Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 38 - 102)

5. Bố cục của luận văn

2.2.Phƣơng pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng No & PTNT Việt Nam, tác giả sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kinh tế nhƣ: phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê mô tả và sử dụng các biểu, bảng, sơ đồ để minh họa cùng các phƣơng pháp khác.

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Nghiên cứu tập trung vào rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng No & PTNT Việt Nam và các bên có liên quan nhằm đánh giá đƣợc thực trạng quản lý rủi ro tín dụng, đồng thời bƣớc đầu đƣa ra một số giải pháp nhừm hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng No & PTNT Việt Nam.

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Nguồn số liệu thứ cấp chủ yếu lấy ở sách, báo nhằm cung cấp những lý luận có liên quan tới rủi ro tín dụng.

Thu thập từ Internet có đƣợc các thông tin về rủi ro tín dụng của một số ngân hàng của các nƣớc cũng nhƣ của các ngân hàng khác trong cả nƣớc và những tƣ liệu liên quan đến đề tài.

Thu thập từ Ban tín dụng, Ban Kế hoạch nguồn vốn, Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro các số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh: huy động vốn, dƣ nợ tín dụng, phân loại nợ, xếp hạng tín dụng khách hàng, nợ xấu,….

2.2.2.2. Thu thập tài liệu sơ cấp

Ghi nhận các ý kiến, nhận định của cán bộ tín dụng thông qua các phiếu điều tra về nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong thời gian qua.Các phiếu điều tra đƣợc gửi tới các cán bộ tín dụng công tác tại NHNo & PTNT Việt Nam và một số tổ chức tín dụng khác nhƣ: Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Techcombank, Sacombank, ACB, VIB Bank.

Bảng câu hỏi điều tra sẽ đƣợc chia thành hai phàn chính:

- Phần 1: Thông tin cá nhân của ngƣời tham gia trả lời bảng câu hỏi điều tra nhƣ: Họ tên, chƣc vụ, nơi làm việc, quy mô dƣ nợ, số năm công tác, bằng cấp chuyên môn.

- Phần 2: Các câu hỏi điều tra cụ thể đƣợc chọn lọc từ phần nguyên nhân dẫ đến rủi ro tín dụng.

Việc chuẩn bị phiếu điều tra và nội dung của phiếu điều tra dựa vào mục tiêu nghiên cứu và mục tiêu của việc điều tra.

- Số phiếu phát ra: 134 (trong đó: NHNo & PTNT - 66, tổ chức tín dụng khác - 68).

- Số phiếu nhận đƣợc: 101 (trong đó: NHNo & PTNT - 59, tổ chức tín dụng khác - 42), tỷ lệ 75.4%

Bảng 2.1. Thông tin về đối tƣợng điều tra

Quy mô dƣ nợ (tính theo phòng) < 100 tỷ 100 - 500 tỷ > 500 tỷ 10 - 10% 45 - 45% 46 - 45 % Kinh nghiệm tín dụng

< 3 năm 3 - 6 năm > 6 năm

54 - 53% 30 - 30% 17 - 17%

Bằng cấp Chuyên môn

Dƣới Đại học Đại học Trên Đại học

2.2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin

Thông tin đƣợc tổng hợp trên bộ công cụ Excel và phần mềm xử lý số liệu thống kê các thông tin định tính sẽ đƣợc nhập theo các cấp độ học đƣợc mã hóa trƣớc khi nhập.

2.2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

Phân tích dữ liệu trong nghiên cứu khoa học luôn đóng vai trò rất quan trọng. Hầu nhƣ bất cứ một công trình nghiên cứu nào cũng cần phân tích dữ liệu, từ đơn giản nhất nhƣ phân tích mô tả đến phức tạp nhƣ phân tích đa biến.

