-
3.3.9. Giải pháp kết hợp phát triển trồng chè và ngành du lịch
Giải pháp gắn sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè với du lịch sinh thái, du lịch làng nghề. Dự báo trong 10-20 năm tới sẽ là vùng sinh thái nông nghiệp đẹp, với vùng sản xuất lúa gạo, chè nằm cạnh khu du lịch hồ Núi Cốc và khu thủ đô gió ngàn. Tùy thuộc vào nhu cầu khách du lịch sẽ thúc đẩy các tua du lịch: thăm quan các danh lam thắng cảnh, tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc, chế biến hay tự tay chế biến chè, thưởng thức hương vị chè ngay tại nơi sản xuất, mua những sản phẩm chè ngay trên các tua tuyến du lịch vùng chè làm kỷ niệm cho các chuyến đi…
Đáp ứng yêu cầu tự nhiên ở các xã trồng chè nằm trên 3 tua du lịch của Đại Từ đi qua, xây dựng hệ thống giao thông vận tải thuận lợi, xây dựng chăm sóc các nương chè đẹp, tạo không gian sinh thái nông nghiệp để thu hút khách du lịch. Tại các địa điểm đó xây dựng các cụm chế biến nhỏ, các nhà trưng bày sản phẩm vừa thu hút khách nghỉ ngơi, uống chè vừa giới thiệu và bán sản phẩm, các dụng cụ chè độc đáo mang tính bản địa và bán các loại sản phẩm nông nghiệp độc đáo khác của Đại Từ. Dự kiến xây dựng trung tâm du lịch và giới thiệu sản phẩm ở các xã: Cát Nê, Phú Thịnh, thị trấn quân Chu. Trồng chè kết hợp với kỹ thuật tạo cảnh sẽ hình thành khu du lịch sinh thái. Khách du lịch vừa được ngắm những đồi chè vừa được thưởng thức chè ngay tại chỗ. Đây là loại hình phát triển khá phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay.
Tiểu kết chƣơng 3
Thực trạng sản xuất chè trên địa bàn huyện Đại Từ đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển nền kinh tế - xã hội của địa phương, của tỉnh và của cả đất nước. Mặc dù, trong quá trình sản xuất chè Đại Từ đã áp dụng khoa học kĩ thuật hiện đại, đầu tư thâm canh, chuyển đổi cơ cấu giống trồng, nâng cấp cơ sở hạ tầng,…nhưng kết quả đạt được chưa cao, chất lượng chè chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chưa tương xứng với tiềm năng của huyện và còn ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.
Với mục tiêu phát triển vùng chè chất lượng cao, đa dạng sản phẩm, trở thành vùng chè lớn, có hiệu quả kinh tế cao, giải quyết vấn đề việc làm, tăng thu nhập, đời sống người dân ổn định, bảo vệ môi trường, phát triển du lịch văn hóa làng nghề, du lịch sinh thái,…
Trên cơ sở thực trạng trên, đề tài đã đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè trên địa bàn huyện Đại Từ. Đề tài tập trung vào các giải pháp: Thị trường tiêu thụ, quy hoạch vùng nguyên liệu, đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng, tăng cường vốn đầu tư, khuyến nông, khoa học - công nghệ, nguồn nhân lực, môi trường - sản xuất chè an toàn, và giải pháp kết hợp phát triển trồng chè và ngành du lịch.
VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Đại Từ huyện của tỉnh Thái Nguyên -
. Do đó, cây chè trong những năm qua đã được người dân trong huyện chú trọng đầu tư phát triển,
, T , góp phần vào tăng
tưởng kinh tế tỉnh nói chung và của huyện nói riêng.
Nhận thấy giá trị kinh của cây chè đem lại, các hộ dân không ngừng mở rộng diện tích, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chè, người dân có công ăn, việc làm, đời sống được cải thiện, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn, thị trường xuất khẩu chè của huyện Đại Từ không ngừng mở rộng.
Nhìn chung trong những năm qua sản xuất chè của huyện Đại Từ nói chung và hộ sản xuất kinh doanh chè với quy mô nhỏ của huyện nói riêng đã đạt được những bước phát triển cả về số lượng và chất lượng.
Có thể khẳng định cây chè là cây kinh tế mũi nhọn trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng của huyện Đại Từ. Vì vậy, trong những năm tới cần phải đầu tư phát triển cây chè bằng những giải pháp nêu trên để cây chè thực sự trở thành cây kinh tế mũi nhọn của huyện.
