Ảnh hưởng của chính trị đối với sự hình thành và phát triển của văn hóa pháp lý

Một phần của tài liệu văn hoá là một yếu tố hết sức quan trọng đối với đời sống xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới (Trang 27 - 29)

của văn hóa pháp lý

Pháp luật của mỗi một quốc gia, về bản chất là hình thức biểu hiện của chính trị. Đường lối, chính sách của giai cấp thống trị trong một quốc gia ln ln giữ vai trị chủ đạo đối với pháp luật của quốc gia đó. Và với vai trị của nó, chính trị cũng tác động một cách mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển các giá trị văn hóa pháp lý của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Chính trị trước hết, được hiểu là sự biểu hiện tập trung của kinh tế, vì vậy, đường lối chính trị thể

hiện trước hết ở chính sách kinh tế. Các chính sách đó được cụ thể hóa thành pháp luật, được áp dụng thống nhất trong tồn xã hội. Chính trị cịn là biểu hiện của mối quan hệ giữa các giai cấp, các lực lượng khác nhau trong xã hội trên tất cả các lĩnh vực. Giai cấp thống trị bằng quyền lực chính trị của mình sử dụng pháp luật và các thiết chế xã hội khác để duy trì địa vị và lợi Ých, trong đó pháp luật được coi là vũ khí chủ yếu để duy trì địa vị thống trị đó. Xuất phát từ đó, chúng ta có thể thấy rằng chính trị thơng qua pháp luật đã gián tiếp trở thành một trong những nhân tố quan trọng tác động đến sự hình thành và phát triển của các giá trị văn hóa pháp lý. Sự tác động của chính trị đối với văn hóa pháp lý khơng chỉ bó hẹp trong phạm vi các quy định của pháp luật mà cả trong ý thức pháp luật và hành vi, lối ứng xử theo pháp luật của cả cộng đồng xã hội.

Tuy nhiên, khi nói đến sự tác động của chính trị đối với văn hóa pháp lý chóng ta cũng cần phải xem xét sự tác động đó diễn ra như thế nào. Chính trị nào thì tác động tốt, tích cực, chính trị nào thì tác động xấu, tiêu cực đến văn hóa pháp lý.

Một chế độ chính trị dân chủ hiện đại – chế độ dân chủ có tính nhân bản, quan tâm nhiều đến con người, đến quyền con người và sự phát triển bền vững của xã hội tất yếu sẽ có những tác động tích cực làm giàu thêm các giá trị của văn hóa pháp lý. Một chế độ chính trị dân chủ thực sự được biểu hiện bằng những nỗ lực cải thiện đời sống của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là tầng lớp dân nghèo, bằng các chế độ chăm sóc y tế, chính sách phát triển văn hóa, giáo dục, an sinh xã hội… Chế độ chính trị dân chủ sẽ tạo ra sự độc lập trong hoạt động tư pháp, xây dựng một hệ thống pháp luật lành mạnh, có hiệu quả, thực hiện bầu cử và cạnh tranh tù do, thường xuyên trưng cầu dân ý, mở rộng truyền thông, tự do ngôn luận, tạo ra những điều kiện cần thiết để người dân tham gia một cách thực tế hơn vào các hoạt động

quản lý nhà nước. Một chế độ chính trị như vậy sẽ giúp cho người dân có nhiều cơ hội để thực hiện quyền lực của mình, tạo điều kiện để họ tiếp cận pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật, tức là đã góp phần to lớn vào sự hình thành và phát triển của các giá trị văn hóa pháp lý. Ngược lại, chế độ chính trị phi dân chủ hay dân chủ hình thức sẽ có những tác động tiêu cực đến những giá trị của văn hóa pháp lý. Chế độ chính trị phi dân chủ hay dân chủ hình thức sẽ cho ra đời một hệ thống pháp luật chỉ bảo vệ lợi Ých của một nhóm người nhất định. Hệ thống pháp luật phi nhân bản đó kết quả sẽ đưa đến một đời sống pháp luật nghèo nàn, phi văn hóa.

Chế độ chính trị – xã hội ở nước ta hiện nay là chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, trong đó tồn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân (Điều 2 Hiến pháp năm 1992). Pháp luật chính là cơng cụ để bảo vệ người dân và đảm bảo để họ thực hiện quyền lực chính trị của mình. Hệ thống pháp luật của nhà nước ta đang được xây dựng và hồn thiện khơng ngồi mục đích cao cả đó. Một chế độ chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa như ở nước ta đã có những đóng góp khơng nhỏ vào sự hình thành và phát triển của một nền văn hóa pháp lý Việt Nam tiến bộ, vì con người.

Một phần của tài liệu văn hoá là một yếu tố hết sức quan trọng đối với đời sống xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w