Tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ngành sản xuất chè trên địa bàn Huyện Đại Từ Tỉnh Thái Nguyên (Trang 85 - 105)

-

3.1.2. Tác động tiêu cực

3.1.2.1. Ô nhiễm môi trường do sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật

Thực nghiệm cho thấy, khi sử dụng phân bón hóa học, phun các hóa chất bảo vệ thực vật thì có khoảng 50% được cây trồng hấp thụ, còn lại 50% đi vào đất và lan tỏa ra môi trường gây ô nhiễm đất, nước mặt, nước ngầm và ô nhiễm không khí. Vì vậy, việc quản lý và sử dụng cân đối phân bón hóa học và thuốc BVTV trong sản xuất chè nguyên liệu là rất quan trọng đối với chiến lược phát triển bền vững ngành chè của huyện.

Theo số liệu thống kê từ báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT của tỉnh cho thấy, tình hình sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật như sau: diện tích chè có sử dụng cân đối phân bón hóa học, thuốc BVTV đúng kỹ thuật là 50%, diện tích chè sử dụng không đúng kỹ thuật chiếm khoảng 24%, diện tích còn lại không sử dụng [5].

Với số liệu thống kê này cho thấy, cả huyện vẫn còn khoảng 30% diện tích chè sử dụng thuốc BVTV như không đúng kỹ thuật, cũng có nghĩa là khoảng 30% sản phẩm chè của huyện còn tồn dư thuốc BVTV hoặc chất lượng thấp do sử dụng phân bón hóa học, thuốc BVTV không đúng kỹ thuật.

Bên cạnh đó, do việc lạm dụng phân bón hóa học, thuốc BVTV hoặc thuốc ngoài danh mục, thuốc giả vẫn được lưu dùng, hiệu lực diệt sâu hại kém hiệu quả, phun quá lượng chỉ định, thời gian phun quá dài, các bao gói, chai lọ vứt bừa bãi, công tác bảo quản lượng hóa chất BVTV của người dân không đúng quy định cũng là những tác nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường. Hiện nay, ở một số địa phương trong huyện, môi trường đất, nước đã bị ô nhiễm cục bộ do dư lượng hóa chất BVTV sử dụng trong sản xuất và từ các kho chứa trước đây của HTX.

Như vậy nếu sử dụng quá mức, không cân đối các loại phân hóa học, thuốc kích thích và thuốc trừ sâu cho chè, hậu quả phá hủy môi trường đất, nước và đa dạng sinh học.

3.1.2.2. Kỹ thuật canh tác

Việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất chè còn rất hạn chế, tỷ lệ diện tích trồng mới làm đất bằng cơ giới mới đạt trên 30%, phần lớn diện tích chè còn làm đất bằng thủ công, không đảm bảo quy trình thâm canh. Hầu hết diện tích chè thâm canh của các xã trong vùng không có hệ thống tưới tiêu mà tưới tiêu không trồng mới, thực tế diện tích chè được tưới nước chủ động chỉ chiếm khoảng 2-5%.

Kỹ thuật đốn bằng máy, hái bằng máy trong canh tác chè có hiệu quả cao trên đối tượng trồng cành, tuy nhiên các nguồn lực hỗ trợ người dân mua máy cơ giới hóa khâu hái chè còn phân tán chưa tạo động lực thật sự trong cơ giới hóa sản xuất chè. Việc thực hiện trồng cây che bóng mát, cây cải tạo đất mới chủ yếu thực hiện ở các khu vực chè của các doanh nghiệp, chưa được chú trọng ở các khu vực chè của các hộ dân.

Mức đầu tư phân bón cho chè nhìn chung còn thấp, mất cân đối và chưa đáp ứng được nhu cầu thâm canh. Nguồn phân bón hữu cơ bón cho chè bình quân chỉ đạt 5-6 tấn/ha, chất lượng phân bón hữu cơ rất thấp, hầu hết chè trồng mới của khu vực dân không được bón phân hữu cơ, việc sử dụng phân vô cơ không cân đối nên năng suất và chất lượng chè thấp, nương chè chóng xuống cấp, gây suy thoái tài nguyên đất và sự đa dạng sinh học.

