5. Bố cục của luận văn
1.2.4. Các nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng
* Nguyên tắc của Basel về quản lý rủi ro tín dụng
Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng là một ủy ban bao gồm các chuyên gia giám sát hoạt đọng ngân hàng đƣợc thành lập vào năm 1975 bởi các Thống đốc ngân hàng Trung ƣơng của nhóm G10 (Bỉ, Canada, Đức, Ý, Nhật Bản, Hà Lan, Thụy Điển, Vƣơng quốc Anh, và Mỹ). Ủy ban tổ chức họp thƣờng niên tại trụ sở Ngân hàng thanh toán Quốc tế (BIS) tại Wassington (Mỹ) hoặc Thành phố Basel (Thụy sĩ).
Ủy ban Basel đã ban hành 17 nguyên tắc trong quản lý rủi ro tín dụng đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động cấp tín dụng, các nguyên tắc này tập trung vào các nội dung cơ bản sau đây;
- Xây dựng môi trường tín dụng thích hợp (3 nguyên tắc);
Trong nội dung này, Ủy ban Basel yêu cầu Hội đồng quản trị phải thực hiện phê duyệt định kỳ chính sách rủi ro tín dụng, xem xét rủi ro tín dụng và xây dựng một chiến lƣợc xuyên suốt trong hoạt động tín dụng của ngân hàng (tỷ lệ nợ xấu, mức độ chấp nhận rủi ro …). Trên cở sở này, Ban Tổng Giám đốc có trách nhiệm thực thi các định hƣớng này và phát triển các chính sách, thủ tục nhằm phát hiện, đo lƣờng, theo dõi và kiểm soát nợ xấu trong mọi hoạt động, ở cấp độ của từng tài khoản tín dụng và cả danh mục đầu tƣ. Các ngân hàng cần xác định và quản lý rủi ro tín dụng trong mọi sản phẩm và hoạt động của mình, đặc biệt là các sản phẩm mới phải có sự phê duyệt của Hội đồng quản trị hoặc Ủy ban của Hội đồng quản trị.
- Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh (4 nguyên tắc):
Các ngân hàng cần xác định tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh (thị trƣờng mục tiêu, đối tƣợng khách hàng, điều khoản và điều kiện cấp tín dụng..) . Cần xây dựng các hạn mức tín dụng cho từng loại khách hàng vay vốn và nhóm khách hàng vay vốn để tạo ra các loại hình rủi ro tín dụng khác nhau nhƣng có thể so sánh và theo dõi trên cơ sở xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Ngân hàng phải có quy trình rõ ràng trong phê duyệt tín dụng, các sửa đổi tín dụng với sự tham gia của các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng nhƣ trách nhiệm rạch ròi của các bộ phận tham gia, đồng thời cần phát triển đội ngũ nhân viên quản lý rủi ro tín dụng có kinh nghiệm, kiến thức nhằm đƣa ra các nhận định thận trọng trong việc đánh giá, phê duyệt và quản lý rủi ro tín dụng. Việc cấp tín dụng cần đƣợc thực hiện trên cơ sở giao dịch công bằng giữa các bên, đặc biệt cần có sự cẩn trọng và đánh giá hợp lý đối với các khoản tín dụng cấp cho khách hàng có quan hệ.
- Duy trì một quá trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp (10 nguyên tắc):
Các ngân hàng cần có hệ thống quản lý một cách cập nhật đối với các danh mục đầu tƣ có rủi ro tín dụng, bao gồm cập nhật hồ sơ tín dụng, thu thập thông tin tài
chính hiện hành, dự thảo các văn bản nhƣ hợp đồng vay… theo quy mô và mức độ phức tạp của ngân hàng. Đồng thời hệ thống này phải có khả năng nắm bắt và kiểm soát tình hình tài chính, sự tuân thủ các giao kèo của khách hàng… để phát hiện kịp thời những khoản vay có vấn đề. Ngân hàng cần có hệ thống khắc phục sớm đối với các khoản tín dụng xấu, quản lý các khoản tín dụng có vấn đề. Các chính sách rủi ro tín dụng của ngân hàng cần chỉ rõ cách thức quản lý các khoản tín dụng có vấn đề. Trách nhiệm của các khoản tín dụng này có thể giao cho bộ phận tiếp thị hay bộ phận xử lý nợ hoặc kết hợp cả hai bộ phận tùy theo quy mô và bản chất mỗi khoản tín dụng. Uỷ ban Basel cũng khuyến khich các ngân hàng phát triển và xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong quản lý rủi ro tín dụng, giúp phân biệt các mức độ rủi ro tín dụng trong các tài sản có tiềm năng rủi ro của ngân hàng.
