-
2.3.3. Đánh giá hiện trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè Đại Từ
Để thấy được những cơ hội và thách thức cụ thể của huyện Đại Từ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè, tôi sử dụng phương pháp SWOT để hình dung rõ nét nhất về bối cảnh hiện tại và triển vọng tương lai của huyện. Từ đó có được những giải pháp phù hợp nhằm giảm bớt những điểm yếu, những nguy cơ có thể xảy đến đối với ngành chè của huyện.
Điểm mạnh
- Là huyện có vị trí địa lý, khí
hậu phù hợp với cây chè, có diện tích đất trồng chè lớn nhất của tỉnh
- Cơ sở chế biến đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ chè nguyên liệu
- Các hộ trồng chè đã có xu hướng chuyển dịch cơ cấu giống chè, từ chè hạt sang chè cành giống mới.
- Người dân có kinh nghiệm sản xuất, chế biến chè.
Điểm yếu
- Chất lượng và độ an toàn của sản phẩm không cao.
- Công nghệ chế biến còn lạc hậu - Liên kết giữa nhà máy chế biến và hộ trồng chè chưa chặt chẽ.
- Điều kiện kết cấu hạ tầng chưa phát triển nên chưa khai thác tốt lợi thế của các vùng chè.
- Việc quản lý chất lượng sản phẩm còn bị buông lỏng.
- Đa số các doanh nghiệp chè còn chưa chủ động trong xuất khẩu.
Cơ hội
- Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm chè có xu hướng tăng.
- Huyện Đại Từ đã thực hiện tốt các quy định, kế hoạch phát triển của huyện, của tỉnh và của ngành chè.
- Huyện đã tổ chức các hội thi,
Nguy cơ
- Thị trường tiêu thụ yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm chè.
- Đa số các vùng chè của huyện chưa có thương hiệu.
hội chợ và đã tham gia các hội thi hội chợ của huyện và của tỉnh để quảng bá, giới thiệu sản phẩm chè.
- Một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè đã chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế, tạo cơ hội tốt cho ngành chè của huyện mở rộng thị trường xuất khẩu.
khăn.
- Giá cả thị trường không ổn định. - Diễn biến thời tiết phức tạp.
* Những mặt đạt được
- Về tình hình sản xuất chè
Hiện nay, Đại Từ vẫn là vùng có diện tích trồng chè nhiều nhất của tỉnh Thái Nguyên. Năm 2012, với diện tích 6.289 ha, trong đó diện tích chè kinh doanh là 5591 ha, năng suất đạt 102 tạ/ha, sản lượng 57.028 tấn. Những diện tích giống cũ, già cỗi, năng suất thấp đang được thay thế dần, nên chất lượng các vườn chè ngày càng được nâng lên.
Thu nhập và đời sống của người trồng chè trong huyện đã được cải thiện đáng kể (thu nhập bình quân năm 2012 là 19,8 triệu đồng người/năm)
- Về tình hình tiêu thụ sản phẩm chè
Thị trường vật tư cho sản xuất chè và chế biến chè của huyện đã được cải thiện rất nhiều, tạo thuận lợi cho người sản xuất và chế biến sử dụng theo nhu cầu của mình, nhờ đó đã giúp cải thiện nhanh chóng một số sản phẩm có chất lượng tốt, tuy nhiên chưa nhiều.
Trong những năm vừa qua, Đại Từ nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung đã hình thành sự chênh lệch về giá chè giữa giá chè cành giống mới chất lượng cao với chè giống cũ. Chính sự chênh lệch này đã khắc phục được tình trạng ép cấp, ép giá trước đây trong quan hệ giữa người sản xuất và người chế biến chè. Người trồng chè hiện nay đã ý thức được tầm
quan trọng của việc nâng cao chất lượng chè búp tươi, đã bước đầu không chạy theo số lượng như trước kia. Bên cạnh đó, các đơn vị chế biến cũng đã chú trọng, tăng cường hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật canh tác khoa học cho người sản xuất chè nguyên liệu để giúp họ giảm sự dụng hóa chất độc hại, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu.
* Những hạn chế
Bên cạnh những thuận lợi về tự nhiên và KTXH của vùng, sản xuất chè của Đại Từ vẫn còn gặp một số tồn tại chính sau:
- Diện tích trồng giống mới có năng suất, chất lượng cao còn thấp (18%), thấp hơn so với trung bình của tỉnh và cả nước.
