Các nhóm giải pháp khác

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 94 - 96)

5. Bố cục của luận văn

4.2.6. Các nhóm giải pháp khác

- Nâng cao vai trò của công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ: Để đảm bảo đủ thẩm quyền và độc lập trong kiểm tra kiểm soát nên tạo ra sự không phụ thuộc và

độc lập nhất định của Phòng Kiểm tra nội bộ của Chi nhánh bằng cách quy định lƣơng của cán bộ kiểm tra nội bộ sẽ do Trụ sở chính NHNo & PTNT Việt Nam trả và nhân sự của Phòng này cũng do Trụ sở chính chỉ định, bổ nhiệm và miễn nhiệm. Có nhƣ vậy thì Phòng kiểm tra nội bộ mới đủ thẩm quyền để thực thi các nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó, để nâng cao vai trò của công tác kiểm soát nhằm hạn chế rủi ro tín dụng cần thực hiện một số biện pháp sau:

+ Tăng cƣờng những cán bộ có trình độ, đã qua nghiệp vụ tín dụng để bổ sung cho phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ.

+ Trong quá trình kiểm tra hoạt động tín dụng có thể tăng cƣờng cán bộ làm trực tiếp từ bộ phận tín dụng cùng phối hợp kiểm tra.

+ Thƣờng xuyên đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ, luật pháp cho cán bộ phòng kiểm soát.

+ Cần có quy định trách nhiệm đối với cán bộ kiểm soát, có chế độ khuyến khích, thƣởng phạt để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động kiểm soát.

+ Không ngừng hoàn thiện và đổi mới phƣơng pháp kiểm tra, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra tùy từng thời điểm, từng đối tƣợng và mục đích của kiểm tra. Trong công tác kiểm tra nội bộ, ngoài thực hiện kiểm tra theo định kỳ, cần tập trung và tăng tần suất kiểm tra các khách hàng có nợ xấu, đánh giá việc thực thi các biện pháp quản lý nợ có vấn đề và khả năng thu hồi nợ. Công tác kiểm tra nội bộ cần thực hiện có trọng điểm, theo các ngành nghề, lĩnh vực đang tiềm ẩn nguy cơ rủi ro để kịp thời chấn chỉnh và đề xuất các giải pháp để tăng cƣờng khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng.

- Tăng cường mối quan hệ giữa các hiệp hội, ban ngành: Xây dựng mối liên kết với các hiệp hội làng nghề, ngành nghề, hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ… nắm bắt thông tin về khách hàng nhƣ tình hình sản xuất kinh doanh, nhu cầu về vốn, dịch vụ, đồng thời truyền tải thông tin về hoạt động của NHNo & PTNT Việt Nam tới khách hàng, tạo ra mối liên hệ qua lại thƣờng xuyên, xâm nhập lẫn nhau giữa Ngân hàng và khách hàng. Thông qua các hiệp hội, NHNo & PTNT Việt Nam tham gia cung cấp các dịch vụ tƣ vấn, đào tạo đến các khách hàng, tạo ra sự đa dạng về

nguồn lực, nâng cao hiệu quả thực hiện dự án của khách hàng. Mở rộng hợp tác với các TCTD trong khu vực và trên thế giới, tạo ra các cơ hội nhận tài trợ về đào tạo, học hỏi kinh nghiệm, góp phần nâng cao kỹ năng đầu tƣ cho ngân hàng. Kết hợp với các cơ quan chính quyền, hiệp hội, hội doanh nghiệp, cơ quan quản lý kinh doanh, thuế các cấp tập huấn nâng cao quy trình quản lý cho các khách hàng.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 94 - 96)