Nhƣ vậy trong mô hình quản lý rủi ro tín dụng, nguyên tắc Basel có một số điểm cơ bản sau:
- Phân tách bộ máy cấp tín dụng theo các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng nhƣ trách nhiệm của các bộ phận tham gia.
- Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý rủi ro tín dụng.
- Xây dựng một hệ thống quản lý và cập nhật thông tin hiệu quả để duy trì một quá trình đo lƣờng, theo dõi tín dụng thích hợp, đáp ứng yêu cầu thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng.
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại
Có nhiều nhân tố tác động đến QLRRTD tại các ngân hàng thƣơng mại. Tuy nhiên những nhân tố cơ bản, quan trọng tác động mạnh mẽ và trực tiếp nhất bao gồm:
a/. Cơ chế, chính sách của Nhà nước
Đây là nhân tố đặc biệt quan trọng, có tác động tới chất lƣợng tín dụng và mức độ rủi ro của nguồn vốn cho vay
- Môi trƣờng pháp lý đồng bộ, đầy đủ, thống nhất và ổn định sẽ tác dụng rất lớn đến chất lƣợng công tác tín dụng. Trong nền kinh tế thị trƣờng có sự điều tiết của Nhà nƣớc, pháp luật trở thành bộ phận không thể thiếu. Một hệ thống pháp luật đầy đủ, chuẩn tắc và đồng bộ trƣớc hết sẽ tạo niềm tin đƣợc bảo hộ chính đáng
trong quá trình đầu tƣ, đồng thời giúp các DN cũng nhƣ các NHTM hoạt động thuận lợi, giảm thiểu rủi ro.
- Môi trƣờng kinh tế - xã hội là tổng hoà các mối quan hệ về kinh tế - xã hội tác động lên hoạt động của DN, đó chính là các cơ chế chính sách của Nhà nƣớc đề ra trong từng thời kỳ để phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc nhằm đạt đƣợc những mục tiêu đề ra trong tƣơng lai. Môi trƣờng kinh tế - xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện lƣu thông hàng hoá, thúc đẩy sản xuất phát triển, do đó hoạt động tín dụng sẽ thuận lợi hơn. Nền kinh tế ổn định tăng trƣởng tốt giúp cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả và khả năng hoàn trả vốn vay cao hơn, tác động tới mức độ rủi ro tín dụng của NHTM.
b/. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội địa phương:
Điều kiện kinh tế xã hội: Đây cũng là một nhân tố quan trọng có tác động trực tiếp đến công tác QLRRTD. Các NHTM ở từng địa phƣơng phải tập trung cho một số lĩnh vực khuyến khích đầu tƣ của Nhà nƣớc phê duyệt trong từng thời kỳ, phù hợp với chiến lƣợc, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng. Do đó điều kiện kinh tế xã hội của địa phƣơng có ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của DN và sẽ có ảnh hƣởng liên đới trong công tác QLRRTD của NHTM.
Môi trƣờng chính trị: có ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động và phát triển
của bất kỳ DN, tổ chức kinh tế xã hội nào. Trong tình hình chính trị không ổn định, thì không chỉ riêng DN sản xuất - kinh doanh gặp khó khăn mà nó cũng gây ra những rủi ro cho NHTM.
Ngoài ra, các nguyên nhân bất khả kháng mang tính khách quan nhƣ thiên tai, chiến tranh, hoả hoạn,… có thể làm thiệt hại đến tài sản của ngƣời vay, làm họ mất hoặc giảm khả năng thanh toán gây rủi ro cho NHTM.
c/. Từ phía tổ chức tín dụng:
Năng lực thẩm định và giám sát tín dụng: Năng lực thẩm định của CBTD
là yếu tố quyết định hiệu quả của công tác quản lý RRTD trong hoạt động cho vay. Năng lực thẩm định của CBTD thể hiện ở năng lực phân tích tài chính và xử lý các thông tin tín dụng. Năng lực thẩm định cao sẽ loại trừ đƣợc sai lệch trong việc cung cấp thông tin cũng nhƣ khả năng sử dụng vốn vay của khách hàng, giảm đƣợc rủi ro trong tƣơng lai của khoản vay.