Trong nghiên cứu sẽ áp dụng các công cụ phần mềm xử lý số liệu thống kê để phân tích dữ liệu trong đó.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

a/ Các chỉ tiêu nhận diện rủi ro tín dụng

 Nhóm chỉ tiêu thanh khoản:

- Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản lƣu động/Nợ ngắn hạn

Hệ số này phải lớn hơn 1, nếu không DN sẽ gặp khó khăn trong việc trả nợ - Hệ số thanh toán nhanh = (Tài sản lƣu động - Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn Các DN có vòng quay hàng tồn kho chậm đòi hỏi hệ số này phải cao, còn DN có hệ số vòng quay hàng tồn kho nhanh thì chỉ tiêu này có thể nhỏ hơn 1

 Nhóm chỉ tiêu đòn cân nợ:

- Hệ số nợ = (Tổng tài sản - Vốn chủ sở hữu)/Tổng tài sản

Hệ số này nhỏ hơn hoặc bằng 0,5 là lý tƣởng vì có ít nhất phân nửa tài sản của DN đƣợc hình thành từ vốn chủ sở hữu

- Hệ số khả năng trả lãi = Lợi tức trƣớc thuế và lãi/Chi phí trả lãi

Hệ số này đo lƣờng mức độ an toàn của thu nhập có thể trả lãi cho Quỹ

 Nhóm chỉ tiêu hoạt động

- Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/Hàng tồn kho - Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu/Các khoản phải thu - Vòng quay vốn lƣu động = Doanh thu thuần/Tổng tài sản

 Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lợi

- Hệ số sinh lợi doanh thu = Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần

- Hệ số sinh lợi của tài sản = (Lợi nhuận sau thuế+Tiền lãi phải trả)/Tổng tài sản - Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu

b/ Các chỉ tiêu về quản lý rủi ro tín dụng

 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng:

Tỷ lệ DPRRTD = DPRRTD đƣợc trích lập/ Dƣ nợ tín dụng cho kỳ báo cáo. Tỷ lệ này phản ánh số dƣ quỹ dự phòng rủi ro mà tổ chức tín dụng trích lập so với dƣ nợ tín dụng cho vay. Chỉ tiêu này nói lên sự chuẩn bị của tổ chức tín dụng cho khoản tổn thất tín dụng thông qua việc trích lập quỹ tổ chức tín dụng hàng năm từ thu nhập hiện tại của TCTD.

 Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng:

Khả năng bù đắp RRTD= DPRRTD đƣợc trích lập/ Nợ quá hạn.  Tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu:

Tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu = Tổng vốn tự có/ Tổng tài sản điều chỉnh theo trọng số rủi ro.

Tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu là một thƣớc đo độ an toàn vốn thể hiện khả năng chịu đựng các cú sốc tài chính liên quan đến hoạt động của tổ chức tín dụng. Các tổ chức tín dụng (trừ chi nhánh các ngân hàng nƣớc ngoài) phải duy trì tỷ lệ giữa vốn tự có và tổng tài sản “có” rủi ro ở mức tối thiểu là 8%. Với các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc mà tỷ lệ này thấp hơn 8% thì trong thời hạn tối đa 3 năm phải tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu này lên bằng mức quy định.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Tổng quan về ngân hàng No&PTNT Việt Nam

Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam, đến nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank là Ngân hàng thƣơng mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tƣ cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Agribank là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lƣới hoạt động và số lƣợng khách hàng. Tính đến 31/12/2011, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn đƣợc khẳng định với trên nhiều phƣơng diện:

- Tổng tài sản: 561.250 tỷ đồng. - Tổng nguồn vốn: 505.792 tỷ đồng. - : 29.606 tỷ đồng. - Tổng dƣ nợ: 443.476 tỷ đồng. - . - 42.000 cán bộ.

Agribank luôn chú trọng đầu tƣ đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển màng lƣới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Agribank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Với hệ thống IPCAS đã đƣợc hoàn thiện, Agribank đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, với độ an toàn và chính xác cao đến mọi đối tƣợng khách hàng trong và ngoài nƣớc. Hiện nay, Agribank đang có 10 triệu khách hàng là hộ sản xuất, 30.000 khách hàng là doanh nghiệp.

Agribank là một trong số các ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với 1.065 ngân hàng đại lý tại 97 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Agribank là Chủ tịch Hiệp hội T

-

1991

2002.