3.1.2.3. Một số vấn đề khác về môi trường đặt cho ngành chè huyện Đại Từ

Trong quá trình sản xuất chè, việc sử dụng thuốc trừ sâu bệnh cho chè ở nhiều nơi còn khá tùy tiện, tình trạng lạm dụng trong sử dụng thuốc, sử dụng thuốc không đứng chủng loại và kỹ thuật, không đảm bảo thời gian cách ly…còn khá phổ biến ở nhiều vùng chè. Đây là vấn đề hết sức bức xúc trong sản xuất cần sớm khắc phục để có sản phẩm chè an toàn.

Phần lớn các nhà máy chế biến chè đều dùng than để làm nguồn nhiên liệu trong quá trình chế biến chè, hiệu suất sử dụng nhiên liệu rất thấp so với

các nước sản xuất chè khác. Việc lưu chứa các loại xỉ than có thể dẫn đến rò rỉ kim loại độc không được kiểm soát làm tăng hiểm họa rò rỉ vào hệ thống nước và ruộng lúa, rau màu. Nước cho vệ sinh thiết bị chứa nhiều thành phần hữu cơ có thể làm ô nhiễm nước ở các sông suối gần nguồn nước thải…

3.2. Mục tiêu và định hƣớng phát triển sản xuất chè của huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên

3.2.1. Mục tiêu phát triển sản xuất chè của huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên Nguyên

* Về kinh tế

Phát triển vùng chè chất lượng cao, đa dạng sản phẩm, trở thành vùng chè lớn, có hiệu quả kinh tế cao. Về cơ bản toàn bộ diện tích chè của Đại Từ được trồng bằng các giống mới, giống Trung Du chọn lọc, nâng cao được hiệu quả sản xuất chè, giá trị của sản phẩm tăng.

* Về xã hội

Tạo thêm việc làm, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người sản xuất trong vùng dự án (dự kiến phấn đấu đến năm 2020 giải quyết việc làm cho 21.000 lao động trong lĩnh vực sản xuất chè).

Trồng chè để phát triển KTXH, xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống của người dân. Người sản xuất có công ăn việc làm và cuộc sống ổn định sẽ góp phần củng cố chính trị và trật tự an ninh, quốc phòng trên địa bàn.

* Về môi trường

Thâm canh và phát triển chè kết hợp với bảo vệ diện tích rừng hiện có. Thâm canh và phát triển chè sẽ góp phần tăng độ che phủ cho đất, hạn chế xói mòn rửa trôi, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, ổn định sản xuất và đời sống, phát triển bền vững; gắn sản xuất chè với du lịch văn hóa làng nghề và du lịch sinh thái vùng chè.

3.2.2. Định hướng phát triển sản xuất chè của huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên

- Phát huy và khai thác có hiệu quả các nguồn lực của địa phương, phát triển bền vững và ổn định, tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài; sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên tự nhiên, dựa trên cơ sở khai thác lợi thế về tài nguyên đất, khí hậu… để phát triển sản xuất chè đặc sản, có sản lượng hàng hóa tập trung. Đây cây chè thực sự là cây trồng chủ lực, mũi nhọn; cây làm giàu trong phát triển kinh tế của huyện Đại Từ. Phát triển mạnh ở cả 3 khâu: Sản xuất, chế biến và tiêu thụ.

- Áp dụng các quy trình canh tác tiên tiến, đầu tư chăm sóc theo chiều sâu, tạo vùng nguyên liệu tập trung chất lượng, an toàn, từng bước đưa các giống chè mới có chất lượng tốt, năng suất cao thay thế chè giống cũ, tạo cơ cấu giống chè phù hợp ứng dụng rộng rãi các tiến bộ kỹ thuật hiện có trong ngành chè để nâng cao năng suất và chất lượng chè.

- Đầu tư các cơ sở chế biến với quy mô vừa và nhỏ, đảm bảo đồng bộ, hiện đại, áp dụng công nghệ chế biến tiên tiến để tạo ra sản phẩm đa dạng có chất lượng cao, từng bước xây dựng thương hiệu chè Đại Từ.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm tích cực tìm kiếm thị trường, ký kết các hợp đồng bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm ổn định, lâu dài.

- Tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, ưu tiên phát triển hệ thống giao thông, thủy lợi, điện, hạ tầng cơ sở phục vụ phát triển cây chè, nâng cao đời sống nhân dân.

- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các tổ chức và các cá nhân đầu tư vào phát triển cây chè. Thúc đẩy việc liên doanh, liên kết trong phát triển cây chè, hình thành các vùng nguyên liệu phục vụ cho chế biến nguyên liệu, cho xuất khẩu, gắn vùng nguyên liệu với nhà máy chế biến và thị trường tiêu thụ. Từng bước hình thành các làng nghề sản xuất gắn với phát triển du lịch.

- Sản xuất chè và sản xuất nông nghiệp phải đặt trong tổng thể phát triển KTXH của huyện, trong đó nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, dịch vụ, du lịch sinh thái và môi trường; từng bước CNH-HĐH trong sản xuất nông nghiệp. Quy hoạch phát triển chè phải gắn với quy hoạch phát triển nông thôn mới.

Theo quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Thái Nguyên dự kiến:

Tổng diện tích của Đại Từ: 5.700 ha (2015), sẽ đạt 5.600 ha (năm 2020) Diện tích kinh doanh tương ứng sẽ là: 5.300 ha và 5.300 ha

Sản lượng chè búp tươi tương ứng sẽ là: 63.600 tấn và 74.200 tấn

3.3 chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè của huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên

Trong những năm qua, ngành chè Thái Nguyên nói chung và huyện Đại Từ nói riêng đã có nhiều bước tiến đáng kể. Diện tích, năng suất cũng như sản lượng chè hàng năm đã được tăng lên, dần dần đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

Song bên cạnh đó, vấn đề đặt ra là chất lượng chè chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy, để đẩy mạnh phát triển sản xuất chè ở huyện thì giải pháp kinh tế kỹ thuật, các nhân tố về chính sách, vốn, tiến bộ KHKT… đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngành chè cả về chất lượng và số lượng.

Do đó, Đại Từ đã đề ra rất nhiều giải pháp quan trọng từ nay đến năm 2015, quy hoạch đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

3.3.1. Giải pháp về thị trường tiêu thụ

- Lựa chọn các mặt hàng xuất khẩu để sản xuất và xuất khẩu sản phẩm có tỷ lệ chế biến cao, chuyển đổi cơ cấu chủng loại sản phẩm chè để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và trên thế giới.

- Đầu tư phát triển các vùng nông sản xuất khẩu theo hướng thành lập các khu chế biến xuất khẩu, xây dựng và hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm trên thị trường.

- Hỗ trợ nâng cao năng lực thị trường cho người sản xuất thông qua công tác khuyến nông, khuyến công, đặc biệt quan tâm đến việc cung cấp những thông tin, kiến thức cơ bản về thị trường và nâng cao năng lực thị trường cho nông dân.

- Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại thông qua các hoạt động như: Hội chợ triển lãm trong và ngoài nước, Festival chè, quảng bá các doanh nghiệp sản xuất chè hàng hóa và sản phẩm chè của họ trên thị trường nội địa và thế giới.

- Có bộ phận chuyên trách khảo sát, đánh giá hệ thống thông tin thị trường đã có, theo dõi diễn biến và cơ hội thị trường mới trên cơ sở đó hoàn thiện hệ thống báo giá và thông tin thị trường trên địa bàn huyện.

- Đài phát thanh và truyền hình, báo của huyện nên có chuyên mục riêng về phát triển chè để quảng bá và thông tin các chính sách, thị trường giá cả cho đông đảo nhân dân và người trồng chè biết.

- Xây dựng biểu tượng logo chè chung cho tất cả các thương hiệu của chè Đại Từ

- Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển vùng nguyên liệu và chế biến chè. Tăng cường liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với các đối tác nước ngoài nhằm tăng cường tiềm lực xuất khẩu.

3.3.2. Giải pháp về quy hoạch vùng nguyên liệu

* Quy hoạch vùng nguyên liệu

- Định hướng sản phẩm để xác định vùng nguyên liệu phục vụ cho chế biến theo tỉ lệ 80% sản phẩm chè xanh, 20% sản phẩm chè đen. Đối với chè xanh, đa dạng hóa sản phẩm theo hướng an toàn, chất lượng cao, khai thác lợi thế chè đặc sản Thái Nguyên.

- Quy hoạch sản xuất chè an toàn: Xác định điều kiện sản xuất chè an toàn cho các vùng sản xuất chè (đất, nước, người lao động); xây dựng bản đồ mức độ an toàn trong sản xuất chè.

