5. Bố cục của luận văn
3.2.1. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng No&PTNT
3.2.1.1. Nhận diện và phân tích rủi ro tín dụng
Nhận diện và phân tích rủi ro tín dụng chính là bƣớc đầu tiên trong quá trình cấp tín dụng và là bƣớc không thể thiếu trong quy trình QLRRTD của ngân hàng No&PTNT Việt Nam.
Nhận diện rủi ro tín dụng
Với khách hàng cá nhân, có thể nhận diện qua nhân thân, gia đình, nơi làm việc, kinh nghiệm làm việc, tƣ cách cá nhân, uy tín với cộng đồng, mức độ đảm bảo của tài sản, thu nhập hàng tháng .v..v..
Đối với khách hàng Doanh nghiệp việc nhận diện rủi ro phức tạp hơn.
Bảng dƣới đây là liệt kê các loại rủi ro và các công cụ phân tích tƣơng ứng để xác định nguy cơ. Khi đánh giá mức độ rủi ro, CBTD của NHNo&PTNT Việt Nam đã sử dụng theo bảng sau:
Bảng 3.7. Nhận diện và công cụ quản lý rủi ro tín dụng STT Nguy cơ
rủi ro Ví dụ để phát hiện rủi ro Công cụ phân tích
1 Rủi ro
hoạt động
- Bộ máy quản lý
không hoạt động tốt gây thất thoát tài sản, lỗ
- Tổ chức SXKD
không hợp lý làm tăng chi phí, gây lỗ
- Sự gián đoạn trong SX do hỏng hóc về công nghệ, thiết bị đầu vào …
- Hoạt động bán hàng không hiệu quả làm giảm doanh thu gây lỗ
Phân tích các thông tin định tính: - Trình độ, kinh nghiệm đội ngũ quản lý
- Cơ cấu tổ chức SXKD
- Năng lực điều hành của DN
- Đạo đức của chủ DN
STT Nguy cơ rủi ro Ví dụ Công cụ phân tích để phát hiện rủi ro 2 Rủi ro tài chính - Vốn vay lớn làm chi phí lãi vay cao
- Nghĩa vụ trả nợ
không hợp lý, lớn hơn nguồn trả nợ
- …
Phân tích định lƣợng các số liệu tài chính:
- Hệ số đòn bẩy
- Các hệ số thanh khoản - Hệ số lợi nhuận
- Cơ cấu nợ vay
- … 3 Rủi ro quản lý - Dòng tiền không đảm bảo - Chi phí tăng
Phân tích định lƣợng các số liệu tài chính để đánh giá chất lƣợng quản lý của DN:
- Dòng tiền
- Các khoản phải thu, phải trả - Hệ số lợi nhuận 4 Rủi ro thị trƣờng, ngành - Mức độ cạnh tranh cao làm DN có thể mất khách hàng - Đặc thù của ngành Phân tích định tính và định lƣợng: - Tình hình cạnh tranh trong ngành - Phân tích bản chất của ngành - Tốc độ tăng trƣởng của DN (so với DN khác)
5 Rủi ro
chính sách
- Sự thay đổi chính sách có hại cho DN
Phân tích các thông tin:
- Môi trƣờng chính sách tại địa bàn có ảnh hƣởng đến DN
- Xu hƣớng chính sách có tán động đến DN
Về cơ bản, các công cụ phân tích để phát hiện rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT Việt Nam có hiệu quả cao nếu đƣợc tuân thủ chặt chẽ. CBTD sau khi phân tích các yếu tố liên quan có khả năng dẫn đến rủi ro tín dụng đã có thể trả lời đƣợc một số câu hỏi chính nhƣ:
- DN kinh doanh có hiệu quả không?
- So với kỳ trƣớc, hiệu quả của DN tăng, giảm hay ổn định?
- Những yếu tố/nguy cơ nào có thể gây rủi ro cho DN trong thời gian tới? Từ câu trả lời trên, CBTD có thể đƣa ra quyết định cấp tín dụng đối với khách hàng hay không. Tuy nhiên, việc nhận diện rủi ro tín dụng vẫn cần đƣợc kiểm soát chặt chẽ ngay cả khi đã cấp tín dụng đối với khách hàng.
Phân tích rủi ro tín dụng
Đối với khách hàng cá nhân, việc phân tích rủi ro tín dụng là phân tích đƣợc tính xác thực của các thông tin cá nhân, giấy tờ khách hàng cung cấp, xác minh đƣợc thu nhập thực tế và thu nhập thƣờng xuyên của khách hàng, xác minh đƣợc mục đích sử dụng vốn và tài sản đảm bảo ….
