Thực trạng sản xuất tiêu thụ sản phẩm chè của huyện Đại Từ tỉnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ngành sản xuất chè trên địa bàn Huyện Đại Từ Tỉnh Thái Nguyên (Trang 53 - 74)

-

2.3. Thực trạng sản xuất tiêu thụ sản phẩm chè của huyện Đại Từ tỉnh

Thái Nguyên

2.3.1. Thực trạng sản xuất chè huyện Đại Từ

2.3.1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng chè Đại Từ

đã trở thành một trong những cây trồng chủ lực, có sự tăng lên đáng kể cả về diện tích, năng suất và sản lượng.

* Diện tích

Đại Từ là huyện có diện tích trồng chè lớn nhất của tỉnh Thái Nguyên. Huyện có 31 xã, thị trấn, trong đó có 30 xã, thị trấn trồng chè.

Giai đoạn 2005-2012, tổng diện tích và di đều tăng (từ 4.871 ha lên 6.389 ha, và 4.346 ha lên 5.791 ha), tốc độ tăng là 1,31 và 1, 33 lần. Trong giai đoạn trên diện tích thâm canh có xu hướng mở rộng hơn, bằng cách áp dụng khoa học kỹ thuật để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm chè. Tốc độ tăng cả giai đoạn của tổng diện tích là 4,17%/năm, diện tích thâm canh tăng 4,35%/năm. So với giai đoạn 2000-2005, giai đoạn này tốc độ mở rộng diện tích chậm hơn, còn diện tích chè thu hoạch chiếm tới trên 90% tổng diện tích chè và cũng tăng nhanh nhưng không ổn định (bảng 2.4, hình 2.5).

Bảng 2.4: Diện tích trồng chè huyện Đại Từ giai đoạn 2005-2012

Tiêu mục 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng diện tích (ha) 4.871 5.028 5.098 5.152 5.196 6.305 6.363 6.389

Diện tích

thâm canh (ha) 4.346 4.623 4.743 4.900 4.900 5.788 5.774 5.791 Tổng diện tích (%) 100 103,2 104,7 105,8 106,7 129,4 130,6 131,2

Diện tích thâm

canh (%) 100 106,4 109,1 112,7 112,7 133,2 132,9 133,2

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đại Từ)

Về tình hình biến động diện tích: Nhìn chung c

không ổn định. Biến động mạnh : Phú Lạc, Tân Linh, Yên lãng, Lục Ba, thị trấn Quân Chu,…Một số xã có sự biến động không lớn như: Phục Linh, Cù Vân, An Khánh, Ký Phú...(hình 2.5).

Nguyên nhân do ở giai đoạn trước, diện tích đất đồi núi chưa sử dụng còn nhiều, nên việc phát triển, mở rộng diện tích trồng chè

, phù hợp, thuận lợi cho trồng chè về cơ bản đã sử dụng hết, do đó nên tập trung đầu tư vào trồng thay thế các giống mới nội nhập có năng suất ổn định, chất lượng cao trên những diện tích chè già cỗi, năng suất thấp.

* Về năng suất

Cùng với sự mở rộng về diện tích thì năng suất chè của huyện trong giai đoạn 2005-2012 có xu hướng tăng lên đáng kể, năm sau cao hơn năm trước. Năng suất chè từ 86 tạ/ha (2005) tăng lên 102,95 tạ/ha (2012), tăng 1,20 lần

Tình hình biến động năng suất ở các xã có sự biến động không lớn, có xu hướng tăng trong những năm gần đây, 30/31 xã đều cho năng suất cao. Tốc độ tăng cả giai đoạn 2005-2012 là 2,61 %/năm (bảng 2.5, hình 2.6).

