Xét về bản chất, pháp luật khơng chỉ mang tính giai cấp, tính chính trị mà cịn mang tính xã hội, do đó trình độ phát triển của văn hóa có tác động rất lớn đối với pháp luật và văn hóa pháp lý. Các giá trị văn hóa truyền
thống như phong tục, tập quán, đạo đức và những quy phạm xã hội khác trở thành những bảo đảm cần thiết cho sự hình thành và phát triển của các giá trị văn hóa pháp lý.
Các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp như tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, ý chí tự lập, tự cường, truyền thống đồn kết vì đại nghĩa dân tộc, yêu cơng bằng, u lẽ phải,…chính là mảnh đất màu mỡ để cho văn hóa pháp lý nảy nở và phát triển. Bên cạnh đó, các quy phạm xã hội như hương ước, luật tục,… cũng góp phần khơng nhỏ định hướng hành vi của con người. Trong lịch sử nước nhà, hương ước hay khoán ước, khoán lệ đã từng tồn tại dưới dạng luật tục của các làng xã người Việt và đã đóng góp khơng nhỏ duy trì trật tự kỷ cương ở địa phương và rộng hơn là duy trì trật tự kỷ cương trong tồn xã hội. Tuy có một số hạn chế nhưng nhìn chung, hương ước đã để lại nhiều di sản quý giá về mặt văn hóa pháp lý mà ngày nay chóng ta đang kế thừa và phát huy dưới dạng quy ước làng, xã, cụm dân cư. Có thể kể ra một số yếu tố tích cực của hương ước như: bảo vệ và phát triển sản xuất; bảo vệ trật tự, an ninh làng xã; phát triển văn hóa giáo dục; bảo vệ thuần phong, mỹ tục; phát huy tinh thần tương trợ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau…
Do đặc điểm là một quốc gia đa dân tộc (54 dân tộc anh em) nên lịch sử đất nước ta cũng chứng kiến sự ra đời và tồn tại của rất nhiều bản luật tục của các dân tộc trên địa bàn cả nước. Theo kết quả sưu tầm, thống kê của các nhà dân tộc học, hiện nay nước ta có những bản luật tục tiêu biểu sau: Luật tục Ê đê, Luật tục M’nông, Luật tục Thái, Luật tục Giarai, Luật tục Chăm, Luật tục Mạ, Luật tục Koho, Luật tục Xtiêng, Luật tục Raglai…những luật tục trên có thể là thành văn hay khơng thành văn nhưng chúng đều là sản phÈm sáng tạo của con người Việt Nam, phản ánh giá trị văn hóa và trình độ phát triển sản xuất của các tộc người Việt Nam trong lịch sử. Trong các bản luật tục đó đều hàm chứa những giá trị nhân văn, tốt lên tinh thần gắn bó cộng đồng, dân chủ, bình đẳng…Bên cạnh những nét nổi bật về nội dung thì hình thức biểu hiện của một số bản luật tục cũng được đánh giá đã đạt đến một trình độ cao. Ví dụ, luật tục được văn bản hóa của người Thái đã mang
phong cách thể hiện khác với luật tục của các dân tộc khác, ngắn gọn, rõ ràng, khúc chiết và mang tính luật cao hơn tính tục lệ, phong tục. Và đặc biệt là, có nhiều luật tục vẫn cịn tác dụng trong quản lý xã hội của các tộc người Việt Nam cho đến tận ngày nay.
Các dạng quy phạm xã hội tuy chỉ có hiệu lực trong từng cộng đồng nhỏ bé, những vùng lãnh thổ nhất định, nhưng chúng đã và đang đóng góp tích cực cho sự ổn định và phát triển của xã hội, góp phần hình thành và phát triển của văn hóa pháp lý.
Trong sự phát triển năng động của nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay, lợi nhuận của con người thu được ngày càng tăng lên, các yếu tố khác của đời sống xã hội cũng dần dần được củng cố và nâng cao. Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng đang làm đảo lộn những chuẩn mực xã hội, những chuẩn mực mà con người Việt Nam không ngừng vun đắp qua hàng ngàn đời nay. Trong bối cảnh đó thì những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp đang được coi như “liều thuốc kháng sinh” hạn chế tác hại của mặt trái kinh tế thị trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước, trong đó có sự phát triển của văn hóa pháp lý.
Người Việt Nam chóng ta có quan niệm về “đạo làm người” và “lẽ ở đời”, đó chính là những chuẩn mực văn hóa được hình thành từ trong cuộc sống cộng đồng, là kết quả của kinh nghiệm sống và đấu tranh để tồn tại và phát triển. Người Việt Nam ngày nay, trước những địi hỏi của thời đại phải có trách nhiệm nỗ lực vun đắp những giá trị mới làm giàu thêm cho bản sắc, cho nhân cách của mình. Truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc chính là những bảo đảm chắc chắn nhất cho sự thành công của trách nhiệm nặng nề đó. Văn hóa pháp lý khi đó sẽ trở thành một trong những nét đẹp của diện mạo con người Việt Nam hiện đại.