Đối với khách hàng là Doanh nghiệp, nhiệm vụ của bƣớc này là phân tích mức độ rủi ro tất cả các nguy cơ liệt kê ở trên. Trên cơ sở đó, tổng hợp lại để đi đến nhận định về mức độ rủi ro tổng thể kết hợp với việc xếp hạng tín dụng DN. CBTD sử dụng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ để phân tích, đánh giá nhằm xác định mức độ rủi ro của các nguy cơ đã nêu ở trên. Sau đó kết hợp với kết quả của mô hình điểm số Z để đƣa ra mức độ rủi ro của từng khách hàng, trên cơ sở đó có những chính sách tín dụng và biện pháp quản lý RRTD phù hợp.
Ngoài việc xếp hạng tín dụng và xác định mức độ rủi ro chung của từng khách hàng, đối với từng lần cấp tín dụng, CBTD phải đi sâu thẩm định theo quy trình tín dụng đối với từng dự án vay cụ thể nhằm đảm bảo tính khả thi và khả năng thu hồi vốn, tạo lợi nhuận cho Quỹ.
Mô hình thẩm định đƣợc thực hiện dựa trên việc nghiên cứu “6 khía cạnh - 6C” của ngƣời đi vay là: tƣ cách (Character), năng lực (Capacity), thu nhập (Cash), bảo đảm (Collaterial), điều kiện (Conditions) và kiểm soát (Control). Tất cả những tiêu chí này phải đƣợc đánh giá tốt thì khoản vay mới đƣợc khả thi.
Trong quá trình thẩm định, CBTD phải phân tích tình hình tài chính của DN vay vốn thông qua các chỉ tiêu tài chính sau:
Nhóm chỉ tiêu thanh khoản:
Hệ số này phải lớn hơn 1, nếu không DN sẽ gặp khó khăn trong việc trả nợ - Hệ số thanh toán nhanh = (Tài sản lƣu động - Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn Các DN có vòng quay hàng tồn kho chậm đòi hỏi hệ số này phải cao, còn DN có hệ số vòng quay hàng tồn kho nhanh thì chỉ tiêu này có thể nhỏ hơn 1
Nhóm chỉ tiêu đòn cân nợ:
- Hệ số nợ = (Tổng tài sản - Vốn chủ sở hữu)/Tổng tài sản
Hệ số này nhỏ hơn hoặc bằng 0,5 là lý tƣởng vì có ít nhất phân nửa tài sản của DN đƣợc hình thành từ vốn chủ sở hữu
- Hệ số khả năng trả lãi = Lợi tức trƣớc thuế và lãi/Chi phí trả lãi
Hệ số này đo lƣờng mức độ an toàn của thu nhập có thể trả lãi cho Quỹ
Nhóm chỉ tiêu hoạt động
- Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/Hàng tồn kho - Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu/Các khoản phải thu - Vòng quay vốn lƣu động = Doanh thu thuần/Tổng tài sản
Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lợi
- Hệ số sinh lợi doanh thu = Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần
- Hệ số sinh lợi của tài sản = (Lợi nhuận sau thuế+Tiền lãi phải trả)/Tổng tài sản - Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu
3.2.1.2. Kế hoạch tác nghiệp quản lý rủi ro tín dụng
Bộ máy quản lý tín dụng tại Ngân hàng No & PTNT Việt Nam
Tổ chức hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Việt Nam đƣợc xây dựng theo mô hình quản lý tín dụng phân quyền dựa trên cơ sở các chính sách và nguyên tắc đƣợc điều hành tập trung.
Bộ máy quản lý tín dụng tại NHNo & PTNT Việt Nam bao gồm 3 nhóm chính trực tiếp tham gia vào quy trình quản lý tín dụng:
- Tổng giám đốc (Giám đốc chi nhánh). Trong đó, Tổng giám đốc giữ vai trò chỉ đạo các Ban nghiệp vụ hoạch định chiến lƣợc tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng; là ngƣời quyết định cuối cùng trong việc ban hành các chính sách, quy trình tín dụng và hƣớng dẫn thực hiện theo phân cấp và ủy quyền của HĐQT; là ngƣời có quyền hạn cao
nhất và cuối cùng trong toàn hệ thống trong phê duyệt các khoản cấp tín dụng; ra quyết định bổ nhiệm các vị trí chủ chốt trong bộ máy tổ chức quản lý tín dụng.
