Điều kiện tự nhiên Tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ngành sản xuất chè trên địa bàn Huyện Đại Từ Tỉnh Thái Nguyên (Trang 32 - 40)

-

2.1.1.Điều kiện tự nhiên Tài nguyên thiên nhiên

a. Vị trí địa lý

Đại Từ là một huyện miền núi, nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên 25 km, nằm trong tọa độ từ 21030’ đến 21050’ vĩ bắc và từ 105032’ đến 105042’ kinh đông. Phía Bắc giáp huyện Định Hóa. Phía Nam giáp huyện Phổ Yên, thành phố Thái Nguyên. Phía Đông giáp huyện Phú Lương. Phía Tây Bắc và Đông Nam giáp tỉnh Tuyên Quang và Phú Thọ. Đại Từ có 31 đơn vị hành chính cấp xã trong đó có 2 thị trấn và 29 xã, được chia làm 482 xóm (hình 1.1).

b. Điều kiện tự nhiên

Đại Từ là một huyện miền núi của Thái Nguyên có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của vùng, đặc biệt là sự phát triển nông nghiệp. Trong nông nghiệp cây quan trọng nhất hiện nay là cây chè.

- Khí hậu

Khí hậu có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, gió Đông Nam chiếm ưu thế tuyệt đối, khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3, gió Đông Bắc chiếm ưu thế, lượng mưa ít, thời tiết hanh khô (bảng 2.1), (hình 2.2).

Bảng 2.1: Diễn biến khí hậu huyện Đại Từ qua các tháng

(số liệu trung bình trong 3 năm từ năm 2008 đến năm 2010)

Tháng Nhiệt độ (0C) Ẩm độ (%) Lƣợng mƣa (mm) I 14,5 78,7 8,6 II 18,5 83,0 24,1 III 19,8 85,3 48,8 IV 22,5 85,2 143,2 V 25,7 81,2 290,1 VI 27,8 81,6 274,1 VII 28,7 82,3 393,6 VIII 28,5 85,3 238,6 IX 26,8 84,3 240,8 X 25,7 83,4 87,6 XI 21,5 76,0 70,8 XII 17,9 76,7 10,8 Trung bình 23,1 81,9 152,7 Tổng (mm/năm) 1831,0

(Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Thái Nguyên)

Diễn biến thời tiết khí hậu trung bình trong 3 năm từ 2008 đến 2010 tại huyện Đại Từ nhiệt độ trung bình trên tháng là 23,10C, cao nhất vào tháng VII là 28,70C, thấp nhất vào tháng I là 14,50

0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhiệt độ Ẩm độ Lượng mưa

Hình 2.2: Biểu đồ diễn biến nhiệt độ, ẩm độ

và lƣợng mƣa qua các tháng trung bình 3 năm (2008-2010)

Tổng lượng mưa trung bình trong năm là 1831 mm, lượng mưa phân bố qua các tháng trong năm không đều, có tháng lượng mưa rất ít (tháng I,II,XI,XII). Lượng mưa thấp vào các tháng đầu năm và cuối năm, vào tháng I chỉ đạt 8,6 mm. Lượng mưa tập trung chủ yếu vào các tháng (5,6,7,8,9).

- Đất đai

Trên địa bàn huyện Đại Từ, đất được hình thành bởi 8 nhóm, trong đó có 4 nhóm đất chính là: đất xám mùn trên núi có: 16.400 ha chiếm tỷ lệ 28,37%; đất feralit phát triển trên đá biến chất: 15.107 ha chiếm 22,55% ; đất phù sa Gley phát triển trên phù sa cổ: 13.247 ha chiếm 22,94%.

Đại Từ có tổng diện tích đất tự nhiên khá lớn. Đất sản xuất nông nghiệp chiếm 32.74%. Trong đó đất trồng cây lâu năm chiếm 52.75% (chủ yếu là đất trồng chè, số còn lại là các cây ăn quả như vải, nhãn, cam, quýt, xoài...).

Đại Từ là địa phương có diện tích đất trồng chè lớn nhất tỉnh Thái Nguyên với diện tích trồng chè hết năm 2012 là trên 6200 ha chè, chiếm khoảng 30% tổng diện tích chè toàn tỉnh, sản lượng chè búp tươi hàng năm đạt gần 60 nghìn tấn.

