Các nhân tố về kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ngành sản xuất chè trên địa bàn Huyện Đại Từ Tỉnh Thái Nguyên (Trang 44 - 51)

-

2.2.2. Các nhân tố về kinh tế xã hội

- Nguồn nhân lực

Thực tế, chất lượng của cây chè ngoài phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên, còn phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng nguồn nhân lực, phụ thuộc vào tập quán và kinh nghiệm sản xuất, chế biến chè của người dân. Nếu người dân có kinh nghiệm, có chuyên môn kỹ thuật cao, biết áp dụng KHKT, công nghệ mới vào quy trình sản xuất thì hiệu quả kinh tế sẽ cao và ngược lại. Tuy nhiên, phát triển sản xuất phải đảm bảo tính bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường.

Hiện nay, với số dân số Đại Từ là 160.598 người, lực lượng lao động của huyện có khoảng gần 90.000 người (năm 2015: 98.670 người), dân cư sinh sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, nguồn lao động đông đảo, người dân lại có kinh nghiệm trong sản xuất và chế biến sản phẩm chè. Đây là yếu tố cơ bản quyết định hiệu quả sản xuất của cây chè, là động lực thúc đẩy sản xuất chè phát triển. Tuy nhiên, trình độ lao động còn hạn chế ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng sản phẩm chè.

Cùng với sự phát triển của công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch, số lao động trong các ngành này cũng tăng, số người làm việc trong các ngành nông lâm thủy sản xu hướng giảm dần. Xu hướng này phù hợp xu

hướng phát triển chung và sẽ có tác động trực tiếp đến quy hoạch phát triển chè do ảnh hưởng đến vấn đề sử dụng lao động trong sản xuất chè.

So với yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH và phát triển bền vững, thì người trồng chè của huyện Đại Từ còn hạn chế về nhiều mặt: trình độ học vấn, trình độ sản xuất, nguồn lao động chủ yếu là lao động phổ thông. Nhìn chung cộng đồng dân cư nông thôn của vùng chưa thực sự phát triển bền vững.

- Vốn đầu tư

Trong sản xuất yếu tố vốn rất quan trọng. Nguồn vốn đầu tư cho sản xuất chè của huyện Đại Từ đã có sự đóng góp vốn từ các hộ gia đình, các cơ sở chuyên chế biến tư nhân, hộ sản xuất kiêm chế biến, DNNN, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp liên doanh chế biến và xuất khẩu; người thu gom, người bán buôn,…Các tác nhân hỗ trợ như Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở công thương, các tổ chức NGOs, các tổ chức đoàn thể quần chúng như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên,…

Người trồng chè hiện nay đã coi chè là loại cây công nghiệp mũi nhọn, đã tự đầu tư những khoản lớn để mở rộng diện tích chè và phát triển những xưởng chế biến quy mô nhỏ. Hệ thống khuyến nông của các nhà máy trong huyện đã không đáp ứng được các nhu cầu của ngành chè, hệ thống khuyến nông có rất ít kinh nghiệm về chè. Nên các dự án và nguồn tài trợ từ bên ngoài là một cơ hội tốt cho người sản xuất và kinh doanh chè nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm chè.

Như vậy, để sản xuất chè ngoài các yếu tố tự nhiên, thì phải có sự đầu tư vốn trong các công đoạn sản xuất thì hiệu quả sản xuất chè mới cao.