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bộ máy quản lý tín dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam
Giám đốc chi nhánh chịu trách nhiệm điều hành nghiệp vụ kinh doanh nói chung và hoạt động cấp tín dụng nói riêng trong phạm vi đƣợc ủy quyền của Tổng giám đốc; quyết định việc đầu tƣ tín dụng; ký các hợp đồng trong hoạt động cấp tín dụng; quyết định các biện pháp xử lý khoản vay.
- Các phòng, ban nghiệp vụ tín dụng đƣợc tổ chức cả ở Trụ sở chính và Chi nhánh: Tại Trụ sở chính, các Ban nghiệp vụ tín dụng bao gồm: Ban tín dụng HSX và cá nhân, Ban tín dụng doanh nghiệp, Ban quản lý dự án Ủy thác đầu tƣ, Ban quan
Tổng Giám đốc Trung tâm phòng ngừa và XLRR. Các ban nghiệp vụ tín dụng Chi nhánh Chi nhánh Chi nhánh Chi nhánh Kiểm soát nội bộ Kiểm soát nội bộ Kiểm soát nội bộ Kiểm soát nội bộ
hệ quốc tế, Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro. Các ban này có chức năng tham mƣu cho HĐQT, Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam trong việc quản lý, chỉ đạo hoạt động tín dụng trong và ngoài nƣớc, dự thảo các cơ chế, quy chế, quy trình nghiệp vụ cho vay. Ngoài ra, Ban tín dụng HSX và cá nhân, Ban tín dụng doanh nghiệp thực hiện thẩm định các dự án vƣợt quyền phán quyết của Giám đốc chi nhánh; Trung tâm Phòng ngừa và xử lý rủi ro có nhiệm vụ tham mƣu cho HĐQT, Tổng giám đốc về thu thập, cung cấp, lƣu trữ và phân tích thông tin phòng ngừa và hạn chế rủi ro, tổng hợp và xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng của toàn hệ thống.
Tại Chi nhánh, các phòng tín dụng hoặc phòng kế hoạch kinh doanh thực hiện chức năng tín dụng, chịu trách nhiệm nghiên cứu xây dựng chiến lƣợc khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ƣu đãi; phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế, danh mục khách hàng, lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao; thẩm định và đề xuất cho vay các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình ngân hàng cấp trên theo phân cấp ủy quyền; tiếp nhận thực hiện các dự án thuộc nguồn vốn trong nƣớc và nƣớc ngoài;…; thƣờng xuyên phân loại nợ; phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất biện pháp khắc phục.
- Kiểm tra và giám sát tín dụng độc lập:
Tại Trụ sở chính, bộ phận kiểm tra và giám sát độc lập có nhiệm vụ đánh giá mức độ rủi ro, kiểm soát hoạt động tín dụng trong toàn hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam; đề ra các biện pháp phòng ngừa tránh vi phạm mới phát sinh; đƣa ra các kiến nghị cải thiện các chính sách, quy định và thủ tục lên các phòng ban nghiệp vụ nghiên cứu và thực hiện.
Tại chi nhánh, bộ phận kiểm tra và giám sát tín dụng độc lập làm nhiệm vụ giống bộ phận kiểm tra và giám sát tín dụng tại trụ sở chính nhƣng chỉ ở phạm vi chi nhánh.
Nhƣ vậy có thể thấy, mô hình tổ chức bộ máy quản lý tín dụng của NHNo & PTNT Việt Nam đƣợc tổ chức theo mô hình quản lý tín dụng phân tán. Do việc tổ chức theo mô hình này, NHNo & PTNT Việt Nam không thƣờng xuyên nắm đƣợc chất lƣợng tín dụng của toàn hệ thống mà chỉ nắm đƣợc tại thời điểm cuối quý. Tuy
nhiên, số liệu về dƣ nợ, nhóm nợ đƣợc báo cáo lên chƣa đảm bảo đƣợc tính chính xác và kịp thời.
Quy trình tín dụng tại NHNo & PTNT Việt Nam
Quy trình tín dụng của NHNo & PTNT Việt Nam đang đƣợc thực hiện theo Quyết định số 666/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 15/06/2010 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo & PTNT Việt Nam. Theo đó, quy trình tín dụng bắt đầu khi CBTD tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi khoản vay đƣợc hoàn trả cả gốc và lãi, bao gồm các bƣớc cơ bản sau:
Bước 1: CBTD tiếp nhận yêu cầu vay vốn của khách hàng, hƣớng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng, tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng. Sau đó, CBTD thực hiện kiểm tra sự đầy đủ của hồ sơ vay vốn, yêu cầu khách hàng bổ sung đầu đủ (nếu bị thiếu); tiến hành kiểm tra tính xác thực, tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay vốn qua cơ quan phát hành hoặc các kênh thông tin khác; kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của mục đích vay vốn.
