XÂY DỰNG VĂN HOÁ PHÁP LÝ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.3.2. Những phương hướng chủ yếu nhằm xây dựng văn hóa pháp lý ở Việt Nam hiện nay
2.3.2.1. Những phương hướng nâng cao ý thức pháp luật
Cần nhận thức đầy đủ, sâu sắc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về Nhà nước và pháp luật nhằm hoàn thiện hệ thống lý luận về nhà nước, pháp luật Việt Nam phù hợp với đặc điểm, hồn cảnh Việt Nam, trên cơ sở đó tiếp tục hồn thiện chiến lược, chính sách pháp luật.
Trước hết cần tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức có trình độ ý thức pháp luật cao, có hành động gương mẫu chấp hành pháp luật, tức là cán bộ, công chức phải thể hiện rõ và thực sự là bộ phận gương mẫu, nổi trội so với nhiều bộ phận khác trong xã hội về trình độ hiểu biết pháp luật và nhất là thái độ, hành vi tuân thủ, chấp hành pháp luật. Đây vừa là mục tiêu cấp thiết, vừa là mục tiêu thường xuyên, lâu dài vì cán bộ, cơng chức là lực lượng đơng đảo quan trọng, có trách nhiệm lãnh đạo, quản lý xã hội, đòi hỏi ln phải có ý thức và hành động gương mẫu đi đầu.
Trong hoàn cảnh hiện nay cần tập trung, quan tâm xây dựng ý thức pháp luật đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước, coi đây là động lực, là khâu đột phá để phát triển ý thức pháp luật chung cho tồn xã hội. Để làm được điều đó cần phấn đấu nâng dần trình độ hiểu biết pháp luật ở mức độ lý luận trong cán bộ, công chức. Yêu cầu này trước hết là đối với các cán bộ chủ chốt các cấp. Sớm chấm dứt tình trạng cán bộ điều hành công việc không dựa vào luật mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, cán bộ, cơng chức khơng biết chữ hoặc chỉ ở trình độ văn hóa cấp 1. Đi đơi với việc chăm lo củng cố, tăng cường kiến thức pháp luật phải có biện pháp giáo dục, bồi dưỡng, làm cho tâm lý, tình cảm pháp luật của cán bộ, cơng chức phát triển lành mạnh, trong sáng, có thái độ tơn trọng pháp luật, có nhiều niỊm tin vào tính dân chủ, đúng đắn, công minh của pháp luật.
Tăng cường hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Để người dân có nhận thức đúng đắn về pháp luật thì trước tiên phải tiến hành công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Đây là biện pháp nhằm tác động vào trạng thái nhận thức ban đầu, nhận thức mức độ cảm tính làm tăng thêm sự chú ý và thái độ tơn trọng pháp luật, có tác dụng tạo điều kiện cho giai đoạn sau là nhận thức lý tính, hiểu sâu sắc pháp luật. Hiện nay chóng ta đã hình thành được một hệ thống các hình thức phổ biến, tuyên truyền pháp luật như tuyên truyền phổ biến miệng, qua các phương tiện thông tin đại chúng (dài báo, truyền hình…), qua kênh thơng tin pháp luật trong các cơ quan nhà nước (công báo, phụ lục công báo của nhà nước...). Tuy nhiên, các hình thức tuyên truyền này trên thực tế hiệu quả cịn rất thấp. Có nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng cơng tác tun truyền phổ biến pháp luật chưa có hiệu quả: thứ nhất, đầu tư của nhà nước cho hoạt động này chưa tương xứng, cả về phương diện vật chất và nguồn lực con người; thứ hai, các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật đã được định hình nhưng phương pháp cụ thể để thực hiện lại nghèo nàn, thiếu hấp dẫn do đó khơng gây được sự chú ý trong nhân dân; thứ ba, trình độ của người tun truyền cịn nhiều bất cập, trong đó có cả trình độ chun mơn pháp luật, nhất là đối với cán bộ tuyên truyền ở cấp cơ sở. Kỹ năng, nghiệp vụ tuyên truyền của cán bộ chưa đáng ứng được yêu cầu. Do đó, để thực hiện tốt giải pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong thời gian tới nhà nước cần phải đầu tư thích đáng về vật chất cũng như về con người cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật, đặc biệt là đối với tuyến cơ sở, vùng sâu, vùng xa. Cần phải nghiên cứu, xây dựng một hệ thống phương pháp tuyên truyền có hiệu quả, hấp dẫn, trong đó phải đặc biệt chú ý đến những đặc điểm tâm lý xã hội con người Việt Nam để hình thành những phương pháp có hiệu quả. Ví dụ như gần đây trên truyền hình đã xuất hiện phương pháp tuyên truyền pháp luật luật giao thông qua các tiểu phẩm vui và trả lời những câu