Theo quy hoạch phát triển cây chè của huyện vốn đầu tư: + Cho cơ sở hạ tầng: 22.505 triệu VNĐ, chiếm 0,90% + Cho phát triển chè: 2.381.780 triệu VNĐ, chiếm 84,97%

+ Cơ sở vật chất nhà xưởng, máy móc: 84.136 triệu VNĐ, chiếm 3,35% + Đào tạo tập huấn, thăm quan, quảng bá: 22.165 triệu VNĐ, chiếm 0,88%

Phân kỳ đầu tư

Giai đoạn: 2012-2015 là 992.496 triệu VNĐ, chiếm 39,53% Giai đoạn: 2016-202 là 1.518.090 triệu VNĐ, chiếm 60,47% Hiệu quả đầu tư:

Bảng 2.3: Tỷ suất lợi nhuận

ĐVT: triệu VNĐ

Hạng mục Tổng Giai đoạn

2012-2015

Giai đoạn 2016-2020

Tổng vốn đầu tư (A) 2.510.586 992.496 1.518.090 Tổng thu từ sản xuất chè (B) 3.996.927 1.217.073 2.779.854 Lợi nhuận (B-A) 1.486.341 224.577 1.261.764 Tỷ suất lợi nhuận

((B-A)*100/(A)) (%)

59,20 22,63 83,12

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp PTNT huyện Đại Từ) - Thị trường

Thị trường tiêu thụ, hay đây chính là hệ thống phân phối và lưu thông sản phẩm hàng hóa, để xây dựng được một hệ thống phân phối lưu thông có hiệu quả là công việc rất quan trọng.

Giá chè trên thị trường thế giới đang có xu hướng giảm nhanh trong những năm gần đây do lượng cung ứng trên thị trường vượt quá nhu cầu tiêu thụ, nên thị trường chè của tỉnh nói chung cũng như của Đại Từ nói riêng đều có xu hướng dư thừa nên vấn đề mở rộng thị trường xuất khẩu chè, ngoài các thị trường truyền thống là rất cần thiết. Đại Từ cần đa dạng hóa các sản phẩm chè chế biến của mình theo nhu cầu của thị trường thế giới. Ngoài ra yếu tố chất lượng và vệ sinh ATTP cần được liên tục nâng cao để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng.

Chè tiêu thụ nội địa hiện nay của huyện chủ yếu là chè xanh chế biến bằng phương pháp thủ công, giá bán tương đối ổn định khoảng dưới 100 nghìn đồng/kg. Hiện nay đã có những loaị chè đặc sản được trồng bởi các giống mới như Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, Keo Am Tích, Bát Tiên… ở một số xã điển hình như La Bằng, Quân Chu… chất lượng cao, dùng để chế biến chè cao cấp, giá bán thường đạt 100-200 nghìn đồng/kg. Tuy nhiên, khối lượng còn ít chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường. Thị trường tiêu thụ chính là trong tỉnh, Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Trong những năm gần đây, do nhịp sống khẩn trương nên chè túi lọc ra đời và ngày càng được ưa chuộng, nhất là khu vực đô thị. Tuy nhiên, sản phẩm chè túi lọc hiện nay chủ yếu là nhập ngoại của Lipton, Tetley.

Chè xanh chủ yếu của huyện Đại Từ chủ yếu sản xuất vào 2 vụ chính: Chè xuân, hái vào đầu xuân (tháng 3), chất lượng thơm ngon. Chè cuối vụ có hương thơm đượm đà, thường thu hoạch vào tháng 9, tháng 10, dùng cho dịp tết và lễ hội cuối năm.

Ngoài ra sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là chè đen ở thị trường một số nước như: Trung Quốc, Đài Loan, Pakistan, Ấn Độ,…và thị trường một số nước châu Âu và châu Mỹ.

Thực tế cho thấy rằng, thực hiện cơ chế thị trường, sự biến động của cơ chế thị trường ảnh hưởng lớn đến đời sống của người nông dân Đại Từ nói riêng. Do đó, việc ổn định giá cả và mở rộng thị trường tiêu thụ chè là hết sức cần thiết cho sản xuất chè của huyện để góp phần vào sự nghiệp CNH - HĐH ngành nông nghiệp.

