Thực trạng của hành vi theo pháp luật và lối sống theo pháp luật

Một phần của tài liệu văn hoá là một yếu tố hết sức quan trọng đối với đời sống xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới (Trang 56 - 61)

XÂY DỰNG VĂN HOÁ PHÁP LÝ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1.3.Thực trạng của hành vi theo pháp luật và lối sống theo pháp luật

Hành vi, lối sống là một trạng thái mà ở đó các hoạt động của con người có mục đích trở thành ổn định và mang đặc điểm riêng. Hành vi, lối sống của con người vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính xã hội. Mỗi dân tộc đều có lối sống mang bản sắc riêng của mình.

Hành vi, lối sống theo pháp luật của người dân Việt Nam hiện nay chịu sự tác động của nhiều hiện tượng khác nhau trong xã hội, cả những yếu tố lịch sử và những yếu tố thực tại. Trước hết, cần phải thấy rằng đất nước ta đi lên từ một nước có phương thức sản xuất phong kiến, nghèo nàn, lạc hậu. Nhận thức và tư duy bị trói buộc bởi một hệ tư tưởng phong kiến trong một thời gian dài đã ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành một xã hội cơng dân. Cách mạng tháng Tám đặt nền móng cho việc xây dựng một lối sống mới trên cơ sở

giải quyết được những vấn đề cơ bản của quyền con người. Tiếp đó, chúng ta lại phải đối đầu với hai cuộc chiến tranh kéo dài, gây hậu quả nặng nề về mọi mặt của đời sống xã hội, hậu quả của nó đã kéo theo sự tụt hậu về mặt tư duy và hành động so với mặt bằng của đời sống cộng đồng nhân loại. Tư tưởng làm ăn nhỏ, phân tán, lối sống hẹp hịi, vị kỷ,… như là một căn bệnh mãn tính đeo đẳng khơng dễ gì vứt bỏ. Đặc biệt, nhận thức về vai trò và những giá trị của pháp luật trong nhân dân nói chung cịn q thấp kém.

Từ sau khi thực hiện đường lối đổi mới toàn diện các mặt kinh tế – xã hội và đặc biệt là trong những năm gần đây, Đảng và nhà nước ta đã có những nỗ lực để xây dựng một đời sống xã hội văn minh, văn hóa hơn, trong đó hành vi và lối sống theo pháp luật rất được chú trọng. Các hình thức giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật và định hướng hành vi pháp luật đã được thực hiện sâu rộng trên địa bàn cả nước và đã thu được những kết quả nhất định; lối sống theo pháp luật đã dần dần đi vào cuộc sống; nhận thức về pháp luật của nhân dân đã có những cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, những kết quả đã đạt được chưa đáp ứng được yêu cầu của một xã hội hiện đại, của yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Việc hành vi, lối sống theo pháp luật chưa đáp ứng được những yêu cầu của thời đại đã đưa đến những hậu quả xấu cho đời sống xã hội như sự gia tăng của tội phạm và các vi phạm pháp luật khác, sự xuống cấp của đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức và trong nhân dân. Theo Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết 09/CP và chương trình quốc gia phịng chống tội phạm của Chính phủ (giai đoạn 1998 - 2004), thì mỗi năm phát hiện khoảng trên 80.000 vô vi phạm pháp luật trong cả nước, trong đó có từ 54.000 đến 55.000 vụ xâm phạm trật tự xã hội, 14.000 vụ xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, 11.000 vụ về ma túy. Trong giai đoạn 1998 - 2004, cơ quan công an đã điều tra, khám phá được 266.297 vụ phạm tội các loại; triệt phá 16.485