hỏi có thưởng (phương pháp đã được nước ngoài áp dụng từ rất lâu)…đã tỏ ra hấp dẫn và thu hút được sự chú ý của người dân (theo chúng tôi cần nghiên cứu nhân rộng ra các lĩnh vực pháp luật khác). Cần phải đào tạo một đội ngũ cán bộ tuyên truyền pháp luật giỏi về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ và tâm lý tuyên truyền. Và để họ phát huy được năng lực, lịng nhiệt huyết thì phải có chế độ đãi ngộ xứng đáng. Đối hình thức tun truyền thơng qua các phương tiện thông tin đại chúng, sách, báo, tạp chí, nhất là đối với các báo, tạp chí có số lượng phát hành lớn, phạm vi rộng, cần sắp xếp chương trình, bài vở có những chun mục riêng chuyển tải tri thức pháp luật một cách thỏa đáng, như phổ biến các văn bản pháp luật mới, thơng báo kịp thời tình hình chấp hành pháp luật tốt, không tốt ở các cơ quan, địa phương; trao đổi kinh nghiệm, phương pháp quản lý theo pháp luật…
Tiếp tục thực hiện chương trình xây dựng tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn, cơ sở, cơ quan, trường học. ĐiÒu này rất cần thiết cho việc nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, nhân dân. Nhất là cho những người chưa có điều kiện được học tập, đào tạo chính quy qua các trường pháp lý, giúp họ tự rèn luyện, học tập nâng cao trình độ và góp phần định hướng hành vi tuân thủ pháp luật của họ. Thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu những lĩnh vực pháp luật gắn liền với cuộc sống của nhân dân như luật giao thông, dân sự, môi trường…và nên tập trung vào lớp trẻ, trong các trường phổ thông, cao đẳng, đại học. Tăng cường tuyên tryền, giáo dục pháp luật qua mạng internet. Đây là một kênh tuyên truyền có hiệu quả và hứa hẹn hiệu quả cao trong thời gian tới, khi internet trở nên đại chúng. Hiện nay hầu hết các tỉnh, thành phố, các bộ, ngành đều đã xây dựng các website, cần thiết phải đưa các văn bản pháp luật có liên quan và các văn bản pháp luật do chính các cơ qua đó ban hành vào các website đó, văn bản phải được cập nhật thường xuyên, nhanh
chóng để phục vụ nhân dân và phải miễn phí truy cập. Cần xây dựng một trung tâm thông tin pháp luật của quốc gia.
Cần xây dựng quy chế giải thích luật của Ủy ban thường vụ Quốc hội để thống nhất nhận thức nội dung luật. Nội dung quy chế cần xác định rõ căn cứ giải thích; hình thức giải thích; trình tự giải thích; mức độ phải cơng bố những nội dung đã giải thích. Hiện nay những vấn đề trên do chưa có những quy định rõ ràng ở mức cần thiết, nên trong thực tế, việc thực hiện nhiệm vụ này chưa thực hiện được.
Nâng cao chất lượng và quy mô hoạt động giáo dục pháp luật. Hoạt động giáo dục pháp luật cần phải được mở rộng cả về hình thức, quy mơ và chất lượng giáo dục phải được đặt lên hàng đầu. Đối tượng giáo dục cần phải phân loại một cách khoa học để có chương trình và phương pháp có hiệu quả. Trên diện rộng có thể phân loại đối tượng giáo dục là cán bộ, công chức nhà nước và nhân dân. Trên diện hẹp, trong cán bộ, cơng chức và nhân dân có thể phân loại theo trình độ nhận thức, lĩnh vực cơng tác, độ tuổi, dân tộc, vùng, miền...