Bảng 2.5: Năng suất, sản lƣợng chè huyện Đại Từ giai đoạn 2005-2012

Tiêu mục 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Năng suất (tạ/ha) 86,00 89,02 91,13 94,13 99,02 102,00 102,45 102,95 Sản lƣợng (tấn) 37.376 41.154 43.222 46.194 48.520 59.262 59.705 59.735 Năng suất (%) 100 103,5 106 109,5 115,1 118,6 119,1 119,7 Sản lƣợng (%) 100 110,1 115,6 123,6 129,8 158,6 159,7 159,8

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đại Từ)

Nguyên nhân là do trong những năm vừa qua Đại Từ được sự quan tâm, chỉ đạo, đầu tư của UBND huyện và tỉnh, nhiều chương trình, dự án phát triển chè đã được thực hiện, diện tích tăng, đẩy mạnh việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong thâm canh, cải tạo và trồng mới chè; nhiều mô hình ứng dụng giống mới, khoa học kỹ thuật mới được xây dựng thành công; chú trọng công tác đào tạo tập huấn kỹ thuật cho các hộ nông dân làm chè.

Tuy nhiên so với mặt bằng chung của toàn tỉnh, mức độ tăng vẫn còn thấp. Năm 2012, năng suất chè búp tươi bình quân của Đại Từ đạt 102,95 tạ/ha, tốc độ tăng bình quân đạt 2,61%/năm, đứng thứ 3 trong tỉnh Thái Nguyên (sau thành phố Thái Nguyên và huyện Đồng Hỷ), (mức tăng năng suất của tỉnh là 10%/năm, của huyện Đồng Hỷ trên 7%/năm).

* Về sản lượng

Giai đoạn 2005-2012, nhìn chung sản lượng có tốc độ tăng nhanh và không đều (năm 2005 là 37.376 tấn, đến năm 2012 là 59.735 tấn). Tốc độ tăng trung bình cả giai đoạn là 7,14%. Dự kiến sản lượng chè búp tươi của huyện đến năm 2015 sẽ đạt 63.600 tấn.

Tình hình biến động ở các xã có sự khác nhau. Một số xã có sự biến động lớn như: Tân Linh, Quân Chu… Một số xã có sự biến động ít như: Ký Phú, Cù Vân, An Khánh…(bảng 2.5, hình 2.7).

Sản lượng chè của Đại Từ trong những năm vừa qua tăng là do diện tích tăng, năng suất tăng, cơ cấu cây trồng có sự thay đổi, chủ yếu là trồng bằng các giống chè mới có năng suất cao, chất lượng tốt và áp dụng nhiều quy trình thâm canh mới đã phát huy hiệu quả. Đặc biệt thị trường chè xanh Thái Nguyên trong thời gian qua được mở rộng, đã tạo động lực cho sản xuất chè phát triển, trong đó hai khâu quan trọng góp phần nâng cao năng suất là áp dụng rộng rãi quy trình mới và mức đầu tư thâm canh được áp dụng rộng rãi.

Tuy nhiên, so với mức tăng trưởng trung bình chung về sản lượng của tỉnh,

tốc độ tăng v (tốc độ tăng trưởng

sản lượng của huyện là 7,14%/năm, của tỉnh khoảng trên 14%/năm).

Sản lượng chè của Đại Từ thấp hơn tốc độ tăng trung bình chung toàn tỉnh Thái Nguyên là do ở các huyện khác, tốc độ tăng về diện tích chè cho thu hoạch búp cao hơn. Mặt khác, tốc độ tăng năng suất trung bình toàn tỉnh cao gấp đôi so với tốc độ tăng năng suất của huyện. Nguyên nhân dẫn đến năng suất trung bình chung toàn tỉnh tăng cao chủ yếu xuất phát từ thành phố Thái Nguyên và huyện Đồng Hỷ có mức độ đầu tư thâm canh chè rất cao.

Hình 2.8: Biểu đồ tốc độ tăng về diện tích, năng suất sản lƣợng chè Đại Từ giai đoạn 2005-2012

Qua bản đồ và biểu đồ trên có thể thấy:

Giai đoạn 2005 - 2010: Diện tích, năng suất và sản lượng chè của Đại Từ đều có xu hướng tăng nhanh. Giá trị sản lượng cao hơn diện tích và năng suất kể cả giá trị tinh và giá trị thô. Vì giai đoạn này đất đai còn nhiều, đặc biệt là diện tích đất đồi núi chưa sử dụng hết nên khả năng mở rộng diện tích thuận lợi hơn. Bên cạnh đó trong những năm vừa qua Đại Từ được sự đầu tư của tỉnh, của huyện và nhiều chương trình, dự án phát triển chè được thực hiện, nhiều giống mới cho chất lượng, năng suất cao được đưa vào sản xuất nên năng suất và sản lượng đều tăng nhanh. Diện tích tăng, năng suất tăng, cơ cấu cây trồng có sự thay đổi, mức đầu tư thâm canh được áp dụng trên diện rộng, người dân phấn khởi hăng hái sản xuất, thị trường được mở rộng nên sản lượng chè của huyện có mức tăng nhanh hơn so với diện tích và năng suất. Giai đoạn 2010 - 2012: Diện tích, năng suất và sản lượng chè của huyện lại có xu hướng tăng chậm. Theo quy hoạch phát triển chè của huyện, giai đoạn này chuyển mục đích sử dụng, xu hướng sẽ ổn định diện tích chè. Vì càng giai đoạn về sau diện tích đất tốt có khả năng trồng chè được gần như đã được sử dụng hết, phần diện tích còn lại được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, nên diện tích có xu hướng tăng chậm so với giai đoạn trước. Do vậy, Đại Từ

100 103.2 106.7 131.2 100 106.4 109.1 112.7 100 115.1 119.7 100 110.1 115.6 123.6 129.8 159.8 104.7 105.8 129.4 130.6 133.2 112.7 133.2 132.9 118.6 119.1 103.5 106 109.5 159.7 158.6 100 120 140 160 180 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Năm % Tổng diện tích Diện tích thâm canh Năng suất Sản lượng

đã tập trung vào các giống mới có năng suất ổn định, chất lượng cao (TRI777, LDP1, Keo Am Tích...) để thay thế cho những diện tích chè già, năng suất thấp (Trung Du), đầu tư thâm canh theo quy trình mới, đảm bảo nguyên liệu an toàn.

Giai đoạn 2009-2010: Diện tích, sản lượng chè của Đại Từ có sự biến động lớn.

Về diện tích: Tổng diện tích trồng chè và diện tích thâm canh chè của huyện đều tăng nhanh. Năm 2009 tổng diện tích là 5196 ha (106,7%) đến năm 2010 đạt 6305 ha (129,4%). Diện tích thâm canh tương ứng là 4900 ha (112,7%), 5788 ha (133,2%).

Về sản lượng: tăng nhanh hơn so với diện tích và năng suất. Năm 2009

sản lượng chè của huyện là 48520 tấn (129,8%) đến năm 2010 đạt 59262 tấn (158,6%).

Giai đoạn 2009 - 2010 có sự biến động lớn vì diện tích được mở rộng nhiều hơn (1109 ha), đặc biệt là diện tích thâm canh tăng mạnh hơn nhiều so với giai đoạn trước và sau giai đoạn 2009 - 2010 (tăng 888 ha), việc đầu tư áp dụng khoa học kĩ thuật trong thâm canh, cải tạo, trồng mới được xây dựng thành công, công tác đào tạo tập huấn được chú trọng, trình độ thâm canh người dân được nâng cao nên cả diện tích, sản lượng và năng suất đều tăng đột biến.

2.3.1.2. Cơ cấu giống chè

Trên địa bàn huyện, diện tích chè giống Trung Du trồng bằng hạt vẫn chiếm ưu thế với diện tích nhiều nhất: 4259 ha, các giống mới 2029,74 ha chiếm 32,27% (tỷ lệ giống cả nước là 51%, Thái Nguyên là trên 33%).

Giống chè mới được trồng tại Đại Từ chủ yếu là giống LDP1, TRI777, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên, Keo Am Tích, Bát Tiên và các giống khác (PH8, PH9…)

Qua nghiên cứu và tìm hiểu về các giống chè cho thấy rằng, các giống Kim Tuyên, Bát Tiên, Keo Am Tích, Phúc Vân Tiên tập trung vào một số

vùng sản xuất chè chất lượng cao tại các xã La Bằng, Phú Thịnh, Hùng Sơn. Đây là những giống chè mới, có năng suất ổn định, đặc biệt là chất lượng khá. Tuy nhiên do mỗi giống có những đặc điểm sinh vật học khác nhau. Vì vậy nghiên cứu, cần xác định các ưu và nhược điểm của giống nhằm đề xuất các biện pháp kỹ thuật phù hợp và mở rộng diện tích các giống chè mới cho những vùng sinh thái khác nhau. Nhờ vậy, tổng diện tích chè, diện tích thâm canh đều tăng. Đại Từ vẫn là huyện có diện tích trồng chè lớn nhất trong tỉnh.