- Việc áp dụng thiết bị chế biến cơ giới còn thấp, chủ yếu là chế biến bằng thiết bị thủ công (97%), công nghệ chế biến truyền thống; chất lượng chè thành phẩm thấp, tỷ lệ tạp chất và vụn trong sản phẩm còn cao.
- Mức đầu tư phân bón còn thấp và mất cân đối, tiêu chuẩn và chất lượng an toàn còn thấp.
- Cơ sở hạ tầng của nhiều vùng chè còn thấp kém làm hạn chế khả năng thâm canh và hạ giá thành sản phẩm.
- Thiếu sự liên kết của các tác nhân (người sản xuất, người chế biến, thương nhân, nhà xuất khẩu và các đại lý bán chè) trong chuỗi giá trị của ngành chè đã dẫn đến chất lượng chè thấp.
Với quan điểm quy hoạch giữ ổn định diện tích chè và khai thác có hiệu quả đất đai, lao động, trồng thay thế nương chè Trung Du già cỗi bằng các giống chè mới có năng suất, chất lượng cao, tập trung đầu tư thâm canh, sản xuất an toàn, từng bước đổi mới thiết bị và công nghệ chế biến để tăng thêm giá trị gia tặng.
- Nguyên nhân chính của những hạn chế trong sản xuất chè của huyện Đại Từ
Sản xuất chè nguyên liệu hiện nay chủ yếu do các hộ thực hiện, tuy nhiên, hiệu quả chưa cao, nguyên nhân chính là do: giống cũ và quy mô về diện tích nhỏ, phương thức canh tác chưa phù hợp, khả năng về vốn đầu tư hạn chế, việc tiếp cận nguồn vốn vay khó khăn…
Chất lượng và độ an toàn của sản phẩm chưa cao. Việc quản lý chất lượng sản phẩm còn bị buông lỏng, bên cạnh số lượng ít ỏi các doanh nghiệp quan tâm đến chất lượng sản phẩm còn nhiều doanh nghiệp coi nhẹ chất lượng nên sản phẩm còn nhiều hạn chế, chất lượng trung bình và kém.
Diễn biến thời tiết phức tạp: hạn hán, dịch bệnh bùng phát, nạn chè vàng có ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng chè. Chất lượng sản phẩm chè giảm cũng làm giảm sức tiêu thụ sản phẩm.
Giá chè không ổn định: Giá cả là thước đo của chất lượng của sản phẩm, là yếu tố tinh thần cho người dân. Giá chè thấp nhất vào các tháng 5,6,7,8 trong năm, do năng suất chè vào các tháng này cao hơn so với các tháng khác trong năm. Giá chè cao nhất vào các tháng giáp tết, nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu về chè vào dịp tết lớn và vào vụ đông năng suất chè thấp, không những gây căng thẳng về nguồn nguyên liệu, gây tình trạng tranh mua tranh bán, phá vỡ các hợp đồng giữa nhà máy chế biến với các hộ trồng chè.
- Nguyên nhân chính còn tồn tại trong khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm chè huyện Đại Từ
Công nghệ chế biến còn lạc hậu, phân tán. Chế biến thủ công chiếm tỷ lệ cao với chất lượng sản phẩm không đồng đều, khó kiểm soát chất lượng cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm. Sản phẩm chè chưa đa dạng, mẫu mã đơn giản.
Các nhà máy chế biến chè công nghiệp chưa khai thác hết công suất. Vào thời vụ sản xuất chỉ có khoảng 30% doanh nghiệp khai thác được hết công suất, còn laị các doanh nghiệp khác khác đạt khoảng 60% công suất do thiếu nguyên liệu.
Số doanh nghiệp chế biến chè đen còn nhiều sử dụng nguồn nguyên liệu bán thành phẩm do hộ gia đình cung cấp. Nhiều doanh nghiệp không có vùng nguyên liệu cho riêng mình. Hệ thống thiết bị của các doanh nghiệp thiếu đồng bộ.
Về tiêu thụ sản phẩm: Sản phẩm chè của tỉnh chủ yếu phục vụ nội tiêu. Sản lượng cho xuất khẩu chiếm khoảng 25% với sản phẩm chủ yếu là chè sơ chế nên giá bán thấp.
Đa số các vùng chè của huyện chưa có thương hiệu. Đây là yếu tố có tác động lớn trong việc quảng bá sản phẩm, là lý do tại sao giá trị sản phẩm chè của huyện, cũng như của tỉnh, và của cả nước thường thấp hơn nhiều so với giá chè trên thế giới.