Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 96 - 102)

5. Bố cục của luận văn

4.3.2. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam

- Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng: Củng cố và hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng, xây dựng phƣơng pháp đánh giá rủi ro theo hƣớng sử dụng công nghệ hiện đại, tự động hóa trong việc phân loại tín dụng.

- Cải thiện chất lƣợng nguồn nhân lực: Lựa chọn những cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn và đạo đức tốt để bố trí vào bộ phận quản lý tín dụng. Bố trí đủ và phân công công việc hợp lý cho cán bộ theo hƣớng chuyên môn hóa, tăng cƣờng công tác đào tạo, tái đào tạo định kỳ và thƣờng xuyên để nâng cao trình độ kiến thức cũng nhƣ khả năng vận dụng những kinh nghiệm, kỹ thuật mới trong thẩm định tín dụng, quản lý rủi ro, nâng cao chất lƣợng tín dụng. Xây dựng các quy định về đánh giá, khen thƣởng và kỷ luật dựa trên chất lƣợng tín dụng và hiệu quả công việc mà cán bộ đó thực hiện.

KẾT LUẬN

Rủi ro tín dụng luôn song hành với hoạt động tín dụng. Rủi ro tín dụng rất phức tạp và đa dạng, bao gồm rủi ro có thể kiểm soát và rủi ro không thể kiểm soát đƣợc. Rủi ro tín dụng bắt nguồn từ nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan. Và hậu quả của rủi ro tín dụng thƣờng rất nặng nề, không những làm giảm thu nhập, thất thoát vốn vay, tổn hại đến uy tín và vị thế của ngân hàng mà rủi ro tín dụng còn có tác động ảnh hƣởng dây chuyền đến sự tồn tại của hệ thống ngân hàng và “sức khỏe” của toàn bộ nền kinh tế.

Vì vậy, việc tìm kiếm và áp dụng phù hợp các biện pháp phòng ngừa có thể giảm thiểu thiệt hai tối đa khi rủi ro xảy ra. Khi ngân hàng kinh doanh với một mức tổn thất thấp hơn hoặc bằng mức tỷ lệ tổn thất dự kiến thì đó là sự thành công trong quản lý rủi ro. Ngân hàng cùng với sự phối hợp, hỗ trợ của các ngành, các cấp có liên quan bằng nhiều biện pháp tác động đến hoạt động tín dụng nhằm góp phần đạt tới mục tiêu hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả trong tăng trƣởng.

Thực tiễn hoạt động tín dụng của Ngân hàng No & PTNT Việt Nam trong thời gian qua cho thấy, ngân hàng đã và đang tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế về đánh giá rủi ro tín dụng từ đó áp dụng nhiều biện pháp tích cực trong việc phòng ngừa và quản lý rủi ro một cách bài bản, hiệu quả giảm thiểu các thiệt hại phát sinh từ rủi ro tín dụng và tăng thêm lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng. Mặc dù vậy hậu quả của rủi ro tín dụng vẫn còn ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Từ thực tế trên cùng với những kiến thức thu thập đƣợc trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng nhƣ kinh nghiệm trong thực tế, tác giả xin đề suất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng No & PTNT Việt Nam.

Trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong Quý thầy cô, các anh chị và các bạn đóng góp, bổ sung thêm.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS Hồ Diệu (2002), Quản trị ngân hàng, NXB Thống Kê, TP Hồ Chí Minh

2. TS Nguyễn Duệ (2001), Quản trị ngân hàng, NXB Thống Kê, Hà Nội.

3. NHNo & PTNT Việt Nam (2007, 2008, 2009, 2010), Báo cáo thường niên, Hà Nội. 4. NHNo & PTNT Việt Nam (2011), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm

2011, Hà Nội.

5. NHNo & PTNT Việt Nam (2007, 2008, 2009, 2010, 2011), Báo cáo phân loại

nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro, Hà Nội.

6. NHNo & PTNT Việt Nam (2008, 2009, 2010, 2011), Báo cáo tổng kết chuyên đề tín dụng doanh nghiệp, Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng HSX và cá nhân,

Hà Nội.

7. NHNo & PTNT Việt Nam (2004), Sổ tau tín dụng, Hà Nội.

8. Ngân hàng thế giới, Báo cáo tình hình quản trị Công ty của Việt Nam,

www.worldbank.com.vn.

9. Peter S. Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội. 10. TS Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB

Thống kê, Hà Nội.

11. TS Phan Thị Thu Hà (2004), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống

kê, Hà Nội.

12. PGS. TS Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Giao

thông vận tải, Hà Nội.

13. Rủi ro tài chính thực tiễn và phƣơng pháp đánh giá - PGS. TS Nguyễn Văn Nam, Hoàng Xuân Quyến - Trƣởng nhóm chuyên gia phân tích thị trƣờng tài chính, NXB Tài chính năm 2001.

14. Tạp chí ngân hàng năm 2008, 2009, 2010, 2011.

15. Quản trị ngân hàng thƣơng mại Peter S. Rose (bản dịch tiếng việt của trƣờng ĐH KTQD), ngƣời hiệu đính PGS. TS Nguyễn Văn Nam, PGS. TS Vƣơng Trọng Nghĩa - Trƣờng ĐH KTQD, NXB Tài chính năm 2011.

