-
3.2.1. Mục tiêu phát triển sản xuất chè của huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
3.2.1. Mục tiêu phát triển sản xuất chè của huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên Nguyên
* Về kinh tế
Phát triển vùng chè chất lượng cao, đa dạng sản phẩm, trở thành vùng chè lớn, có hiệu quả kinh tế cao. Về cơ bản toàn bộ diện tích chè của Đại Từ được trồng bằng các giống mới, giống Trung Du chọn lọc, nâng cao được hiệu quả sản xuất chè, giá trị của sản phẩm tăng.
* Về xã hội
Tạo thêm việc làm, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người sản xuất trong vùng dự án (dự kiến phấn đấu đến năm 2020 giải quyết việc làm cho 21.000 lao động trong lĩnh vực sản xuất chè).
Trồng chè để phát triển KTXH, xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống của người dân. Người sản xuất có công ăn việc làm và cuộc sống ổn định sẽ góp phần củng cố chính trị và trật tự an ninh, quốc phòng trên địa bàn.
* Về môi trường
Thâm canh và phát triển chè kết hợp với bảo vệ diện tích rừng hiện có. Thâm canh và phát triển chè sẽ góp phần tăng độ che phủ cho đất, hạn chế xói mòn rửa trôi, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, ổn định sản xuất và đời sống, phát triển bền vững; gắn sản xuất chè với du lịch văn hóa làng nghề và du lịch sinh thái vùng chè.
3.2.2. Định hướng phát triển sản xuất chè của huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên
- Phát huy và khai thác có hiệu quả các nguồn lực của địa phương, phát triển bền vững và ổn định, tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài; sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên tự nhiên, dựa trên cơ sở khai thác lợi thế về tài nguyên đất, khí hậu… để phát triển sản xuất chè đặc sản, có sản lượng hàng hóa tập trung. Đây cây chè thực sự là cây trồng chủ lực, mũi nhọn; cây làm giàu trong phát triển kinh tế của huyện Đại Từ. Phát triển mạnh ở cả 3 khâu: Sản xuất, chế biến và tiêu thụ.
- Áp dụng các quy trình canh tác tiên tiến, đầu tư chăm sóc theo chiều sâu, tạo vùng nguyên liệu tập trung chất lượng, an toàn, từng bước đưa các giống chè mới có chất lượng tốt, năng suất cao thay thế chè giống cũ, tạo cơ cấu giống chè phù hợp ứng dụng rộng rãi các tiến bộ kỹ thuật hiện có trong ngành chè để nâng cao năng suất và chất lượng chè.
- Đầu tư các cơ sở chế biến với quy mô vừa và nhỏ, đảm bảo đồng bộ, hiện đại, áp dụng công nghệ chế biến tiên tiến để tạo ra sản phẩm đa dạng có chất lượng cao, từng bước xây dựng thương hiệu chè Đại Từ.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm tích cực tìm kiếm thị trường, ký kết các hợp đồng bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm ổn định, lâu dài.
- Tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, ưu tiên phát triển hệ thống giao thông, thủy lợi, điện, hạ tầng cơ sở phục vụ phát triển cây chè, nâng cao đời sống nhân dân.
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các tổ chức và các cá nhân đầu tư vào phát triển cây chè. Thúc đẩy việc liên doanh, liên kết trong phát triển cây chè, hình thành các vùng nguyên liệu phục vụ cho chế biến nguyên liệu, cho xuất khẩu, gắn vùng nguyên liệu với nhà máy chế biến và thị trường tiêu thụ. Từng bước hình thành các làng nghề sản xuất gắn với phát triển du lịch.
- Sản xuất chè và sản xuất nông nghiệp phải đặt trong tổng thể phát triển KTXH của huyện, trong đó nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, dịch vụ, du lịch sinh thái và môi trường; từng bước CNH-HĐH trong sản xuất nông nghiệp. Quy hoạch phát triển chè phải gắn với quy hoạch phát triển nông thôn mới.
Theo quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Thái Nguyên dự kiến:
Tổng diện tích của Đại Từ: 5.700 ha (2015), sẽ đạt 5.600 ha (năm 2020) Diện tích kinh doanh tương ứng sẽ là: 5.300 ha và 5.300 ha
Sản lượng chè búp tươi tương ứng sẽ là: 63.600 tấn và 74.200 tấn
3.3 chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè của huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên
Trong những năm qua, ngành chè Thái Nguyên nói chung và huyện Đại Từ nói riêng đã có nhiều bước tiến đáng kể. Diện tích, năng suất cũng như sản lượng chè hàng năm đã được tăng lên, dần dần đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
Song bên cạnh đó, vấn đề đặt ra là chất lượng chè chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy, để đẩy mạnh phát triển sản xuất chè ở huyện thì giải pháp kinh tế kỹ thuật, các nhân tố về chính sách, vốn, tiến bộ KHKT… đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngành chè cả về chất lượng và số lượng.
Do đó, Đại Từ đã đề ra rất nhiều giải pháp quan trọng từ nay đến năm 2015, quy hoạch đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030