Agribank là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án nƣớc ngoài. Trong bối

136 dự án với tổng số vốn tiếp nhận đạt trên 5,5 tỷ USD. Agribank không ngừng tiếp cận, thu hút các dự án mới: Hợp đồng tài trợ với Ngân hàng Đầu tƣ châu Âu (EIB) giai đoạn II; Dự án tài chính nông thôn III (WB); Dự án Biogas (ADB); Dự án JIBIC (Nhật Bản); Dự án phát triển cao su tiểu điền (AFD) v.v...

Bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh, Agribank còn thể hiện trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp lớn với sự nghiệp An sinh xã hội của đất nƣớc. Thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về chƣơng trình hỗ trợ giảm nghèo nh

, Quỹ tình .

, vào đúng dịp kỷ niệm 21 năm ngày thành lập (26/3/1988 - 26/3/2009), Agribank vinh dự đƣ

-

.

Với vị thế là Ngân hàng thƣơng mại - ,

Agribank đã, đang không ngừng nỗ lực hết mình, đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nƣớc.

3.1.2. Tình hình kinh doanh của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam

Trong tình hình nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng gặp rất nhiều sóng gió trong thời gian từ năm 2009 đến nay, Ngân hàng No&PTNT Việt Nam cũng đang cố gắng để có những bƣớc đi đúng đắn, khắc phục những khó khăn, đạt đƣợc những kết quả tích cực.

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu chủ yếu của NHNo & PTNT Việt Nam

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Vốn huy động 305,671 375,033 434,331 474,941 505,792

Dƣ nợ cho vay 247,092 321,145 367,835 414,755 443,476

Vốn chủ sở hữu 10,451 14,040 17,915 21,228 22,176

Tổng tài sản 326,896 400,485 480,937 534,987 561,250

Lợi nhuận sau thuế 1,657 2,128 1,830 1,300 1,792

(Nguồn: - Báo cáo thường niên năm 2007-2011)

Bảng số liệu cho thấy, giai đoạn 2007-2011 nguồn vốn huy động của NHNo & PTNT Việt Nam liên tục tăng trƣởng với tốc độ bình quân khoảng 13.5%, chƣa đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra của Hội đồng quản trị là 18-20%. Tốc độ tăng từ năm 2008 đến năm 2011 lần lƣợt là 22.6%;15.8%; 9.3%; 6.4%, tốc độ tăng giảm dần vì ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và trong nƣớc. Phải nói rằng, giai đoạn vừa qua là giai đoạn cực kỳ khó khăn với Ngân hàng No&PTNT Việt Nam, phải rất cố gắng và có những bƣớc đi đúng đắn, giữ vững uy tín thì mới có thể duy trì nguồn vốn huy động và có tăng trƣởng.Trong cơ cấu nguồn vốn huy động, nguồn tiền gửi và các khoản phải trả khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất từ 84% đến 96%.

Nguồn vốn huy động liên tục ổn định nhƣ vậy là do toàn hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam đã coi trọng công tác huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn bằng cách đa dạng hoá các hình thức huy động (tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi trả lãi trƣớc, trả lãi sau, tiền gửi bậc thang, gửi góp,…), đẩy mạnh công tác tiếp thị, thực hiện tốt chính sách khách hàng, kiên trì với chủ trƣơng tăng nguồn tiền gửi dân cƣ.

Tỷ lệ thuận với sự tăng trƣởng của nguồn vốn huy động, dƣ nợ cho vay nền kinh tế giai đoạn 2007-2011 cũng liên tục tăng trƣởng với tốc độ bình quân 15.95%/năm. Tổng dƣ nợ đến cuối năm 2011 đạt 443,476 tỷ đồng, tăng 6,9% so với năm 2010 và tăng 79,5% so với 31/12/2007. Nhìn vào những số liệu trên có thể thấy, trƣớc năm 2009, tăng trƣởng tín dụng của Agribank tƣơng đối nóng (năm 2008 là 29,96%), bƣớc sang năm 2009, khi mà nền kinh tế trong nƣớc đang bắt đầu bị tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, Agribank lập tức phải đƣa ra các giải pháp để kìm hãm tốc độ tăng trƣởng tín dụng (năm 2009 là 14,5%, năm 2010 là 12,7% và năm 2011 chỉ còn 6,9%).Tăng trƣởng tín dụng là kết quả của việc mở rộng thị trƣờng, thị phần, tiếp tục coi trọng thị trƣờng nông nghiệp, nông thôn và đi đôi với việc tăng cƣờng mở rộng thị phần thành thị và các ngành kinh tế quan trọng thông qua mở thêm các chi nhánh, phòng giao dịch, thực hiện các dự án cho vay đồng tài trợ.

