Yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu văn hoá là một yếu tố hết sức quan trọng đối với đời sống xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới (Trang 63 - 64)

XÂY DỰNG VĂN HOÁ PHÁP LÝ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.2.2. Yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

chủ nghĩa

Kinh tế thị trường là một nền kinh tế dựa trên quyền tự do kinh doanh của tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm, hoạt động theo quy luật cung – cầu, được phản ánh qua giá và cạnh tranh theo pháp luật. Kinh tế thị trường được coi là một môi trường thuận lợi để phát huy tối đa các nguồn lực của con người trong lao động, sản xuất, kinh doanh. Nhận thức được vai trò của kinh tế thị trường đối với sự phát triển của một quốc gia, một dân tộc, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện công cuộc đổi mới từ năm 1986, trong đó xác định đổi mới kinh tế là một nhiệm vụ then chốt. Chúng ta đã thực hiện chuyển đổi cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Qua 19 năm đổi mới, chúng ta đã giành được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các mặt của đời sống xã hội, những thành tựu đó là kết quả của một nền kinh tế thị trường năng động.

Trong nền kinh tế thị trường, mọi cá nhân được tự do lập các doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật khơng cấm. Người dân có quyền được hưởng lợi nhuận nhưng không được mưu cầu lợi nhuận bằng cách gây hại cho người khác hoặc vi phạm pháp luật. Để phát triển một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng đòi hỏi nhiều yếu tố, trong đó có những địi hỏi về pháp luật và văn hóa pháp lý. Kinh tế thị trường phát huy mọi nguồn lực kinh tế, khi đó lợi nhuận là một yếu tố được đặt lên hàng đầu đối với các chủ thể tham gia các quan hệ kinh tế. Và để đạt được lợi nhuận bằng mọi giá thì tất yếu sẽ dẫn đến những hiện tượng tiêu cực trong xã hội như lừa đảo, buôn lậu, gian lận thương mại, làm hàng giả,

suy đồi đạo đức, lối sống…Các hiện tượng tiêu cực đó nếu như khơng có biện pháp ngăn chặn, hạn chế thì chính chúng sẽ quay trở lại tác động xấu đến thị trường và gây tổn thất nặng nề cho nền kinh tế nói riêng và cho đời sống xã hội nói chung. Để hạn chế những tiêu cực mà chúng ta thường gọi là “mặt trái của kinh tế thị trường” thì phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp, trong đó xây dựng một nền văn hóa pháp lý tiên tiến là một yêu cầu hết sức quan trọng. Bởi vì, một nền văn hóa pháp lý tiên tiến sẽ cho ra đời một hệ thống pháp luật hiệu quả, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh, cạnh tranh diễn ra lành mạnh đúng pháp luật. Một nền văn hóa pháp lý tiên tiến sẽ thực hiện tốt chức năng định hướng hoạt động của các chủ thể kinh tế và mọi công dân theo đúng những quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Một phần của tài liệu văn hoá là một yếu tố hết sức quan trọng đối với đời sống xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w