Triệu chứng lâm sàng của 2 nhóm bệnh nhân

Một phần của tài liệu nghiên cứu tác dụng của chế phẩm hpmax trong điều tri loét hành tá tràng có helicobacter pylori (Trang 109 - 111)

Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân loét HTT thường không điển hình hoặc không rõ ràng (asymptomatic), đặc biệt ở những bệnh nhân loét HTT mà căn nguyên do sử dụng thuốc NSAIDs hoặc sử dụng Aspirin [143], [145]. Các triệu chứng nổi trội hơn cả thường là dấu hiệu đau vùng thường vị, thường

xảy ra lúc đói, sau ăn từ 3 - 5 giờ và khi sử dụng các thuốc chống acid, thuốc bao phủ niêm mạc... thì có thể giảm cơn đau.

Bảng 3.28 đã trình bày về đặc điểm lâm sàng của hai nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu. Các dấu hiệu lâm sàng điển hình như: Đau thượng vị, ợ hơi - ợ chua, chậm tiêu... chiếm tỷ lệ cao trong cả 2 nhóm, trong đó tỷ lệ đau vùng thượng vị và ợ hơi, ợ chua của 2 nhóm nghiên cứu đều đạt: 100%. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy: Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) về triệu chứng lâm sàng của 2 nhóm nghiên cứu.

Trong nghiên cứu của chúng tôi khi điều tra về triệu chứng lâm sàng đều phải thông qua hỏi bệnh và khám lâm sàng (thăm khám bụng). Triệu chứng đau vùng thượng vị phần lớn đều được điều tra khi hỏi bệnh và bệnh nhân đều trả lời có các triệu chứng này trước khi tiến hành nội soi. Thống kê trên thế giới thấy rằng dấu hiệu thực thể trên lâm sàng thông qua thăm khám bụng cho bệnh nhân loét HTT thường rất nghèo nàn và chỉ phát hiện khoảng 20% trong tổng số bệnh nhân có loét HTT [146]. Do vậy, nội soi dạ dày tá tràng đóng vai trò quan trọng, giúp chẩn đoán cho các trường hợp loét không có triệu chứng hay còn gọi là “loét câm”.

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 7/42 bệnh nhân (16,7%) ở nhóm 1 và 7/43 bệnh nhân (16,3%) ở nhóm 2 có triệu chứng buồn nôn và nôn. Mặc dù tỷ lệ này chiếm không cao so với những triệu chứng khác, nhưng rất có giá trị. Các nghiên cứu trên thế giới cho biết những bệnh nhân thường có các biến chứng do loét gây nên, hoặc xuất hiện loét cấp tính do các tác nhân gây nên

[143], [145]. Qua điều tra bệnh sử ở 14 bệnh nhân (cả 2 nhóm), chúng tôi thấy rằng: Phần lớn bệnh nhân là nam giới, có 10/14 bệnh nhân có tiền sử uống rượu nhiều và 4/14 bệnh nhân có sử dụng thuốc NSAIDs...

Nghiên cứu của các tác giả khác cũng thấy rằng: Triệu chứng lâm sàng của loét HTT thường không điển hình và cũng dễ lầm lẫn sang các bệnh lý khác [135], [142]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Xuyên trên bệnh nhân loét HTT sử dụng phác đồ thuốc LAM và phác đồ RAM đều thấy rằng: 100% bệnh nhân đều có đau âm ỉ vùng thượng vị. Triệu chứng ợ hơi, ợ chua của bệnh nhân sử dụng phác đồ LAM là 96,2%, phác đồ RAM là: 98,1%.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tác dụng của chế phẩm hpmax trong điều tri loét hành tá tràng có helicobacter pylori (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)