Đối với đội ngũ cán bộ, cơng chức có trình độ văn hóa và chun mơn tương đối cao, hơn nữa lại trực tiếp hay gián tiếp có nhiệm vụ giáo dục pháp luật, tổ chức hướng dẫn việc thực hiện pháp luật cho nhân dân, vì thế, bồi dưỡng, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức không thể dừng lại ở mức độ thơng qua các hình thức, phương pháp phổ cập thơng thường mà địi hỏi phải có hình thức, phương pháp riêng, có lớp, có trường, có đội ngũ giảng viên và giáo trình riêng và nhất thiết là phải trang bị kiến thức ở trình độ lý luận. Bồi dưỡng, giáo dục pháp luật thơng qua các hình thức như mở lớp tập huấn, mở lớp đào tạo kiến thức pháp luật theo các hệ chính quy, tại chức, trong đó chú trọng đến hình thức bồi dưỡng, học tập tập trung để nâng cao
chất lượng giáo dục và đào tạo... Nếu xét ở phạm vi một đối tượng cụ thể thì sau khi bồi dưỡng, giáo dục, kiến thức pháp luật của cán bộ thu nhận được có thể đầy đủ, có hệ thống và sâu sắc hơn so với mức độ nhận thức qua kinh nghiệm công tác hoặc chỉ qua phổ biến, tuyên truyền pháp luật. Việc bồi dưỡng, giáo dục pháp luật để cán bộ, cơng chức có kiến thức pháp luật ở trình độ lý luận là vấn đề cơ bản, cần thiết để họ hồn thành nhiệm vụ góp phần hiện đại hóa hoạt động của bộ máy nhà nước.
Với đối tượng giáo dục là công dân, thiết nghĩ nên tập trung vào lớp trẻ, đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh phổ thông. Ngành giáo dục và ngành Tư pháp cần phải xây dựng một chiến lược giáo dục pháp luật trong trường phổ thơng (và sau đó là các trường đại học, cao đẳng). Pháp luật cần thiết phải là một mơn học chính trong trường phổ thơng, chứ khơng phải chỉ là một nội dung nghèo nàn trong môn giáo dục công dân như hiện nay. Khi xây dựng chương trình học, cần phải dựa vào yếu tố lứa tuổi, tâm lý… để chuyển tải nội dung cho phù hợp (mẫu giáo, cấp 1 có thể học luật giao thơng; cấp hai có thể học luật Bảo vệ và chăm sóc bà mẹ, trẻ em, Luật mơi trường..; cấp 3 có thể học đại cương nhà nước pháp luật và những nội dung cơ bản của một số ngành luật…). Giáo viên giảng dạy môn pháp luật trong các trường phổ thông phải được đào tạo chính quy, bài bản qua các trường pháp lý, phải được bồi dưỡng phương pháp sư phạm và thường xuyên được tập huấn cập nhật kiến thức (việc tập huấn phải do ngành tư pháp đảm nhiệm cả về nội dung và kinh phí).
Hệ thống nhà trường giảng dạy pháp luật cần phải được đầu tư thích đáng về vật chất và nguồn lực con người. Các trường giảng dạy pháp luật, nhất là trường trung học, đại học luật, trường hành chính, trường chính trị nên có kế hoạch tăng chỉ tiêu tuyển sinh, thêm lớp học, trang bị kiến thức chun mơn pháp luật dưới các hình thức tập trung, chính quy, tại chức,
đào tạo từ xa, đáp ứng nguyện vọng và nhu cầu trang bị kiến thức pháp luật của cán bộ nhà nước và nhân dân. Nhà nước cần tổng kết, đánh giá tồn bộ cơng tác bồi dưỡng, đào tạo kiến thức pháp luật ở các trường hiện nay, trên cơ sở đó thống nhất giáo trình, thời gian, số lượng các môn luật ở mỗi cấp học trong cả nước để tránh tình trạng phân tán, thiếu thống nhất cả về cách hiểu lẫn mức độ hiểu biết pháp luật giữa các đối tượng cùng hệ bằng cấp nhưng khác cơ sở đào tạo. Đối với các trường chính trị, trường hành chính ở cấp trung ương hoặc trường chuyên môn nghiệp vụ ở bậc đại học (trừ đại học luật hoặc khoa luật ở các trường đại học khác) nên thống nhất chương trình giáo dục kiến thức pháp luật tương đương mức trung cấp, cao đẳng pháp lý. Trong giáo dục pháp luật cần tăng cường sự liên kết giáo dục với nước ngoài (mời chuyên gia nước ngoài về giảng dạy trong nước hay gửi những người ưu tú, có bản lĩnh chính trị vững vàng ra đào tạo ở nước ngồi). Vì pháp luật, văn hóa pháp lý là những hiện tượng song hành cùng kinh tế nên cần thiết liên kết đào tạo với những nước kinh tế phát triển, tránh gửi đào tạo tại những nước có chế độ kinh tế lạc hậu, lỗi thời, kém phát triển sẽ không thu được hiệu quả cao. Cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề nâng cao hiệu quả nghiên cứu pháp luật, vì đây là điều kiện tiên quyết để phát triển trình độ tư duy lý luận pháp luật. Giáo dục pháp luật cần kết hợp chặt chẽ với các loại hình giáo dục khác, nhất là giáo dục chính trị, đạo đức. Giữa pháp luật, chính trị, đạo đức có mối liên hệ chặt chẽ và ảnh hưởng lẫn nhau. Ý thức chính trị tốt, đạo đức trong sáng là nền tảng cho hiệu quả của giáo dục pháp luật và ngược lại giáo dục pháp luật tốt sẽ góp phần nâng cao ý thức chính trị và làm giàu thêm các giá trị đạo đức.