Để ổn định giá cả và mở rộng thị trường chè, một yếu tố cần thiết là Đại Từ cần thiết phải nâng cấp, cải tạo hệ thống giao thông để nâng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Đảng và nhà nước có chính sách ưu tiên phát triển kinh tế nông nghiệp miền núi, vùng cao như: trợ cước giống, phân bón, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, hỗ trợ hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số phát triển sản xuất, cho vay vốn với lãi xuất ưu đãi cùng với cơ chế trợ giá tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Hiện nay, Đại Từ có rất nhiều chính sách ưu tiên phát triển cho sản xuất chè như: chính sách ưu tiên về vốn và lãi suất cho: đào tạo tập huấn (100%), thâm canh, chăm sóc và bảo tồn, sản xuất giống gốc, mua thiết bị máy móc, xây dựng xưởng, nhà trưng bày giới thiệu sản phẩm tại các làng nghề, phát triển hạ tầng ở các làng nghề, các khu công nghiệp phục vụ cho chế biến, phát triển hệ thống chợ, trung tâm thương mại chè, đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi, điện…

Chính sách đầu tư trực tiếp cho sản xuất, chế biến và tiêu thụ: Hỗ trợ giống chè (ngân sách Nhà nước hỗ trợ 30% giá giống cho người trồng chè bằng giống chè mới chất lượng cao), cho nông dân vay vốn với lãi suất ưu đãi (mức vay 20 triệu đồng/ha đối với trồng mới, trồng thay thế, thời gian vay 36 tháng. Cải tạo chè các hộ được vay 15 triệu đồng/ha thời gian vay là 12 tháng). Miễn thuế hoàn toàn đối với một số doanh nghiệp kinh doanh, dịch vụ giống chè mới; ưu đãi thuế nhập thiết bị máy móc công nghệ cao và vật tư phù hợp cho các doanh nghiệp sản xuất chè.

Như vậy, cho thấy chính sách có ảnh hưởng lớn đến sản xuất - chế biến - tiêu thụ chè trên địa bàn huyện Đại Từ. Nhờ có những chính sách đó mà người nông dân Đại Từ hăng hái sản xuất, năng suất, sản lượng chè không ngừng tăng, đời sống người dân được cải thiện đáng kể.

- Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là một trong những nét cơ bản trong bức tranh tổng thể của nông thôn. Cơ sở hạ tầng phát triển là điều kiện vật chất quan trọng phục vụ các nhu cầu phát triển kinh tế cũng như nâng cao phúc lợi của dân cư nông thôn.

Sản xuất chè chịu ảnh hưởng lớn của kết cấu cơ sở hạ tầng. Nếu hệ thống giao thông, điện, trường, trạm, các công trình phúc lợi xã hội không được quan tâm đúng mức, không thuận lợi, thì sản phẩm chè làm ra của người dân gặp nhiều khó khăn trong khâu sản xuất, cũng như chế biến và tiêu thụ, dẫn đến sản xuất chè chậm phát triển, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm.

Thực tế cho thấy rằng, cơ sở hạ tầng của huyện Đại Từ đã có sự đầu tư nâng cấp như phát triển, mở rộng hệ thống giao thông liên huyện, liên xã; hệ thống điện quốc gia đã đảm bảo cung cấp cho 31 xã, thị trấn của huyện; các công trình thủy lợi đã được xây dựng và nâng cấp phục vụ nhu cầu tưới tiêu… Đây là yếu tố quan trọng, thuận lợi cho sự phát triển cây chè trong quá trình sản xuất - chế biến và tiêu thụ. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng của Đại Từ còn nhiều hạn chế và thiếu đồng bộ, chưa đảm bảo được cho sản xuất chè phát triển.

- Công nghệ chế biến

Trong quá trình chế biến chè, dù cho nguyên liệu búp chè có cao nhưng công nghệ và thiết bị chế biến kém, thì chất lượng chè thành phẩm cũng không thể tốt hơn được. Do đó, cần tiến hành phân loại búp chè để nâng cao độ đồng đều của chè nguyên liệu và chè thành phẩm, chú trọng nâng cao tay nghề của người chế biến và tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn kỹ thuật, thay đổi dây chuyền công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng, giá bán và tính cạnh tranh của chè thương phẩm.