Theo quy hoạch sử dụng đất vùng dự án đến năm 2020 đất sản xuất nông nghiệp giảm chỉ còn 17.350 ha (năm 2011 là 18.799 ha). Đất trồng chè cũng giảm còn 5.820 ha (năm 2011 là 6.362 ha)

Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng đất sản xuất Nông lâm nghiệp huyện Đại Từ năm 2011

Danh mục Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 57415,7 100

1. Đất nông nghiệp 18799,02 32,74

Đất trồng cây hàng năm 8882,96 47,25

Đất trồng cây lâu năm 9916,06 52,75

2. Đất lâm nghiệp 27765,93 48,36

3. Đất chuyên dùng 5491,1 9,56

4. Đất ở 3902,38 6,80

5. Đất nuôi trồng thủy sản 777,02 1,35

6. Đất chƣa sử dụng 680,25 1,19 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn số liệu: Niên giám thống kê huyện Đại Từ năm 2011)

Hình 2.3: Biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng đất của huyện Đại Từ năm 2011

Thực tế hiện nay, một số diện tích đất lâm nghiệp hiệu quả kinh tế thấp, cùng với nhiều diện tích ruộng lúa không chủ động nước tưới, ở trên cao…đều được chuyển đổi sang trồng chè…. Chứng tỏ hiệu quả kinh tế thu

nhập từ việc sản xuất chè đã khẳng định được ưu thế của cây chè trong phát triển kinh tế của huyện Đại Từ.

- Địa hình

Địa hình của huyện Đại Từ tương đối phức tạp, được bao bọc bởi các dãy núi ở 4 phía, hướng chủ đạo của địa hình Tây Bắc - Đông Nam, địa hình mang đặc trưng vùng núi, trung du, đồng bằng, được phân thành 3 vùng tương đối rõ nét:

+ Vùng 1: Là vùng địa hình của dãy núi Tam Đảo chạy theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam, phía Bắc của dãy núi Tam Đảo có các ngọn núi cao từ 300 đến 600m, đỉnh cao nhất là Đèo Khế (591m), phía Nam của dãy núi Tam Đảo với độ cao từ 300-600m.

+ Vùng 2: Nằm về phía Đông và Đông Bắc của huyện có các ngọn núi thấp với độ cao 150-300m, phía Đông Nam có các ngọn núi cao hơn, trên 400m thuộc cánh cung Ngân Sơn.

+ Vùng 3: Là vùng thung lũng hẹp, nhỏ song song với dãy núi Tam Đảo, vùng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam và dòng địa hình ở phía Đông dãy núi Tam Đảo (hình 2.4).

- Thủy văn

+ Nguồn nước mặt: Đại Từ có hệ thống sông, suối, ao hồ như: Sông Công chảy qua địa phận huyện Đại Từ với chiều dài 24 km; các suối nước như: Suối La Bằng, Suối Quân Chu, Suối Cát Nê, suối Phục Linh...; ao hồ như: hồ Phượng Hoàng xã Cù Vân, Hồ Vai Miếu, hồ Đoàn Uỷ, hồ Đình Gấm, hồ Chính Tắc, hồ Đầm Làng.

Hồ Núi Cốc là hồ lớn nhất tỉnh Thái Nguyên, có diện tích mặt nước nằm ở địa phận huyện Đại Từ là 769 ha, tạo nên một khu du lịch hồ Núi Cốc nối liền các quần thể du lịch của 11 xã nằm dọc chân núi Tam Đảo.

Hồ Núi Cốc còn là nơi cung cấp nước cho các huyện Phổ Yên, Phú Bình, Sông Công, thành phố Thái Nguyên và một phần cho tỉnh Bắc Giang. Ngoài ra còn có hồ, đập có diện tích mặt nước nhỏ nằm rải rác ở khắp các xã như Minh Tiến, Phú Xuyên, Na Mao, Lục Ba, Đức Lương, Cù Vân ...(hình 2.4).

+ Nguồn nước ngầm: Độ sâu từ 7-10m là nguồn nước ngầm rất quý hiếm đã được nhân dân khai thác bằng phương pháp khoan và đào giếng để phục vụ sản xuất và sinh hoạt hàng ngày.

- Về tài nguyên

+ Tài nguyên rừng

Diện tích rừng ở huyện Đại Từ những năm gần đây được sự quan tâm của các cấp, các ngành rừng được bảo vệ và chăm sóc, diện tích rừng ngày một tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng, môi trường ngày được bảo vệ tốt hơn, hạn chế được nhiều quá trình xói mòn đất trong khi mưa lũ. Diện tích rừng của huyện Đại Từ là: 27.823,89 ha, trong đó rừng tự nhiên là 12.703,45 ha, rừng trồng là 15.120,44 ha (2010).

+ Tài nguyên khoáng sản

Đại Từ được thiên nhiên ưu đãi phân bổ trên địa bàn nhiều tài nguyên khoáng sản nhất tỉnh, có tiềm năng đón nhận nguồn đầu tư xây dựng các công trình, các dự án từ ngoài vào địa bàn huyện. 15/31 xã, thị trấn có mỏ và điểm quặng, gồm 4 nhóm quặng chủ yếu sau: Nhóm khoáng sản là nguyên liệu cháy, nhóm khoáng sản kim loại, nhóm khoáng sản phi kim loại (pyrit, barit, nằm ở rải rác các xã trong huyện, trữ lượng nhỏ, phân tán), khoáng sản vật liệu xây dựng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ngành sản xuất chè trên địa bàn Huyện Đại Từ Tỉnh Thái Nguyên (Trang 32 - 40)