Bước 2: Sau khi nhận đƣợc đầy đủ hồ sơ đảm bảo hợp lệ, hợp pháp, CBTD tiến hành điều tra, thu thập, tổng hợp và xác minh thông tin về khách hàng và phƣơng án vay vốn. Trên cơ sở những thông tin có đƣợc, CBTD tiến hành phân tích ngành; phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn; dự kiến lợi ích cho ngân hàng nếu khoản vay đƣợc phê duyệt; phân tích, thẩm định phƣơng án vay vốn; thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay; mức độ đáp ứng một số điều kiện tài chính; chấm điểm tín dụng và xếp loại khách hàng; lập báo cáo thẩm định cho vay.
Báo cáo thẩm định của NHNo & PTNT Việt Nam bao gồm các nội dung: kết quả thẩm định về tính pháp lý của khách hàng, thẩm định về tài chính doanh nghiệp (bao gồm tình hình tài chính 2 năm gần nhất, tại thời điểm vay vốn), thẩm định về phƣơng án vay vốn (bao gồm tính pháp lý của phƣơng án vay vốn, nhu cầu vay vốn, tính khả thi và hiệu quả của phƣơng án), thẩm định về bảo đảm tiền vay (loại tài sản, hồ sơ pháp lý tài sản, giá trị tài sản) và đƣa rõ các kiến nghị đề xuất đối với khoản vay.
Bước 3: CBTD trình hồ sơ vay vốn cùng báo cáo thẩm định cho lãnh đạo tín dụng phê duyệt. Trên cơ sở hồ sơ trình của CBTD, trƣởng phòng tín dụng xem xét,
kiểm tra, thẩm định lại và ghi ý kiến. Theo đó, CBTD tiến hành yêu cầu khách hàng bổ sung hồ sơ, tài liệu, hoặc thẩm định lại nếu không đạt yêu cầu, soạn thảo văn bản trả lời khách hàng đối với trƣờng hợp từ chối cho vay. Sau đó, trình lại trƣởng phòng tín dụng để kiểm tra lại, có ý kiến đồng ý hay không đồng ý cho vay trình lãnh đạo quyết định.
Trên cơ sở hồ sơ cho vay, ý kiến đề xuất của CBTD, trƣởng phòng tín dụng, có thể tham khảo ý kiến của Hội đồng tƣ vấn tín dụng đối với khoản vay lớn hoặc phức tạp, Ban lãnh đạo sẽ phê duyệt khoản vay: đồng ý cho vay; cho vay có điều kiện, không đồng ý cho vay đối với các khoản vay trong quyền phán quyết của chi nhánh; hoặc duyệt đồng ý, không đồng ý trình lên ngân hàng cấp trên phê duyệt đối với các khoản vay vƣợt quyền phán quyết.
Bước 4: Nếu đồng ý cho vay, hay nhận đƣợc thông báo đồng ý cho vay đối với khoản vay vƣợt quyền phán quyết, ngân hàng cho vay và khách hàng sẽ tiến hành ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và tài sản bảo đảm. Cán bộ tín dụng trực tiếp quản lý khoản vay sẽ tiến hành giải ngân cho khách hàng dựa trên hợp đồng tín dụng đã ký và các giấy tờ chứng minh việc sử dụng tiền vay.
Bước 5: Sau khi giải ngân, CBTD sẽ tiến hành kiểm tra, giám sát khoản vay nhằm hƣớng dẫn, đôn đốc ngƣời vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả số tiền vay, hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng hạn, đồng thời thực hiện các biện pháp thích hợp nếu ngƣời vay thực hiện không đúng cam kết; thu hồi nợ lãi, gốc và tiến hành xử lý các phát sinh đối với khoản vay và tài sản bảo đảm tiền vay.
Bước 6: Khi khách hàng trả hết nợ, CBTD tiến hành kiểm tra số tiền gốc, lãi, phí,… để tất toán khoản vay, tiến hành giải toả tài sản bảo đảm.
Quy trình tín dụng cho thấy cơ cấu tổ chức không có sự độc lập giữa chức năng bán hàng, tác nghiệp và quản trị rủi ro. Một CBTD hầu nhƣ quản lý khoản vay ở mọi khâu. Điều này mang đến lợi ích là tiện lợi cho khách hàng, giải quyết hồ sơ