Ảnh hưởng của văn hoá và đạo đức truyền thống dân tộc đối với sự hình thành và phát triển của văn hóa pháp lý

Một phần của tài liệu văn hoá là một yếu tố hết sức quan trọng đối với đời sống xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới (Trang 29 - 32)

với sự hình thành và phát triển của văn hóa pháp lý

Pháp luật chính là sự phản ánh bản chất xã hội, đời sống tinh thần của của con người. Pháp luật và văn hóa pháp lý chỉ là một phần của văn hóa nói chung, do đó sự tác động của văn hóa dân tộc đến sự hình thành và phát triển của văn hóa pháp lý là một điều tất yếu. Sự tác động đó diễn ra ở bất kỳ một nền văn hóa nào, một quốc gia hay một dân tộc nào. Có ý kiến cho rằng, sở dĩ nước Mỹ có một nền pháp luật tiên tiến, người dân Mỹ có trình độ nhận thức pháp luật cao là nhờ có sự phát triển của kinh tế - xã hội và những ảnh hưởng của văn hóa. Mỹ là một quốc gia đa văn hóa, cơng dân Mỹ có nguồn gốc từ

khắp nơi trên thế giới, họ đến Mỹ mang theo mình những truyền thống văn hóa, tơn giáo, tín ngưỡng khác nhau nên trong quan hệ xã hội họ không bị chi phối bởi tình đồng hương, đồng tộc, đồng chí… mà chỉ tìm thấy một đại lượng chung duy nhất, đó là pháp luật. Chính nhờ vậy mà pháp luật đã đi vào đời sống người Mỹ một cách tự nhiên, bám rễ sâu trong sinh hoạt của hàng ngày của họ và hình thành nên những giá trị văn hóa. Một ví dụ khác, trong thế giới đương đại, pháp luật và văn hóa pháp lý được coi là những biểu hiện của sự cơng bằng và mang tính nhân văn cao, thế nhưng ở các quốc gia Hồi giáo, các giá trị đó vẫn chưa được đảm bảo. Nhân quyền, bình đẳng nam nữ bị pháp luật khước từ, và ngun nhân cũng chính từ văn hóa, từ những quy định của giáo lý Hồi giáo. Còn ở các quốc gia phương Đơng, trong đó có Việt Nam thì sao? Chóng ta có thể khẳng định rằng văn hóa truyền thống của các nước phương Đơng cũng có những ảnh hưởng to lớn đến pháp luật và sự hình thành các giá trị văn hóa pháp lý. Tác giả Phạm Duy Nghĩa khi nghiên cứu mối quan hệ giữa văn hóa và pháp luật đã nhận xét rằng:

Nếu như Thiên chúa giáo được coi là nền móng tạo nên văn minh pháp lý phương Tây, thì thuyết âm dương, ngũ hành, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, triết lý nhân quả, tình thương yêu đồng loại của đạo Phật và triết lý của Khổng giáo đã tạo nên nền móng cho văn minh pháp lý Việt Nam. Thứ nền móng đó đã thấm sâu trong tâm thức người Việt Nam (…). Một đạo luật, mọi cải cách nếu được xây dựng xung đột với những giá trị nền tảng đó sẽ khơng được cộng đồng người Việt Nam chấp nhận và ủng hộ, và nó sẽ tự tiêu vong. Lịch sử Việt Nam có nhiều minh chứng cho luận điểm này [52, tr.118].

Ở Việt Nam, pháp luật và văn hóa pháp lý cũng chịu sự tác động to lớn của văn hóa dân tộc. Sự tác động đó cũng được diễn ra theo hai chiều - tích cực và tiêu cực. Văn hóa Việt Nam chính là sự kết tinh của những giá trị tốt đẹp, nhân văn của con người Việt Nam qua nhiều thế kỷ. Những giá trị vật

