản y học, tr. 87-91. 15. Viện nghiên cứu Y học dân tộc Thượng Hải (1993), Chữa bệnh nội khoa
bằng Y học cổ truyền Trung Quốc. Nhà xuất bản Thanh Hoá ; 52-56.
16. Khoa y học cổ truyền, trường đại học y hà nội(2006), chuyên đề nội khoa y học cổ truyền, Viêm loét dạ dày- tá tràng, Nhà xuất bản y học, tr 209- 213.
17. Trần Ngọc Bảo (2012), Bệnh học y học cổ truyền, Học viện Quân y, loét dạ dày- hành tá tràng, nhà xuất bản quân đội nhân dân, tr 146-153.
18. Nguyễn Quang quyền (2012), Giải phẫu học tập II, trường đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Tá tràng và tụy, Nhà xuất bản Y học, tr 119-130.
19. Trịnh Văn Minh (2007), Bộ môn giải phẫu trường đại học y Hà Nội, Bài giảng giải phẫu, Hệ tiêu hóa- dạ dày, Nhà xuất bản y học, tr. 208- 211 20. James M. (1994), The gastrointestinal tract, Saunders, Philadelphia 770- 77. 21. Bộ y tế, giải phẫu - sinh lý (2007), Nhà xuất bản y học, tr. 166- 168, 330- 331.
22. Bài giảng giải phẫu bệnh-Trường Đại học Y Hà nội (2000), Bệnh dạ dày, Nhà xuất bản y học, tr. 318-333.
23. Phùng Xuân Bình (2011), Sinh lý học, Tiêu hóa ở dạ dày, Nhà xuất bản y học, tr 236-244.
24. Nguyễn Ngọc Lanh (2008), Sinh lý bệnh học, nhà xuất bản y học, trang 370- 382.
25. Phạm Thị Minh Đức (2007), Bộ môn Sinh lý học - Trường Đại học Y Hà Nội, Sinh lý bộ máy tiêu hóa, Nhà xuất bản Y học, tr. 230-244. 26. Nguyễn Xuân Huyên (2003), Bệnh loét dạ dày tá tràng, Nhà xuất bản
Y học, tr. 5-10.
27. Trần Thiện Trung (2008), Bệnh dạ dày – tá tràng và nhiễm Helicobacter Pylori, Nhà xuất bản Y Học chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, tr.1.
28. Nguyễn Khánh Trạch (1996), Loét dạ dày - tá tràng, Bài giảng bệnh học nội khoa, Nhà xuất bản Y học 205-213.
29. Martin J, Blaser MD (1989), Campylobacter pylori in gastritics and peptic ulcer disease. Martin J, IGAKU-SHOIN NewYork – Tokyo ; 73-97.
30. Vaira D, Ali A, Gatta L, O’Morian (1998), Treatment in Helicobacter pylory 1998. The yeat in Helicobacter pylory ; 71-78.
31. Moran A. P., Wadstrom T. (1998), Pathogenesis of Helicobacter pylori, The Year in Helicobacter pylori, Lippincott William & Wilkins, 14 (Supp1.1), pp. S9-12.
32. Bamford KB, Andersen L. Host response. Cur Opin Gastroenterol 1997, 13 (Suppl 1): 25-30.
33. Wadrtrom T. An update on Helicobacter pylori (1995). Cur Opin Gastroenterol, 11:69-75.
34. Nedrud JG, Czinn SJ. Helicobacter pylori (1997). Cur Opin Gastroenterol, 13: 71-78.
35. Mc Coll KEL. El-Omar E, Gillen D, Banerjee S. The role of Helicobacter pylori in the pathophysiology of duodenal ulcer disease and gastric cancer (1997). Seminars in Gastrointestinal Disease, 3: 142-155.
36. Rudnicka W, Andersen LP. Inflammation and host response (1999). Cur Opin Gastroenterol, 15 (Suppl 1): S17-S21.
37. Gisbert JP et al (2005). Esomeprazole-based therapy in Helicobacter pylori eradication: any effect by increasing the dose of esomeprazole or prolonging the treatment?. Am. J. Gastroenterol; 100(9); 1935-1940. 38. Borody TJ, Brandl S, Adews P, Jankiewicz E, Ostapowicz N et al