băng nhóm tội phạm hình sự, gồm 44.852 đối tượng. Qua 10 năm thực hiện Quyết định 114/TTg, đã phát hiện 9.454 vô tham nhũng, gây thiệt hại trên 10.000 tỷ đồng. Từ năm 1998 đến nay, đã phát hiện 6.712 vụ xâm phạm tài sản nhà nước; 58.541 vụ buôn lậu, hàng cấm, hàng giả và gian lận thuơng mại. Bóc gỡ nhiều đường dây bn bán ma túy lớn có giá trị hàng trăm tỷ đồng, triệt phá gần 2.000 tụ điểm phức tạp về ma túy. Hiện nay, cả nước còn khoảng 160.000 người nghiện ma túy, 40% trong số đó được đưa vào các trung tâm cai nghiện. Trong giai đoạn từ 1998 – 2004, Viện kiểm sát nhân dân các cấp trong cả nước đã truy tè 226.208 vụ với 328.504 bị can. Tòa án nhân dân các cấp đã xét xử sơ thẩm 210.943 vụ án hình sự với 311.672 bị can (trong đó có nhiều vụ án nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng: tuyên án tử hình 865 người, chung thân 1.470 người).

Cịng theo thơng tin từ Tổng cục cảnh sát nhân dân, Bộ công an: “năm 2004 tội phạm xâm hại trật xã hội đã giảm (3,6% so với năm trước), hoạt động của các loại tội phạm tuy không công khai, lộng hành như trước nhưng vẫn còn diễn biến phức tạp. Cụ thể, hoạt động của tội phạm có tổ chức, có sử dụng vũ khí, hoạt động lưu động, liên tục gây án trên các địa bàn trọng điểm. Đáng chú ý gần đây xuất hiện một số băng nhóm là học sinh, sinh viên bỏ nhà tụ tập lêu lổng, ăn chơi sa đọa, trác táng…”[84, tr.5].

Tình hình vi phạm pháp luật giao thơng vẫn diễn biến phức tạp và gia tăng với tốc độ cao. Theo số liệu của Cục cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, trong các năm từ 1998 - 2000, mỗi năm xử lý 500.000 vô vi phạm pháp luật giao thông. Năm 2001, thơng qua cơng tác tuần tra kiểm sốt, lực lượng cảnh sát giao thông đã phát hiện lập biên bản 912.831 trường hợp vi phạm trật tự an tồn giao thơng đường bộ, phạt 143,7 tỷ đồng, tước 2.645 giấy phép lái xe. Năm 2003, đã phát hiện và xử lý 1.271.239 trường hợp vi phạm, phạt 189,3 tỷ đồng, tước 3.080 giấy phép lái xe. Trong 10 tháng đầu năm

2004, lực lượng cảnh sát giao thông đã xử lý 3.401.137 trường hợp vi phạm với tổng số tiền phạt là 395 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2001 sè vô vi phạm đã được phát hiện và xử lý tăng gần 4 lần. Qua phân tích nguyên nhân gây tai nạn giao thơng đường bộ năm 2000, thì tai nạn do lỗi của người tham gia giao thông chiếm 74,8%, năm 2004 chiếm 82%, trong đó các lỗi chủ yếu là chạy quá tốc độ cho phép, tránh, vượt sai quy định, thiếu chú ý quan sát, chở quá tải, quá người, có nồng độ cồn trong máu quá quy định... Thực trạng vi phạm luật giao thông là một minh chứng rõ ràng nhất cho ý thức sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật của người dân cịn thấp.

Những số liệu về tình hình vi phạm pháp luật nêu trên phần nào cho thấy thực trạng hành vi, lối sống theo pháp luật ở nước ta hiện nay còn rất thấp, chưa thể đáp ứng được những yêu cầu của tình hình đất nước. Thực trạng đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân, như dân trí, điều kiện sống của người dân, các yếu tố xã hội, các yếu tố về pháp luật, tuyên truyền giáo dục pháp luật… trong đó có một nguyên nhân hết sức quan trọng, là ảnh hưởng của những tâm lý, thãi quen cũ đã ăn sâu vào nếp nghĩ, vào hành động của người dân Việt Nam qua nhiều thế hệ:

- Tâm lý, thãi quen thiếu tôn trọng pháp luật. Một trong những biểu hiện của tình trạng thiếu tơn trọng pháp luật hiện nay là tình trạng giao thơng hỗn độn, hiện tượng lấn chiếm lòng, lề đường. Ở thành phố, những tay cò của các tiệm ăn nghênh ngàng đứng giữa đường chặn xe cộ để níu kéo, chào mời khách. Ở nông thôn, gia súc không người chăn dắt bước đi ung dung trên đường quốc lộ, mặt đường trở thành nơi phơi rơm rạ, ngô, khoai sắn …[75, tr.586].