chất và tinh thần đó tạo nên bản sắc của con người Việt Nam trong cộng đồng quốc tế. Trong các giá trị truyền thống, nổi lên vị trí hành đầu được người Việt Nam coi như chuẩn mực cao nhất của đạo lý dân tộc là tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, ý chí tự lập, tự cường, truyền thống đồn kết vì đại nghĩa dân tộc. Bên cạnh đó là truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, tính thích nghi và hội nhập để tồn tại và phát triển, lối ứng xử mềm mỏng, truyền thống hiếu học, trọng học vấn, trọng nghĩa khí, tính cộng đồng, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn, tinh thần nhân ái, yêu công bằng, yêu lẽ phải, ghét bạo lực, cường quyền… Những giá trị đó là nền tảng văn hóa dân tộc, là cội nguồn đem lại những tư tưởng pháp lý tiến bộ, nhân văn. Điều đó đã được minh chứng trong cổ luật Việt Nam. Pháp luật Việt Nam dưới các triều đại phong kiến, tuy là công cụ phục cho quyền lực của nhà vua và lợi Ých của giai cấp địa chủ phong kiến nhưng do ảnh hưởng của yếu tố văn hóa nên trong các văn bản pháp luật đó đã chứa đựng những giá trị hết sức tiến bộ, nhân văn như: tính cơng bằng; dân chủ; chống tham quan, ơ lại, ức hiếp, sách nhiễu dân chúng {Thương anh tôi để trong lịng/Việc quan tơi cứ phép công tôi làm (Lời quan- truyện nôm khuyết danh Phạm Tải – Ngọc Hoa), Chí dung kẻ gian, chí oan người ngay (tục ngữ), Pháp vị bất thân (cổ ngữ)…}, và đặc biệt có rất nhiều những quy định nhằm bảo vệ quyền con người.

- Văn hóa truyền thống Việt Nam cịn chứa đựng một hệ thống những chuẩn mực đạo đức hết sức phong phú và góp phần khơng nhỏ vào sự hình thành nhân cách con người Việt Nam. Đạo đức và pháp luật là hai hiện tượng có mối quan hệ tương hỗ, và chúng đều là những phương thức điều chỉnh hành vi của con người. Thông qua các quy phạm do nhà nước ban hành, pháp luật điều chỉnh hành vi của con người một cách bắt buộc, cưỡng chế để đảm bảo cho sự ổn định và phát triển của xã hội. Vì vậy, người ta coi pháp luật là đạo đức tối thiểu, còn chuẩn mực đạo đức điều chỉnh hành vi con người một cách tự nguyện, tự giác theo lương tâm (và nhiều khi theo dư luận xã hội),

đạo đức được coi là pháp luật tối đa. Các yếu tố đạo đức ở những mức độ khác nhau được thể hiện trong tất cả các quy phạm xã hội, đặc biệt là trong phong tục, tập quán, luật tục, hương ước…Dưới dạng phổ quát nhất, chúng ta có thể hiểu đạo đức là tổng thể những nguyên tắc, những quan niệm và chuẩn mực xã hội về điều thiện, điều ác, về danh dự, lương tâm, lẽ cơng bằng, vinh, nhục…Ở đâu có con người thì ở đó có đạo đức, và con người ln có nhu cầu hướng tới các giá trị đạo đức, hướng tới cái thiện, cái đẹp. Chính vì vậy, chúng ta có thể nói rằng các chuẩn mực đạo đức có một vai trị rất lớn trong việc hình thành các giá trị văn hóa pháp lý. Một quốc gia, một dân tộc nếu có một hệ thống các giá trị đạo đức phong phú, tiến bộ sẽ là nền tảng để pháp luật dễ dàng đi vào cuộc sống, vào ý thức của người dân, từ đó người dân sẽ có thói quen sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Các giá trị đạo đức càng phong phú, càng dễ dàng định hướng hoạt động của con người phù hợp với pháp luật (hành vi hợp đạo đức rất hiếm khi trái pháp luật). Từ vai trò của đạo đức đối với pháp luật và văn hóa pháp lý, có thể thấy rằng việc nghiên cứu toàn bộ hệ thống giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc để từ đó chọn lọc những giá trị tốt đẹp, phù hợp với cuộc sống hiện đại, luật hóa chúng, biến “lệ hay” thành “phép nước” là một điều hết sức cần thiết và điều đó cũng đồng nghĩa với việc thúc đẩy sự hình thành và phát triển của các giá trị văn hóa pháp lý.

Một phần của tài liệu văn hoá là một yếu tố hết sức quan trọng đối với đời sống xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w