Ảnh hưởng của kinh tế đối với sự hình thành và phát triển của văn hoá pháp lý

Một phần của tài liệu văn hoá là một yếu tố hết sức quan trọng đối với đời sống xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới (Trang 25 - 27)

văn hoá pháp lý

Kinh tế là một nhân tố quyết định kiến trúc thượng tầng xã hội và là nhân tố ảnh hưởng sâu sắc đến văn hoá pháp lý.

Xuất phát từ cấu trúc của văn hoá pháp lý (ý thức pháp luật, hệ thống pháp lụât, hành vi và lối sống theo pháp luật) chúng ta có thể thấy, kinh tế là nhân tố tác động trực tiếp và có tính quyết định đối với ý thức pháp luật và lối sống, thói quen tuân thủ pháp luật của con người trên lãnh thổ của một quốc gia. Có thể thấy sự ảnh hưởng của kinh tế đối với văn hóa pháp lý một cách rõ nét nhất ở sự tác động của kinh tế tới hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia. Kinh tế là yếu tố chủ yếu quy định pháp luật. Sự phụ thuộc của pháp luật vào kinh tế thể hiện ở chỗ: nội dung của pháp luật là do các quan hệ kinh tế quyết định, chế độ kinh tế là cơ sở của pháp luật. Kinh tế có tác động quyết định đến chính sách pháp luật, đến hệ thống pháp luật và từ đó tác động rất lớn đến hành vi, lối ứng xử theo pháp luật của các chủ thể trong xã hội.

Từ vai trò của kinh tế, chúng ta có thể thấy rằng, một nền kinh tế năng động sẽ là động lực để hình thành nên một đời sống pháp luật lành mạnh, hiệu quả và từ đó sẽ góp phần hình thành những giá trị văn hóa pháp lý tiến bộ và ngược lại. Điều đó được minh chứng bằng lịch sử phát triển của xã hội Việt Nam. Xã hội Việt Nam trước đây là một xã hội trọng nông, ức thương trong một lịch sử hàng nghìn năm. Tuy có những thời điểm đã có sự giao lưu thương mại với nước ngồi và đã tạo được những trung tâm thương mại, các thương cảng có vị thế trong khu vực như Vân Đồn, Phố Hiến, Hội An, nhưng sau khi các thương nhân nước ngoài rút khỏi các thương cảng này do những chính sách của các triều đại phong kiến thì các thương cảng này nhanh chóng bị tàn lụi và quay trở lại là những làng xã thuần nông mà không thể trở thành các đô thị như đã từng xảy ra

ở các nước phương Tây. Một xã hội coi thường thương mại, xa lạ với chủ nghĩa tự do cá nhân, chậm chạp trong khi tiếp nhận chủ nghĩa trọng thương có lẽ là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho pháp luật Việt Nam kém phát triển và gián tiếp kéo theo sự kém phát triển của các giá trị văn hóa pháp lý. Ngày nay, dưới chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa và một nền kinh tế thị trường năng động đang trên đà phát triển với tốc độ cao nhưng những hệ lụy của tư tưởng coi thường thương mại từ thời phong kiến ở một mức độ nào đó vẫn cịn tồn tại và tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế – xã hội Việt Nam.

Kinh tế không chỉ tác động có tính quyết định đến hệ thống pháp luật mà nó cịn tác động rất lớn đến ý thức pháp luật trong xã hội. Trong một nước có nhiều giai cấp khác nhau thì thì ln có hai loại ý thức pháp luật tồn tại - ý thức pháp luật chính thống và ý thức pháp luật của cộng đồng xã hội. Ý thức pháp luật chính thống là ý thức pháp luật của giai cấp thống trị, nó là một bộ phận của hệ tư tưởng đại diện cho phương thức sản xuất chủ yếu và cho chế độ kinh tế của quốc gia đó. Một khi phương thức sản xuất, chế độ kinh tế của một quốc gia thực sự tiến bộ thì ý thức pháp luật thống trị sẽ gần gũi với ý thức pháp luật của cộng đồng xã hội, với ý thức quốc gia, dân tộc, do đó nó sẽ có được sự đồng thuận, ủng hộ từ phía cộng đồng và sẽ tạo điều kiện để thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Ngược lại, khi chế độ kinh tế đại diện cho phương thức sản xuất đã trở nên lỗi thời thì ý thức pháp luật thống trị cũng sẽ trở nên lỗi thời, bảo thủ, phản động và do đó sẽ đối lập với ý thức pháp luật của đa số các tầng lớp trong xã hội. Khi đó, cùng với các nguyên nhân kinh tế – xã hội khác, giai cấp thống trị có thể sẽ bị lật đổ và bị thay thế bởi giai cấp khác với những tư tưởng pháp luật tiến bộ hơn, đảm bảo cho sự hình thành và phát triển khơng ngừng của các giá trị văn hóa pháp lý.

Kinh tế cịn có tác động lớn lao đến hành vi, lối sống, thói quen tuân thủ pháp luật của con người trong xã hội. Đó là sự tác động đến hành vi

của những người làm việc trong các cơ quan công quyền, hành vi của công dân trong đời sống sản xuất và sinh hoạt nói chung. Chóng ta có thể thấy rõ vai trò của kinh tế đối với hành vi, lối sống, thói quen tuân thủ pháp luật của người dân từ chính thực tiễn xã hội Việt Nam trước những năm đổi mới. Với một nền kinh tế tiểu nông, đặc trưng là sản xuất nhỏ, lại được vận hành bởi một cơ chế kế hoạch hóa, bao cấp thì hiển nhiên hệ thống pháp luật, đặc biệt là dân luật sẽ khơng phát triển, người dân khơng có nhiều cơ hội tiếp xúc với pháp luật, khi đó các quan hệ xã hội, các giao dịch chủ yếu sẽ được điều chỉnh bằng những yếu tố khác như truyền thống, đạo đức, luật tục… Hệ quả của nó là dần dần tạo thành những thói quen khơng sử dụng pháp luật trong đời sống hàng ngày của công dân và tác động tiêu cực đến sự tuân thủ pháp luật của họ. “Buôn lậu là căn tính của xã hội nông nghiệp” [100, tr.549]. Cơ chế kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, bao cấp cịn làm cho một bộ phận cán bộ, cơng chức nhà nước nhiễm thói quan liêu, cửa quyền, khi thực hiện nhiệm vụ, chức trách của mình khơng hồn tồn dựa trên các quy định của pháp luật và lợi Ých của nhà nước. Từ cơ chế “xin, cho” đã sinh ra nhiều căn bệnh nguy hiểm trong một bộ phận cán bộ, công chức như tham nhũng, nhận hối lộ, lãng phí của cơng, hách dịch, cửa quyền, … làm mất lòng tin của nhân dân đối với nhà nước và đối với pháp luật.

Một phần của tài liệu văn hoá là một yếu tố hết sức quan trọng đối với đời sống xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w