- Tâm lý, thãi quen ngại tiếp xúc với pháp luật. Khi có vấn đề liên quan đến pháp luật, người phương Tây sẽ tìm hiểu luật, mời luật sư tư vấn

để tự bảo vệ lợi Ých của mình, cịn người Việt Nam thì ngược lại, vấn đề đầu tiên là họ cố gắng tìm kiếm các mối quan hệ cá nhân, quen biết để nhờ vả, chạy chọt, tức là tin vào các thế lực phi nghĩa hơn là tin vào pháp luật, ngại tiếp xúc với pháp luật.

- Tâm lý, thãi quen trọng tình hơn trọng lý. Con người Việt Nam rất trọng tình cảm, họ u làng xóm, yêu quê hương đÊt nước, yêu con người, họ sống trong vô vàn mối quan hệ ràng buộc, như tình anh em, họ hàng, tình đồng hương, đồng mơn, tình hàng xóm, láng giềng,…Do vậy, trong sinh hoạt hàng ngày họ thường ứng xử với nhau thiên về tình cảm, theo những phương châm “tắt lửa tối đèn có nhau”, “chín bỏ làm mười”... Cách ứng xử đó rõ ràng là rất tốt, nó làm cho con người Việt Nam có tính cố kết cộng đồng và đứng vững trước vô vàn cuộc xâm lăng quân sự cũng như văn hóa của ngoại bang. Tuy nhiên, trong đời sống pháp luật, trọng tình của người Việt Nam lại đem đến mặt trái của nó, đó là coi trọng tình cảm hơn pháp luật “một bồ cái lý khơng bằng một tí cái tình”. Có tác giả đã nhận xét rằng: “Nếu có tranh chấp lối đi giữa các mảnh đất liền kề, người Tây sẽ chiểu vào chế tài từ quy phạm “địa dịch” mà phân xử, nếu khơng hịa giải thành cơng thì khiếu kiện ra tịa án, cịn người Việt Nam sẽ tổ chức họp họ (nơi chú bác anh em sẽ cùng bàn luận, phán xử), họp khu phố, họp cơ quan…Quan hệ dòng tộc, đồng hương, đồng niên, đồng khóa chỉ lối cho con người Việt Nam tuân thủ luật tục, mà không cần biết đến cơ quan tư pháp. Lo sợ trước sự khinh miệt, kỳ thị và tẩy chay khỏi cộng đồng người là sức Ðp tâm lý cực kỳ quan trọng định hướng hành vi người Việt Nam” [52, tr.121].

- Tâm lý, thãi quen trọng lệ hơn trọng luật. Đây cũng chính là một hệ quả phái sinh của tính trọng tình. Từ việc trọng tình hơn lý, người dân coi trọng lệ hơn luật vì lệ là những điều khoản quy định của làng xã điều chỉnh các quan hệ chủ yếu dựa trên nguyên tắc tình cảm, cịn luật chứa đựng những ngun

tắc cứng nhắc nhiều khi hà khắc. Do đó, con người Việt Nam truyền thống gần với luật tục, với hương ước hơn là với pháp luật. Tâm lý “phép vua thua lệ làng” đã và đang để lại những hậu quả tai hại về lối sống của người dân cho đến tận ngày nay.

Nói tóm lại, ở nước ta hiện nay, thãi quen ứng xử theo pháp luật vẫn chưa hình thành phổ biến trong xã hội, một số tàn dư của chế độ cũ, tư tưởng cục bộ, bản vị, nếp nghĩ "phép vua thua lệ làng" vẫn cịn rơi rớt, tồn tại. Thực trạng đó là những thách thức rất lớn cho toàn xã hội, khi mà chúng ta đang bước vào xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập kinh tế quốc tế, một mơi trường địi hỏi tính kỷ luật cao và pháp luật được coi là một đại lượng chung cho toàn xã hội.

Một phần của tài liệu văn hoá là một yếu tố hết sức quan trọng đối với đời sống xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới (Trang 56 - 61)