Đầu tư xây dựng các vùng sản xuất chè an toàn tập trung, đáp ứng theo tiêu chí tại thông tư số 59/2009/TT- BNNPTNT, ngày 9/9/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 107/2008/QĐ - TTg ngày 30/07/2008 của Thủ tướng chính phủ về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến tiêu thụ rau, chè, quả an toàn đến năm 2015.

- Tiếp tục mở rộng diện tích đồng thời chuyển đổi cơ cấu giống chè theo hướng nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm chè. Đối với việc mở rộng diện tích, cần xác định rõ các vùng tập trung trên quan điểm tận dụng và phát huy tối đa lợi thế về sản xuất chè. Phát triển vùng nguyên liệu đồng thời với phát triển cơ sở chế biến và hệ thống cơ sở hạ tầng khác, đặc biệt là giao thông.

Đối với diện tích thay thế: Đầu tư trồng thay thế các diện tích chè Trung Du đã cần cỗi bằng các giống chè LPD1, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, tiếp tục khảo nghiệm giống chè PH8, PH9 để từng bước bổ sung vào cơ cấu giống chè. Trong quá trình thay thế giống chè phải có giải pháp cụ thể không thể để diễn ra tự phát để đảm bảo nguyên liệu cho chế biến.

Quá trình trồng mới, thay thế phải có kế hoạch và định hướng rõ rệt về cơ cấu, diện tích hướng tới tạo vùng nguyên liệu cho sản xuất lớn tập trung.

- Cơ cấu giống chè

+ Cơ cấu giống chè xác định gồm các giống sau: Chè Trung Du, LPD1, LPD2, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, PH8, PH9.

+ Căn cứ vào thị trường và điều kiện sinh thái để lựa chọn giống cho phù hợp với từng vùng. Đối với vùng nguyên liệu chế biến chè xanh, chè đặc sản thì trồng các giống: Chè Trung Du, LPD1, LPD2, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, Keo Am Tích. Vùng nguyên liệu chế biến chè đen tập trung sản xuất các giống chè LPD1, PH8.

+ Riêng đối với chè Trung Du cần đầu tư thâm canh cao trên diện tích chè còn sung sức. Khẩn trương tuyển chọn cây chè đầu dòng, phục tráng giống chè Trung du để tổ chức trồng cải tạo tại một số diện tích chè Trung Du ở những vùng mà chè Trung Du đã nổi tiếng để chế biến chè xanh đặc sản, đáp ứng từng khẩu vị của người uống chè truyền thống.

3.3.3. Giải pháp về đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng của huyện Đại Từ tuy chưa phát triển, song trong những năm qua hệ thống này đã phục vụ đắc lực cho sự phát triển sản xuất chè của huyện. Với yêu cầu phát triển của thời kỳ mới, thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế thì cơ sở hạ tầng của huyện vẫn phải được tập trung đầu tư, nâng cấp. Tăng cường cơ sở hạ tầng ở những vùng trọng điểm, tập trung đầu tư vào 3 lĩnh vực trọng yếu:

3.3.3.1. Về đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi, mạng điện

- Hệ thống giao thông trên các vùng chè các xã sẽ được định hình từ năm 2012-2015 cùng với thực hiện các dự án trồng mới, trồng thay thế và thâm canh chè và hệ thống đường liên khu, liên đồi rộng 2,5-3,0m. Đến năm 2020 hệ thống giao thông sẽ dược đổ bê tông.

- Theo quy hoạch hệ thống các nhà máy chế biến chè cơ giới: Dự kiến đến năm 2015 có 02-05 nhà máy chế biến chè cơ giới ở các xã Phú Xuyên, Phú Thịnh, Phú Cường, Tân Linh, Cát Nê. Các địa điểm này xây dựng các đường tải điện và trạm biến áp đáp ứng yêu cầu hoạt động của các nhà áy chế biến chè.

- Xây dựng các đập nhỏ tích nước để tưới cho chè và tạo nguồn sinh thủy, cải tạo sinh thái đồi chè, kết hợp nuôi cá trong mối quan hệ sinh thái bền vững.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ngành sản xuất chè trên địa bàn Huyện Đại Từ Tỉnh Thái Nguyên (Trang 85 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)