Năng lực giám sát tín dụng: giám sát tín dụng nhằm đảm bảo chất lƣợng tín dụng nhƣ ban đầu dự đoán, hạn chế xảy ra tình trạng rủi ro trong tín dụng. Theo dõi sát sao và chặt chẽ việc giải ngân và sử dụng tiền vay là biện pháp quan trọng để đảm bảo việc sử dụng vốn đầu tƣ đúng mục đích, ngăn ngừa nợ quá hạn, nợ khó đòi.
Tổ chức bộ máy và quy trình nghiệp vụ: Hoạt động cho vay có đạt hiệu
quả cao, RRTD có đƣợc hạn chế hay không phụ thuộc rất lớn vào tổ chức bộ máy, quy trình nghiệp vụ. Việc quy định rõ quyền hạn trách nhiệm của từng khâu, từng bộ phận, mối quan hệ của từng bộ phận sẽ có tác dụng quan trọng trong quá trình thực hiện từ thẩm định đến khi thiết lập quan hệ tín dụng và thu hồi vốn gốc, lãi. Quy trình quản lý tín dụng đƣợc bố trí khoa học, rõ ràng sẽ góp phần quan trọng làm nâng cao chất lƣợng của thông tin tới cấp ra quyết định cho vay, giảm các yếu tố sai lệch thông tin và là cơ sở để nâng cao chất lƣợng tín dụng, từ đó hạn chế RRTD.
Công nghệ thông tin: Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay
của Việt Nam, công nghệ thông tin có tác động nhiều đến công tác quản lý RRTD. Công nghệ thông tin hiện đại cung cấp cho ngƣời làm công tác quản lý RRTD những công cụ hữu hiệu từ việc giúp nhanh chóng phát hiện sớm các rủi ro có thể xảy ra đến việc cập nhật các thông tin cần thiết. Với hệ thống thông tin hiện đại đảm bảo cho CBTD có thể thu thập, phân tích và xử lý những thông tin liên quan đến hoạt động cho vay, đặc biệt là trong việc đánh giá RRTD. Với những tiện lợi về thời gian trong việc cập nhật và phân tích thông tin, công nghệ hiện đại giúp các NHTM đƣa ra các biện pháp phù hợp và hạn chế đƣợc RRTD.
d/. Từ phía khách hàng:
- Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay: Khi các doanh nghiệp, cá nhân đặt vấn đề vay vốn ngân hàng đều có các phƣơng án kinh doanh cụ thể, hiệu quả, khả thi. Tuy nhiên, rất nhiều ngƣời vay sẵn sàng mạo hiểm với kỳ vọng thu đƣợc lợi nhuận cao. Để đạt đƣợc mục đích của mình, họ sẵn sàng tìm cách tạo ra các phƣơng án hiệu quả, khả thi, có độ rủi ro thấp nhằm mục đích vay đƣợc tiền của ngân hàng. Và số tiền vay đó đƣợc đƣa vào sử dụng mục đích thực của họ. Cộng với việc thiếu kiểm tra giám sát sau khi vay vốn của ngân hàng, việc đầu tƣ thực sự gặp
rủi làm ngƣời vay không thích ứng đƣợc dẫn đến thua lỗ, khả năng trả nợ vay ngân hàng tất yếu sẽ bị suy giảm, hoặc mất khả năng trả nợ vay. Trong trƣờng hợp khác, ngƣời vay kinh doanh vẫn có lãi song vẫn không trả nợ cho ngân hàng đúng hạn. Họ chây ì với hy vọng có thể quỵt nợ, hoặc sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt.
- Khả năng quản lý kinh doanh kém: Khi các doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần là tập trung vốn đầu tƣ vào tài sản vật chất chứ ít doanh nghiệp nào mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý, đầu tƣ cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán đúng chuẩn mực. Quy mô kinh doanh phình ra quá to so với tƣ duy quản lý khiến ngƣời quản lý không có khả năng tính toán đƣợc hết những bất trắc có thể xảy ra, không có khả năng thích ứng và khắc phục khó khăn. Điều này dẫn đến sự thua lỗ, phá sản của các phƣơng án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành công trên thực tế.
- Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch: Điều này xảy ra khi các doanh nghiệp quá lạm dụng các khoản vốn chiếm dụng từ các đối tác kinh doanh và vốn vay ngân hàng vào hoạt động kinh doanh của mình, khiến tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao. Cộng với việc các doanh nghiệp không tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực nguyên tắc ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán. Do đó, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng chỉ mang tính chất hình thức hơn là thực chất. Khi cán bộ ngân hàng lập các bản phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp sẽ thiếu tính thực tế và xác thực. Trong trƣờng hợp nhƣ vậy, khả năng xảy ra rủi ro tín dụng sẽ tăng cao.
- Khách hàng chủ định lừa đảo cán bộ ngân hàng với hy vọng chiếm dụng đƣợc vốn của ngân hàng càng nhiều càng tốt.
1.3. Kinh nghiệm quản lý rủi ro của một số ngân hàng trong nước và nước ngoài
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của một số ngân hàng nước ngoài
* Kinh nghiệm xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng:
Mô hình quản lý rủi ro tín dụng đƣợc sử dụng hiệu quả tại một số ngân hàng có tiềm lực trên thế giới nhƣ ANZ, Citibank khi mà các điều kiện bên ngoài và bên
trong đƣợc đảm bảo toàn diện. Tại các nƣớc nhƣ Mỹ, Úc… thị trƣờng tài chính phát triển mạnh, hệ thống luật pháp rất nghiêm ngặt, hành lang pháp lý đồng bộ và đặc biệt có quy định các chế tài chặt chẽ về các vấn đề công bố thông tin, theo đó các cổ đông có thể giám sát chặt chẽ ngân hàng. Hầu hết các chi nhánh của ngân hàng ANZ, Citibank đều kết nối hệ thống với ngân hàng Hội sở chính trên nền tảng công nghệ cao, có hệ thống xử lý dữ liệu tự động hóa, tính bảo mật cao, xử lý thông tin tập trung. Lực lƣợng nhân sự tham gia quản lý rủi ro phải có đầy đủ các điều kiện: Kiến thức và nhận thức về quản lý rủi ro, am hiểu về công nghệ và kỹ thuật đo lƣờng, am hiểu vê luật pháp và chế độ công bố thông tin; Cán bộ kiểm tra nội bộ am hiểu về kế toán và quản lý rủi ro.
Trên cơ sở đó, các ngân hàng ANZ, Citibank phân chia hoạt động tín dụng thành 3 bộ phận: Bộ phận kinh doanh và quan hệ khách hàng (Business Unit); Bộ phận quản lý rủi ro (Relative Group); Bộ phận quản lý nợ (Debt Deparment). Hệ thống thông tin tại Hội sở chính, các khoản vay lớn thì đƣợc quyết định cuối cùng bởi Uỷ ban quản lý rủi ro và hội đồng quản lý rủi ro. Citibank và ANZ đều áp dụng mô hình đo lƣờng tín dụng nội bộ và mô hình Raroc. Theo ANZ phƣơng pháp Raroc đảm bảo rằng một khoản vay chỉ đƣợc thông qua khi khoản vay đem lại giá trị cho cổ đông. Nếu Raroc của khoản vay thấp hơn ROE thì khoản vay sẽ bị từ chối, nếu lớn hơn sẽ đƣợc thông qua.
* Hoàn thiện hệ thống pháp lý để vận hành mô hình:
Để mô hình quản lý rủi ro vận hành tốt, các quy định của thị trƣờng phải đƣợc quy định một cách rõ ràng, tạo sự ổn định lâu dài, khuyến khích đƣợc sự tham gia của thị trƣờng công chúng. ANZ vận hành đƣợc mô hình tốt do phát triển trong một môi trƣờng luật pháp công khai ổn định, các chuẩn mực kế toán về hoạt động tín dụng, dự phòng rủi ro, cơ chế quản lý nợ đƣợc kiện toàn.
* Quản trị hệ thống thông tin tín dụng và công nghệ thông tin:
Hệ thống thông tin tín dụng đƣợc tổ chức tốt là công cụ vô cùng đắc lực cho công tác thẩm định khách hàng vay, giúp hạn chế đƣợc rủi ro ngay từ khâu thẩm