PHỤ LỤC 1

BẢNG THĂM DÒ Ý KIẾN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

Kính thưa quý Anh (Chị)!

Nhằm khảo sát thực tế về những nguyên nhân dẫn tới rủi ro tín dụng theo kinh nghiệm của các nhà lãnh đạo, các chuyên viên đang công tác tại các bộ phận tín dụng và thẩm định của các ngân hàng, chúng tôi xin gởi tới quý Anh (CHị) bảng thăm dò ý kiến dƣới đây. Rất mong quý Anh (Chị) bớt chút thời gian, vui lòng giúp chúng tôi điền các câu trả lời vào bảng câu hỏi này.

Ý kiến của quý Anh (Chị) là những đóng góp vô cùng quý báu cho quá trình nghiên cứu của tôi. Chúng tôi cam đoan sẽ giữ bí mật tuyệt đối những ý kiến đống góp của quý Anh (Chị).

Xin chân thành cảm ơn quý Anh (Chị).

Phần 1:

Họ tên: ... Chức vụ: ... Nơi làm việc: ... * Quy mô dƣ nợ tín dụng tại phòng Anh (Chị) làm việc:

Dƣới 100 tỷ đồng Từ 100 - 500 tỷ đồng Trên 500 tỷ đồng * Số năm làm công tác tín dụng ngân hàng:

Dƣới 3 năm Từ 3 - 6 năm Trên 6 năm * Bằng cấp chuyên môn của Anh (Chị)

Trung cấp, Cao đẳng Đại học Trên Đại học

Phần 2: Các nhóm nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

NHÓM NGUYÊN NHÂN KHÁCH QUAN

1. Do biến động của nền kinh tế nhƣ: khủng hoảng, suy thoái, lạm phát... Không xảy ra Ít xảy ra Thƣờng xảy ra 2. Do nguyên nhân bất khả kháng nhƣ: thiên tai, dịch bệnh...

3. Do thay đổi cơ chế chính sách quản lý của Nhà nƣớc

Không xảy ra Ít xảy ra Thƣờng xảy ra 4. Do hành lang pháp lý trong hoạt động ngân hàng thiếu đồng bộ

Không xảy ra Ít xảy ra Thƣờng xảy ra 5. Do hệ thống quản lý thông tin còn nhiều bất cập

Không xảy ra Ít xảy ra Thƣờng xảy ra * Xin vui lòng ghi thêm những nguyên nhân khác theo quan điểm của Anh (Chị): ……… ………...

NHÓM NGUYÊN NHÂN THUỘC VỀ KHÁCH HÀNG 6. Do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích

Không xảy ra Ít xảy ra Thƣờng xảy ra

7. Do khách hàng bị chiếm dụng vốn, mất cân đối tiền vay và tài sản hình thành từ vốn vay.

Không xảy ra Ít xảy ra Thƣờng xảy ra 8. Do khách hàng không tiêu thụ đƣợc sản phẩm.

Không xảy ra Ít xảy ra Thƣờng xảy ra 9. Do khách hàng không đủ vốn lƣu động để kinh doanh.

Không xảy ra Ít xảy ra Thƣờng xảy ra 10. Do khách hàng không có đủ hoặc không thu xếp đƣợc nguồn vốn nhƣ kế hoạch.

Không xảy ra Ít xảy ra Thƣờng xảy ra 11. Do khách hàng chủ đích lừa đảo.

Không xảy ra Ít xảy ra Thƣờng xảy ra * Xin vui lòng ghi thêm những nguyên nhân khác theo quan điểm của Anh (Chị): ……… ………...

NHÓM NGUYÊN NHÂN THUỘC VỀ NGÂN HÀNG 12. Do bộ máy quản lý tín dụng không phù hợp.

Không xảy ra Ít xảy ra Thƣờng xảy ra 13. Do chính sách tín dụng chƣa thực sự hoàn thiện.

Không xảy ra Ít xảy ra Thƣờng xảy ra 14. Do quy trình tín dụng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu hạn chế rủi ro tín dụng, đồng thời việc thực hiện quy trình tín dụng còn chƣa nghiêm túc.

Không xảy ra Ít xảy ra Thƣờng xảy ra 15. Do cơ sở pháp lý và việc thực thi về xử lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ còn bất cập.

Không xảy ra Ít xảy ra Thƣờng xảy ra 16. Do công tác kiểm tra, giám sát độc lập yếu về trình độ, công nghệ. Không xảy ra Ít xảy ra Thƣờng xảy ra 17. Do chƣa xây dựng đƣợc mô hình đo lƣờng rủi ro tín dụng hiệu quả. Không xảy ra Ít xảy ra Thƣờng xảy ra 18. Do chƣa có mô hình riêng để đánh giá rủi ro danh mục đầu tƣ.

Không xảy ra Ít xảy ra Thƣờng xảy ra * Xin vui lòng ghi thêm những nguyên nhân khác theo quan điểm của Anh (Chị):

……… ………...

Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ và thời gian quý báu của quý Anh (Chị) đã giúp tôi hoàn thành bảng câu hỏi này!

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 96 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)