Yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Một phần của tài liệu văn hoá là một yếu tố hết sức quan trọng đối với đời sống xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới (Trang 61 - 63)

XÂY DỰNG VĂN HOÁ PHÁP LÝ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.2.1. Yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tư tưởng nhà nước pháp quyền là một tư tưởng chính trị – pháp lý tiến bộ, ra đời từ lâu trong lịch sử. Qua các thời đại, với những cuộc đấu tranh pháp luật giữa các giai cấp và tầng lớp trong xã hội, tri thức về nhà nước pháp quyền không ngừng phát triển và ngày càng phong phú, sâu sắc. Mơ hình nhà nước pháp quyền được nhiều nhà khoa học đánh giá là một mơ hình tối ưu để quản lý xã hội trong điều kiện một thế giới hiện đại và phát triển không ngừng như hiện nay. Xây dựng nhà nước pháp quyền tức là xây dựng một nhà nước dân chủ, trong đó pháp luật và con người giữ địa vị tối cao. Trong xã hội đương đại, mỗi một quốc gia muốn ổn định và phát triển thì tất yếu phải xây dùng cho mình một nhà nước pháp quyền. Đối với Việt Nam cũng vậy.

Nhà nước pháp quyền mà chúng ta hướng tới là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhà nước pháp quyền vì con người, coi con người là mục

tiêu và giá trị cao nhất. Nhà nước pháp quyền Việt Nam có một số đặc điểm cơ bản sau: pháp luật giữ vị trí tối cao trong đời sống nhà nước và đời sống xã hội; bộ máy nhà nước luôn được tổ chức và hoạt động trên cơ sở và nhằm thực thi pháp luật; quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước để thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; hệ thống pháp luật thường xuyên được hoàn thiện theo các tiêu chí: tồn diện, đồng bộ, khoa học, thực tiễn; giữa nhà nước và cơng dân có mối quan hệ bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, bình đẳng về trách nhiệm pháp lý khi hai bên có hành vi vi phạm quyền và lợi Ých hợp pháp của nhau; cơng dân có quyền hưởng các quyền và lợi Ých hợp pháp, nhà nước có nghĩa vụ bảo đảm và mở rộng các quyền và lợi Ých hợp pháp đó; nhà nước tơn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh các điều ước quốc tế mà mình đã ký kết hay tham gia.

Rõ ràng, xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta là một u cầu có tính bắt buộc nếu như chúng ta muốn phát triển, muốn tiến kịp các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế. Xây dựng thành công nhà nước pháp quyền là nhiệm vụ hết sức nặng nề và lâu dài, đòi hỏi phải giải quyết tốt từng khâu, từng nhiệm vụ khác nhau trên tất cả các mặt kinh tế – xã hội, trong đó, xây dựng một nền văn hóa pháp lý tiên tiến là một yêu cầu cấp thiết và là một nhiệm vụ vô cùng nặng nề. Trong một xã hội mà pháp luật được coi là tối thượng, mọi cơ quan nhà nước, mọi cán bộ, công dân đều phải tuân thủ một cách triệt để hiến pháp và pháp luật, thì tất yếu đó phải là một xã hội có nền văn hóa pháp lý cao (bởi vì để cho mọi chủ thể có thể tuân thủ pháp luật một cách triệt để thì trước tiên họ phải có ý thức pháp luật tốt, phải hiểu được các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình và phải có một lối sống theo pháp luật). Do đó, có thể khẳng định rằng, xây dựng một

nền văn hóa pháp lý tiên tiến là một yêu cầu không thể thiếu được trong một nhà nước pháp quyền.

Một phần của tài liệu văn hoá là một yếu tố hết sức quan trọng đối với đời sống xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w