Tuy nhiên sản xuất chè của huyện còn gặp nhiều khó khăn:
- Về sản xuất: Diện tích, năng suất và sản lượng chè của huyện Đại Từ đều tăng qua các năm. Tuy nhiên, diện tích chè còn phân tán không tập trung, nhiều diện tích cho năng suất kém. Chè được các hộ sản xuất ra đại trà, chè sạch, chè an toàn còn hạn chế. Người dân còn lạm dụng phân vô cơ và thuốc trừ sâu làm ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe, đồng thời làm ảnh hưởng đến chất lượng và tuổi thọ các nương chè trong tương lai. Chưa có hệ thống quản lý chất lượng, việc sản xuất chỉ mang tính hộ gia đình.
- Về chế biến: Tuy hầu hết các hộ đều sao chè bằng tôn nhưng các máy móc này còn thiếu đồng bộ, chưa đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật. Khâu vệ sinh trong chế biến chưa đảm bảo, quy mô chế biến nhỏ theo tính chất hộ gia đình. Chất lượng chế biến chè chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
- Về tiêu thụ: Tuy việc tiêu thụ không gặp nhiều khó khăn song chưa có mạng lưới tiêu thụ ổn định. Đa số tiêu thụ tại nhà và tiêu thụ tại chợ địa phương. Giá cả sản phẩm bấp bênh, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Mẫu mã bao bì sản phẩm chưa được đầu tư.
2. Kiến nghị
- Đối với Sở Nông nghiệp và PTNT: Đào tạo và bồi dưỡng các cán bộ khuyến nông về chè. Khuyến khích các cán bộ khuyến nông đi về những địa phương xa trung tâm để hướng dẫn người dân làm chè giỏi bằng những chính sách đãi ngộ hợp lý. Đưa ra những biện pháp kinh tế kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất chè.
- Đối với tỉnh: Cần có sự quan tâm đầu tư hơn nữa đối với ngành chè Thái Nguyên nói chung và đối với ngành chè huyện Đại Từ nói riêng, luôn coi đây là thế mạnh của tỉnh để có hướng ưu tiên phát triển. Hỗ trợ sản xuất và chế biến chè, mở các lớp phòng trừ dịch hại để người dân đi tập huấn, hỗ trợ tôn quay INOX thay thế tôn quay cũ, khuyến khích các doanh nghiệp chế biến chè tăng công suất chế biến để thu gom chè nguyên liệu từ người dân địa phương bằng cách bao tiêu một phần đầu ra.
- Đối với hộ nông dân: Cần mạnh dạn hơn đưa ra những ý kiến đề xuất kịp thời những vấn đề cấp thiết với các cấp chính quyền. Phải có nghĩa vụ và trách nhiệm sản xuất, chế biến theo đúng quy trình kỹ thuật đã được cán bộ khuyến nông hướng dẫn. Giảm lượng thuốc BVTV tới mức tối thiểu và chỉ dùng khi chè thực sự có sâu bệnh theo đúng liều lượng quy định. Kết hợp chặt chẽ với doanh nghiệp để đôi bên cùng có lợi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
n
.
2. Báo cáo đề tài khoa học (2002), Ứng dụng kỹ thuật GIS đánh giá tiềm năng tự nhiên đất trồng chè huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Chủ nhiệm đề tài: TS. Lương Văn Hinh, trường Đại học Nông lâm, Thái Nguyên.
2008.
4. Báo cáo tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008-2012.
2010.
6. Báo cáo về chất lượng và an toàn trong sản xuất chè tỉnh Thái Nguyên năm 2012 7. Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi
mới, Nhà xuất bản thống kê.
- .
-
. 11. Đề án phát triển chè tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008-2012
.
13. Nguyễn Ngọc Hoa (2011), Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè của nông hộ trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
, Lu . . 16. . 1997- . 18 - tranh xuất
khẩu và phát triển, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.
.
.
21. Niên giám Thống kê 2008-2012.
22. PGS. ), (2004), Gi . 23. . 24. Phong i.
25. Quy hoạch phát triển cây chè huyện Đại Từ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
26. Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
27 , Nguyễn Kim Phong (1997), Cây chè Việt Nam, NXB nông nghiệp Hà Nội.
28. PGS. -
- -
- .
30. Quyết định số 2214 /QĐ - UBND tỉnh Thái Nguyên ngày 21 tháng 08 năm 2011 về việc Phê duyệt Đề án nâng cao năng lực sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2011-2015.
31.Nguyễn Tá (2011), Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất, chất lượng một số giống chè nhập nội và biện pháp bón phân qua lá cho giống chè có triển vọng tại xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp.
(1988- -1998. - . 34. . 35. Trần Đức Vui (2007), Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý ngành chè Việt
PHỤ LỤC
Đồi chè huyện Đại Từ
Hoa chè
Kĩ thuật sản xuất chè