Xử lý kịp thời, nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật là biện pháp điều chỉnh mạnh mẽ trực tiếp tác động vào tư tưởng, tình cảm pháp luật của người dân. Phải xử lý nghiêm minh bởi vì tình trạng vi phạm pháp
luật hiện nay là khá nghiêm trọng, đặc biệt là trong cán bộ, cơng chức nhà nước, những người có chức vụ, quyền hạn, hành vi vi phạm pháp luật của họ gây tác hại về văn hóa pháp lý gấp hơn nhiều lần so với những cơng dân bình thường khác.
Xã hội hóa cơng tác tun truyền, giáo dục pháp luật. Ngày nay giáo dục, tun truyền pháp luật khơng cịn là hoạt động riêng của nhà nước. Thực tế xã hội đã hình thành và phát triển những nghề mới có tính dịch vụ như luật sư, tư vấn pháp luật, và chính những người thực hiện các dịch vụ này đã góp phần khơng nhỏ vào cơng tác giáo dục, phổ biến pháp luật cho quần chúng nhân dân. Vì vậy, nhà nước cần quan tâm phát triển loại hình dịch vụ này, bằng cách nâng cao chất lượng đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật cũng như đạo đức nghề nghiệp của họ. Phải có cơ chế quản lý tốt để tránh tình trạng dịch vụ tư vấn, bảo vệ quyền lợi cho dân thì Ýt mà dịch vụ chạy án, chạy việc thì nhiều như đã từng xảy ra ở một số tổ chức dịch vụ pháp luật hiện nay.
2.3.2.2. Những phương hướng chủ yếu nhằm xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay
Khơng ngừng hồn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật trong một số lĩnh vực kinh tế – xã hội quan trọng. Thứ nhất, về pháp luật kinh tế: cần hoàn thiện chế độ pháp lý về sở hữu nhằm thể chế hóa đường lối phát triển kinh tế thị trường với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; hoàn thiện chế định về quyền tự do thành lập doanh nghiệp, tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, trật tự, kỷ cương giữa các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau; hoàn thiện chế định hợp đồng thành chế định trung tâm của pháp luật kinh doanh, bảo đảm công dân, doanh nghiệp được tự do, dễ dàng giao kết hợp đồng và đảm bảo hiệu lực của hợp đồng; xây dựng khuôn khổ pháp lý cho việc tạo lập đồng bộ các
yếu tố thị trường; tiếp tục hồn thiện cơ sở pháp luật và các cơng cụ pháp lý bảo đảm an tồn cho thị trường sở hữu trí tuệ; …Thứ hai, về lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học, công nghệ, môi trường, y tế, văn hóa, thể thao, chính sách xã hội: tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật giáo dục, đào tạo nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc cải cách cơ bản, toàn diện nền giáo dục - đào tạo; hoàn thiện pháp luật về khoa học và cơng nghệ; hồn thiện khung pháp luật về tài ngun và bảo vệ mơi trường; hồn thiện pháp luật về chăm sóc , bảo vệ sức khỏe nhân dân; xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật đảm bảo thể thể chế hóa các chính sách về công bằng xã hội trong việc tiếp cận và hưởng thụ các loại dịch vụ cơng, cứu trợ xã hội, xóa đói, giảm nghèo; …Thứ