Nhằm mục tiêu lành mạnh hoá tài chính, thông qua cải thiện chất lƣợng tài sản, nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao hiệu quả nguồn vốn đáp ứng các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế về an toàn hoạt động, NHNo & PTNT Việt Nam đã thực hiện cơ cấu lại nợ và tăng vốn điều lệ, xử lý trên 70% nợ tồn đọng, đến hết năm 2011, Ngân hàng đã có tình hình tài chính lành mạnh hơn. Đến hết năm 2011, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đã đạt xấp xỉ 8% đạt mức an toàn vốn theo thông lệ quốc tế (8%).

3.1.3.Hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Việt Nam

Trong giai đoạn 2007-2011, dƣ nợ cho vay nền kinh tế của NHNo & PTNT Việt Nam liên tục tăng trƣởng. Hoạt động tín dụng tăng trƣởng nóng nhất trong năm 2008, với tốc độ tăng trƣởng đạt 29.97 % so với năm trƣớc. Đến năm 2009, thực hiện chỉ đạo của NHNN, NHNo & PTNT Việt Nam tiến hành hàng loạt các biện pháp nhƣ thƣờng xuyên kiểm tra hoạt động tín dụng tại các chi nhánh, hạn chế cho vay mới đối với các ngành nghề có nguy cơ rủi ro cao, giảm quyền phán quyết cho vay đối với khách hàng của Chi nhánh,…. nhằm kiềm chế tốc độ tăng trƣởng nóng tín dụng. Do đó, tốc độ tăng trƣởng tín dụng trong năm 2009 đã giảm xuống còn 14.5% so với năm trƣớc.

Năm 2009-2010, nhằm ngăn đà suy thoái kinh tế, kích thích tăng trƣởng kinh tế trong nƣớc, NHNo & PTNT Việt Nam đã thực hiện theo chủ trƣơng của Chính phủ, chỉ đạo của NHNN việt Nam, thực hiện cho vay hỗ trợ lãi suất ngắn hạn, trung dài hạn đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nƣớc, đƣa ra các chính sách cho vay mới nhằm tháo gỡ cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế,... Bởi vậy, dƣ nợ cho vay nền kinh tế năm 2009-2010 vẫn tăng ở mức trên 10% (2009 là 14,5%; năm 2010 là 12,7%) trong khi đúng ra là cần hạn chế mức tăng để xử lý dƣ âm của tăng trƣởng nóng các năm trƣớc.

Về cơ cấu dƣ nợ cho vay nền kinh tế của NHNo & PTNT Việt Nam cũng có nhiều điểm chú ý:

- Xét theo thời gian: Cơ cấu dƣ nợ theo thời gian từ năm 2007-2011 cho thấy cả dƣ nợ ngắn hạn và dƣ nợ trung dài hạn đều tăng liên tục qua các năm. Tốc độ tăng dƣ nợ trung dài hạn thấp hơn so với tốc độ tăng dƣ nợ ngắn nên tỷ trọng dƣ nợ trung dài hạn trong tổng dƣ nợ trong giai đoạn này có xu hƣớng giảm dần. Đó là do

có sự nỗ lực của ban lãnh đạo NHNo & PTNT Việt Nam và các chi nhánh trực thuộc trong việc đề ra, thực hiện nghiêm túc kế hoạch hàng năm nhằm thực hiện mục tiêu thay đổi dần cơ cấu dƣ nợ theo thời gian phù hợp hơn với tính chất của các nguồn vốn huy động.

- Xét theo loại tiền: Bảng 3.3 cho thấy dƣ nợ nội tệ và ngoại tệ đều tăng qua các năm, song tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ ngoại tệ thấp hơn so với tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 38 - 102)