Bảng 2.6: Diện tích và sự phân bố các giống chè ở huyện Đại Từ năm 2012

Tên giống Diện tích (ha) Phân bố chủ yếu

Tổng diện tích 6289 Trên toàn huyện

- Trung Du 4259 Trên toàn huyện

- Giống mới 2029,74 Trên toàn huyện

+ TRI777 164,72 Trên toàn huyện

+ LDP1 916,42 Trên toàn huyện

+ Keo Am Tích 22,26 La Bằng, Hùng Sơn, Phú Xuyên + Phúc Vân Tiên 413,95 Trên toàn huyện

+ Kim Tuyên 434,13 Trên toàn huyện

+ Bát Tiên 45,90 La Bằng, Phú Cường, Tiên Hội, Hùng Sơn

+ Các giống khác 32,36 La Bằng, Phú Cường, Hùng Sơn

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Đại Từ)

Ngoài ra, huyện Đại Từ còn xây dựng mô hình thâm canh chè chất lượng cao tại 4 xã: Phú Cường, Phú Thịnh, La Bằng, Hoàng Nông với quy mô trồng mới trồng lại 50 ha chè bằng giống LDP1 và thâm canh 100 ha chè trung du. Cùng với đó, huyện cũng triển khai thực hiện dự án xây dựng mô

hình trồng chè giống mới bằng các giống chè nhập nội, từng bước hình thành vùng nguyên liệu phục vụ chè Ô Long tại 2 xã Hùng Sơn và La Bằng với quy mô 5 ha chè bằng giống Kim Tuyên.

Không những chỉ cung cấp các sản phẩm chè chất lượng cao, huyện Đại Từ còn triển khai thực hiện mô hình sản xuất thử giống chè PH8, PH9, tại xã Hùng Sơn với quy mô 3 ha.

Để từng bước triển khai xây dựng quy hoạch vùng chè nguyên liệu, chè đặc sản Đại Từ đã thực hiện tốt các dự án xây dựng hạ tầng giao thông, thủy lợi vùng chè, mở rộng diện tích chè, chủ động nước tưới và nâng cao năng suất, chất lượng, sản lượng chè.

Nhờ có sự đầu tư thích đáng, ứng dụng KHKT vào sản xuất, thâm canh, chế biến chè nên Đại Từ đã hình thành nhiều vùng sản xuất có sản phẩm chè đặc sản thơm ngon nổi tiếng trong và ngoài tỉnh như chè La Bằng, Hoàng Nông, Hùng Sơn, Quân Chu…chuyên sản xuất những loại chè có uy tín và giá trị kinh tế cao. Việc thu hút đầu tư vào dự án “sản xuất và chế biến chè sạch” là một trong những ưu tiên hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của huyện Đại Từ hiện nay.

Với 30 xã, thị trấn trồng chè, những năm qua huyện Đại Từ luôn quyết tâm thực hiện việc xây dựng vùng sản xuất chè chất lượng cao, nâng cao chất lượng chế biến chè, quan tâm đến thị trường tiêu thụ và xây dựng thương hiệu chè, đầu tư về thủy lợi phục vụ phát triển chè, về vốn và cơ chế chính sách khuyến khích, phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chè…Trên cơ sở đó, sản xuất chè của huyện đạt hiệu quả khá cao, hàng năm đều đạt và đạt chỉ tiêu đề ra cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Công tác chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến và bảo quản được triển khai đồng bộ, mẫu mã bao bì đóng gói sản phẩm chè đã có những thay đổi tích cực, công tác tuyên truyền, quảng bá giới thiệu sản phẩm chè đã được quan tâm…góp phần đưa cây chè trở thành cây mũi nhọn trong phát triển kinh tế của huyện.