Việc áp dụng thiết bị chế biến cơ gới trong chế biến sản phẩm chè của huyện Đại Từ còn thấp, chủ yếu là công nghệ chế biến truyền thống, tỷ lệ tạp chất và vụn trong sản phẩm còn cao. Thiếu sự liên kết giữa các tác nhân (người sản xuất, người chế biến, thương nhân, nhà xuất khẩu và các đại lý bán lẻ).

- Truyền thống văn hóa

Có thể nói, không một loài cây trồng nào đi vào đời sống con người sâu sắc, đậm đà như cây chè.

Văn hóa Trà - một bộ phận cấu thành của văn hóa ẩm thực, kết tinh tri thức của con người là kết quả vận dụng của những kiến thức tích lũy được từ

thiên nhiên, KHKT, công nghệ, thẩm mỹ, tâm lý, tín ngưỡng, phong tục, tập quán và giao tiếp vào kỹ thuật trồng chè, chế biến và thưởng thức trà. Trà là một loại nước uống giải khát và kích thích trí não của con người, một dược liệu lý tưởng bảo vệ sức khỏe trong mọi thời đại. Nhiều chuyên gia dự đoán chè sẽ thay thế cà phê và ca cao cho vị trí “đồ uống vua” của thế kỷ XXI.

Chè là một sản phẩm bình dị nhưng nó đã được tích tụ những giá trị văn hóa, để từ đó trở thành một phần trong đời sống của người.

Như vậy, cây chè có vai trò quan trọng trong khi giao tiếp xã hội và điều tiết mối quan hệ giữa con người với con người. Chè là đề tài đầy thi vị trong văn hóa nghệ thuật…. Có thể khẳng định nghề trồng và chế biến chè là một nghề truyền thống, có vị trí quan trọng trong quá khứ, cũng như hiện tại và tương lai. Chính truyền thống văn hóa đó đã phần nào thúc đẩy ngành chè của huyện Đại Từ phát triển, truyền thống văn hóa đó không những mang ý nghĩa về mặt xã hội mà còn có ý nghĩa về mặt kinh tế và môi trường.

- Cơ cấu sản phẩm

Hiện nay, trên địa bàn huyện Đại Từ có rất nhiều sản phẩm chè khác nhau như chè Trung du, chè Ô long…với nhiều giống chè mới như Keo Am Tích, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên, Bát Tiên…cho năng suất, chất lượng cao. Chính sự đa dạng hóa sản phẩm, áp dụng cơ giới hóa trong canh tác, đổi mới thiết bị hiện đại, áp dụng công nghệ chế biến cao đã phần nào đáp ứng nhu được nhu cầu khác nhau của thị trường và tiêu thụ được nhiều sản phẩm hàng hóa đồng thời phát huy được những mặt hàng truyền thống được thị trường chấp nhận.

Như vậy, về kinh tế Đại Từ là một huyện có xuất phát điểm tương đối thuận lợi so với các huyện khác trong tỉnh. Cơ cấu hạ tầng kinh tế xã hội phát triển tương đối mạnh cả về chất và lượng, nguồn vốn đầu tư toàn xã hội hàng năm tăng mạnh, hầu hết các công trình trọng điểm đã và đang được triển khai, nhiều công trình đã được hoàn thành, phát huy có hiệu quả, đang từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế.

Nền kinh tế của huyện tăng trưởng khá song còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng của huyện, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm chưa có bước đột phá, nền kinh tế chủ yếu vẫn dựa vào nông - lâm - nghiệp, sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao, các ngành nghề chưa phát triển mạnh, nguồn vốn ít, trình độ lao động còn thấp. Tiến độ thực hiện một số đề án còn chậm, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chưa có chuyển biến tích cực, các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ còn nhỏ lẻ công nghệ lạc hậu, hiệu quả thấp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ngành sản xuất chè trên địa bàn Huyện Đại Từ Tỉnh Thái Nguyên (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)