5. Bố cục của luận văn
3.2.2. Hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng No&PTNT
Bảng 3.11. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả QLRRTD của NH No&PTNT Việt Nam
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011
Tỷ lệ dự phòng RRTD (%) 2,07 1,89 1,98 2,99 3,17
Hệ số khả năng bù đắp RRTD 0,906 1,007 0,736 0,610 0,523
Tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu 3,19 3,5 4,72 6,26 8,03
Nợ xấu/ Tổng dƣ nợ 2,28 1,88 2,69 4,9 6,04
Tỷ lệ DPRRTD = DPRRTD đƣợc trích lập/ Dƣ nợ TD cho kỳ báo cáo.
Tỷ lệ này phản ánh số dƣ quỹ dự phòng rủi ro mà tổ chức tín dụng trích lập so với dƣ nợ tín dụng cho vay. Chỉ tiêu này nói lên sự chuẩn bị của tổ chức tín dụng cho khoản tổn thất tín dụng thông qua việc trích lập quỹ tổ chức tín dụng hàng năm từ thu nhập hiện tại của TCTD.
Tỷ lệ DPRRTD của Agribank từ năm 2007 đến năm 201 luôn dao động ở mức xấp xỉ 2%, đến năm 2010 và năm 2011, nợ xấu tăng vọt khiến tỷ lệ DPRRTD cũng tăng lên mức cao là 2,99% và 3,17%. Nhƣ vậy ta có thể thấy Agribank luôn có sự chuẩn bị tốt cho khoản tổn thất tín dụng thông qua việc trích lập quỹ thu nhập hàng năm của Agribank, tuy nhiên với tỷ lệ DPRRTD tƣơng đối cao nhƣ hiện nay, một lƣợng tiền lớn không thể đƣa vào kinh doanh, ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của Agribank Việt Nam.
Khả năng bù đắp RRTD= DPRRTD đƣợc trích lập/ Nợ quá hạn.
Hệ số này phản ánh khả năng bù đắp, tài trợ rủi ro tín dụng. Hệ số này qua các năm từ 2007-2011 có xu hƣớng giảm do tốc độ tăng nhanh của nợ quá hạn, tuy nhiên vẫn luôn ở mức chấp nhận đƣợc (> 0,5)
Tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu = Tổng vốn tự có/ Tổng tài sản điều chỉnh theo trọng số rủi ro.
Tỷ lệ này vốn an toàn tối thiểu của Agribank từ năm 2007-2010 có tăng nhƣng chƣa đạt đƣợc mức an toàn vốn theo thông lệ quốc tế (8%). Nhƣng đến năm 2011, với những nỗ lực của mình, Agribank đã đạt đƣợc tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu là 8,03% ,đánh dấu một bƣớc chuyển biến quan trọng của Agribank trong công tác quản lý rủi ro tín dụng.