Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của một số ngân hàng

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 34 - 37)

5. Bố cục của luận văn

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của một số ngân hàng

* Kinh nghiệm xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng:

Mô hình quản lý rủi ro tín dụng đƣợc sử dụng hiệu quả tại một số ngân hàng có tiềm lực trên thế giới nhƣ ANZ, Citibank khi mà các điều kiện bên ngoài và bên

trong đƣợc đảm bảo toàn diện. Tại các nƣớc nhƣ Mỹ, Úc… thị trƣờng tài chính phát triển mạnh, hệ thống luật pháp rất nghiêm ngặt, hành lang pháp lý đồng bộ và đặc biệt có quy định các chế tài chặt chẽ về các vấn đề công bố thông tin, theo đó các cổ đông có thể giám sát chặt chẽ ngân hàng. Hầu hết các chi nhánh của ngân hàng ANZ, Citibank đều kết nối hệ thống với ngân hàng Hội sở chính trên nền tảng công nghệ cao, có hệ thống xử lý dữ liệu tự động hóa, tính bảo mật cao, xử lý thông tin tập trung. Lực lƣợng nhân sự tham gia quản lý rủi ro phải có đầy đủ các điều kiện: Kiến thức và nhận thức về quản lý rủi ro, am hiểu về công nghệ và kỹ thuật đo lƣờng, am hiểu vê luật pháp và chế độ công bố thông tin; Cán bộ kiểm tra nội bộ am hiểu về kế toán và quản lý rủi ro.

Trên cơ sở đó, các ngân hàng ANZ, Citibank phân chia hoạt động tín dụng thành 3 bộ phận: Bộ phận kinh doanh và quan hệ khách hàng (Business Unit); Bộ phận quản lý rủi ro (Relative Group); Bộ phận quản lý nợ (Debt Deparment). Hệ thống thông tin tại Hội sở chính, các khoản vay lớn thì đƣợc quyết định cuối cùng bởi Uỷ ban quản lý rủi ro và hội đồng quản lý rủi ro. Citibank và ANZ đều áp dụng mô hình đo lƣờng tín dụng nội bộ và mô hình Raroc. Theo ANZ phƣơng pháp Raroc đảm bảo rằng một khoản vay chỉ đƣợc thông qua khi khoản vay đem lại giá trị cho cổ đông. Nếu Raroc của khoản vay thấp hơn ROE thì khoản vay sẽ bị từ chối, nếu lớn hơn sẽ đƣợc thông qua.

* Hoàn thiện hệ thống pháp lý để vận hành mô hình:

Để mô hình quản lý rủi ro vận hành tốt, các quy định của thị trƣờng phải đƣợc quy định một cách rõ ràng, tạo sự ổn định lâu dài, khuyến khích đƣợc sự tham gia của thị trƣờng công chúng. ANZ vận hành đƣợc mô hình tốt do phát triển trong một môi trƣờng luật pháp công khai ổn định, các chuẩn mực kế toán về hoạt động tín dụng, dự phòng rủi ro, cơ chế quản lý nợ đƣợc kiện toàn.

* Quản trị hệ thống thông tin tín dụng và công nghệ thông tin:

Hệ thống thông tin tín dụng đƣợc tổ chức tốt là công cụ vô cùng đắc lực cho công tác thẩm định khách hàng vay, giúp hạn chế đƣợc rủi ro ngay từ khâu thẩm định hồ sơ.

Hầu hết các ngân hàng nhƣ ANZ, HSBC, Citibank đều có nền tảng công nghệ vững chắc, đây là cơ sở để các ngân hàng áp dụng mô hình quản lý rủi ro tín dụng. Hệ thống thông tin của các ngân hàng này đều đƣợc xử lý tự động tập trung, có các phần mềm phân loại các khoản vay trong hạn, quá hạn và có vấn đề, từ đó đƣa ra báo cáo. Hệ thống thông tin tập trung sẽ giúp cho ngân hàng phân tích tốt hơn về khách hàng và đƣa ra biện pháp quản lý rủi ro tƣơng ứng. Do đó công nghệ thông tin còn là chìa khóa để vận hành mô hình quản lý rủi ro tín dụng.

* Quản lý rủi ro tín dụng bằng việc đưa ra định hướng cấp tín dụng và chính sách tín dụng:

Ngân hàng HSBC đã xây dựng và duy trì một chính sách tín dụng năng động với những tiêu chuẩn tín dụng cao nhất có thể áp dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đảm bảo các chính sách này đề cập đầy đủ đến các khía cạnh rủi ro và lợi nhuận. Các chính sách tín dụng phải hợp lý, phù hợp với thực tế của khu vực và bảo vệ đƣợc quyền lợi lâu dài của ngân hàng mà không kìm hãm sự tăng trƣởng của kinh doanh.

1.3.2. Kinh nghiệm quản lý rủi ro từ một số ngân hàng thương mại Việt Nam

Trong những năm gần đây đã có sự thay đổi cơ bản trong cơ cấu tổ chức bộ máy và quy trình cấp tín dụng của một số ngân hàng Việt Nam nhƣ ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng (Vietcombank) … chúng ta không còn thấy phòng tín dụng là bộ phận trực tiếp tiếp xúc khách hàng, tiến hành thẩm định hồ sơ vay vốn để xem xét quyết định cho vay. Thay vào đó là phòng quan hệ khách hàng, là đầu mối tiếp xúc và tiếp nhận đầy đủ các yêu cầu khách hàng để các bộ phận chức năng xem xét phê duyệt. Những thay đổi cơ bản trong mô hình quản lý rủi ro tín dụng đang đƣợc các ngân hàng này áp dụng là:

- Hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng từ hội sở chính đến các chi nhánh có sự phân cấp rõ ràng về mức phán quyết, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, đồng thời xây dựng các chính sách quản lý rủi ro tín dụng, chính sách phân bổ tín dụng, chính sách khách hàng …

- Chuyển đổi mô hình quản lý theo chiều ngang sang mô hình quản lý theo

cấp tín dụng đƣợc tập trung tại hội sở chính, các chi nhánh chủ yếu làm chức năng bán hàng.

- Phân tách bộ phận tín dụng thành các bộ phận chuyên môn khác nhau nhƣ: quan hệ khách hàng (tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, khởi tạo tín dụng), bộ phận quản lý rủi ro tín dụng (thẩm định tín dụng độc lập và đƣa ra các ý kiến cấp tín dụng cũng nhƣ giám sát quá trình thực hiện các quy định tín dụng của bộ phận quan hệ khách hàng), bộ phận tác nghiệp (thực hiện lƣu trữ hồ sơ, nhập hệ thống máy tính và quản lý vay…). Ƣu điểm của mô hình mới này mang lại trong quản trị rủi ro là thực hiện đƣợc sự tách bạch giữa bộ phận tiếp thị và bộ phận thẩm định giúp cho các quyết định cho vay mang tính khách quan hơn, chuyên môn hóa sâu hơn giúp thực hiện phân tích và phản biện tín dụng sâu sắc và chính xác hơn, giúp nhận dạng các rủi ro tiềm năng và có các phƣơng pháp phòng ngừa thích hợp.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 34 - 37)