Theo quy hoạch phát triển chè của huyện Đại Từ đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, vẫn tập trung vào các giống mới như Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, LDP1, TRI777, Keo Am Tích, Bát Tiên, PH10, PH8 (các giống này đều đã được trồng trong sản xuất chè tại huyện Đại Từ). Ngược lại giống Trung Du có xu hướng giảm.

Bảng 2.7: Diện tích, năng suất, sản lƣợng chè phân theo cơ cấu giống

Loại giống Tiêu mục 2015 2020 Diện tích (ha) Tỷ lệ diện tích (%) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (tấn) Diện tích (ha) Tỷ lệ diện tích (%) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (tấn) Tổng diện tích DT chè kinh doanh Tổng diện tích DT chè kinh doanh Trung Du 2.900 2.900 49,8 121 35.210 2.051 2.051 35,2 132 27.061 Giống mới 2.920 2.056 50,2 106 21.790 3.769 3.769 64,8 145 54.589 Tổng 5.820 4.956 100,0 115 57.000 5.820 5.820 100,0 140 81.650

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đại Từ)

Giai đoạn 2011-2015, chuyển mục đích sử dụng (giảm so với năm 2010), trồng mới 134 ha ở những vị trí có lợi thế. Đến năm 2015 ổn định diện tích chè là 5.820 ha, nâng cao diện tích trồng bằng giống chè mới chiếm khoảng 50% diện tích (2.920 ha), diện tích chè Trung Du trồng hạt chiếm khoảng 50% (2.900 ha), đầu tư thâm canh theo quy trình mới, đảm bảo nguyên liệu an toàn, năng suất bình quân 11,5 tấn/ha, sản lượng đạt 57.000 tấn (11.400 tấn chè khô), giá trị sản phẩm đạt 1.217.073 triệu VNĐ (tương ứng giá trị thu nhập trên 1 ha chè 209 triệu VNĐ)

Giai đoạn 2016-2020: Giữ ổn định diện tích chè ở mức 5.820 ha, trồng thay thế 849 ha diện tích chè Trung Du già cỗi, bằng giống mới cho năng suất cao. Đến năm 2020, nâng tỷ lệ diện tích chè giống mới chiếm khoảng 65%tổng diện tích (3.769 ha), diện tích chè Trung Du ổn định khoảng 35% (2.051 ha); đầu tư thâm canh theo quy trình mới, đảm bảo nguyên liệu an toàn, năng suất bình quân 14 tấn/ha, sản lượng đạt 81.650 tấn búp tươi (tương

đương với 16.330 tấn chè khô), giá trị thu nhập sản phẩm chè đạt 2.779.854 triệu VNĐ (tương đương giá trị thu nhập/1ha chè: 478 triệu VNĐ)

Giai đoạn 2020-2030, giữ ổn định diện tích 5.820 ha; thay thế tiếp 35% giống Trung Du cũ bằng giống Trung Du chọn lọc (2.051 ha); thâm canh giữ ổn định sản lượng chè như năm 2020, áp dụng cơ giới hóa trong canh tác, đổi mới thiết bị hiện đại và áp dụng công nghệ chế biến cao nâng cao chất lượng nguyên liệu, an toàn và đa dạng sản phẩm, nâng cao giá trị chè Đại Từ.

2.3.1.3. Chất lượng chè

Yếu tố quyết định đến chất lượng chè sản phẩm đó là hai chỉ số tanin và chất hòa tan. Hàm lượng chất hòa tan và tanin càng cao thì chất lượng chè càng tốt. Tuy nhiên hàm lượng tanin phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: giống chè, vùng sinh thái, đất đai, khí hậu…

Qua nghiên cứu của nhiều công trình khoa học cho thấy: Hàm lượng tanin thấp nhất ở giống Trung Du (26,08%), cao nhất ở giống Bát Tiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ngành sản xuất chè trên địa bàn Huyện Đại Từ Tỉnh Thái Nguyên (Trang 53 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)