Thực trạng tiêu thụ chè của huyện Đại Từ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ngành sản xuất chè trên địa bàn Huyện Đại Từ Tỉnh Thái Nguyên (Trang 74 - 76)

-

2.3.2. Thực trạng tiêu thụ chè của huyện Đại Từ

Đối với các tỉnh có nghề trồng và chế biến chè, thị trường có tính chất quyết định sự tồn tại và phát triển của ngành chè. Do đó, trong suốt quá trình phát triển nghề sản xuất và chế biến chè, huyện Đại Từ luôn chú trọng thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế.

2.3.2.1. Thị trường trong nước

Theo Hiệp hội chè Việt Nam: Hiện nay, tiêu thụ chè trong nước rất đa dạng và phong phú về chủng loại. Sản phẩm chè nội tiêu thụ khoảng 37 nghìn tấn/năm, chiếm khoảng 32% tổng sản lượng, mức tiêu thụ bình quân đầu người khoảng 0,36kg/người/năm (thấp so với các nước khác)

Do đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của từng vùng khác nhau mà hình thức và mức tiêu dùng cũng khác nhau.

Đại Từ là một tỉnh có truyền thống sản xuất chè. Thị trường khá rộng, sản phẩm chè không chỉ tham gia mạnh mẽ vào thị trường chè nội địa mà còn có thị trường xuất khẩu khá rộng. Do thiên nhiên ưu đãi, chè được tập trung gần như ở tất cả các xã của huyện và gần như cả năm cho thu hái. Sau khi được chế biến thành trà thành phẩm đa phần được đưa đến các chợ đầu mối bán phục vụ khách chuyên kinh doanh chè trong và ngoài tỉnh Thái Nguyên.

Chè tiêu thụ nội địa chủ yếu là chè xanh chế biến bằng phương pháp thủ công, giá bán tương đối ổn định. Hiện nay đã có những loại chè đặc sản, cao

cấp như chè La bằng, chè Quân Chu, chè Hà Thượng…Tuy nhiên, khối lượng còn ít chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường. Thị trường tiêu thụ chính là trong tỉnh, Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Chè Đại Từ hiện nay đã có mặt khắp các tỉnh trong cả nước, với sản phẩm chính là chè xanh và chè xanh đặc sản, chè ướp hương đóng gói hay đóng hộp phục vụ nhu cầu hàng ngày của người dân.

2.3.2.2. Thị trường nước ngoài

Giá chè trên thị trường thế giới đang có xu hướng giảm nhanh trong những năm gần đây do lượng cung ứng trên thị trường vượt quá nhu cầu tiêu thụ, nên thị trường chè có xu hướng dư thừa. Đại Từ không chỉ tham gia vào thị trường xuất khẩu của tỉnh mà thị trường nội địa cũng khá rộng. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là chè đen. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc, Đài Loan, Pakistan, Ấn Độ…

2.3.2.3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm chè

Mặc dù đã có bước tiến nhanh về diện tích, sản lượng, chất lượng, nhưng chúng ta phải thừa nhận một thực tế rằng sự phát triển của cây chè trong những năm qua chưa thực sự bền vững và ổn định. Chè Đại Từ tuy nổi tiếng cả tỉnh cũng như cả nước, dù được tiêu thụ mạnh nhưng giá cả quá thấp. Giá chè xuất khẩu của Đại Từ nói riêng cũng như của tỉnh Thái Nguyên nói chung thấp nhất thế giới. Bởi sản phẩm chè của Việt Nam nói chung và của Thái Nguyên, Đại Từ nói riêng còn đơn giản về chủng loại, mẫu mã, chưa có nhiều sản phẩm đặc biệt cao cấp, giá trị sản xuất còn thấp. Thị trường xuất khẩu chưa chủ động, chủ yếu là tiêu thụ trong nước. Công tác xúc tiến thương mại chưa được quan tâm đúng mức, chưa phát huy được thế mạnh của chè Đại Từ gắn với văn hóa chè để phát huy bản sắc truyền thống.

Người trồng chè hiện nay đã ý thức được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng. Bên cạnh đó, các đơn vị chế biến cũng đã chú trọng, tăng cường hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật canh tác khoa học cho người sản xuất chè nhằm nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ngành sản xuất chè trên địa bàn Huyện Đại Từ Tỉnh Thái Nguyên (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)