XÂY DỰNG VĂN HOÁ PHÁP LÝ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1.2. Thực trạng hệ thống pháp luật
- Những ưu điểm và thành tựu
Hoạt động xây dựng pháp luật đã không ngừng được đổi mới và đạt được những thành tựu quan trọng. Về cơ bản, khung pháp luật đã được tạo dùng cho việc phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, tiến tới hình thành thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ sở pháp lý cho việc tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội đã được tạo dựng, đồng thời không ngừng mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Chủ trương dân chủ hóa mọi mặt đời sống xã hội đã được thể chế hóa một bước quan trọng. Các chính sách an sinh xã hội, xóa đói giảm
nghèo, cơng bằng xã hội cũng từng bước được thể chế hóa phù hợp với sự tăng trưởng kinh tế. Sự nghiệp phát triển khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc được bảo đảm bằng pháp luật.
Với sự nỗ lực của nhà nước và của toàn thể nhân dân, trong 19 năm đổi mới vừa qua (1986–2005), chóng ta đã ban hành được một số lượng lớn các văn bản quy phạm pháp luật: 154 luật; 1.532 nghị định và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác [Nguồn: Trung tâm Thơng tin, Văn phịng Quốc hội], phần nào đã đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội và phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Các văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta có hiệu lực cao thấp khác nhau nhưng đều tồn tại trong một thể thống nhất, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, có ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau. Hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật đều được xây dựng với một trình độ kỹ thuật pháp lý tiến bộ, có kết cấu tương đối chặt chẽ, logíc. Các thuật ngữ pháp lý được sử dụng chính xác, lời văn trong sáng, ngắn gọn, dễ hiểu, một nghĩa và phù hợp với khả năng nhận thức của quần chúng. Hình thức cấu trúc của pháp luật cũng đã thể hiện được tính logíc, chặt chẽ. Đã phần nào đảm bảo được tính thống nhất giữa các ngành luật, giữa các chế định trong cùng một ngành luật, giữa các quy phạm pháp luật trong cùng một chế định luật. Giảm thiểu được tình trạng trùng lặp, chồng chéo trong mỗi bộ phận và trong các bộ phận khác nhau của hệ thống pháp luật.
Nhìn chung, pháp luật nước ta đã phản ánh đúng trình độ phát triển của kinh tế - xã hội và thúc đẩy sự phát triển bền vững của kinh tế – xã hội; đáp ứng được nhiệm vụ bảo vệ các quyền và lợi Ých hợp pháp của cơng dân; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội; củng cố quốc phòng; mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới.
Cần nhấn mạnh rằng, từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, hoạt động làm luật của nhà nước ta đã dần đi vào quy củ, chuyên nghiệp hơn. Việc lấy ý kiến góp ý của nhân dân và các tổ chức xã hội vào dự thảo luật được tiến hành một cách thường xuyên và rộng rãi hơn. Do đó, chất lượng và hiệu quả của các văn bản quy phạm pháp luật cũng không ngừng được nâng cao, góp phần đắc lực giữa vững ổn định chính trị và sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Công tác soạn thảo, thẩm định, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, cơng tác rà sốt và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật dần dần đi vào nền nếp, theo mét quy trình thống nhất, chặt chẽ do luật định. Nhận thức về vị trí, vai trị của điều ước quốc tế được nâng cao rõ rệt, nhà nước ta đã ký kết và tham gia một số lượng lớn các điều ước quốc tế phục vụ đắc lực chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia dần dần trở thành một bộ phận không thể tách rời của hệ thống pháp luật nước nhà.
- Một số nhược điểm
Mặc dù Nhà nước ta đã có nhiều cố gắng và đã đạt được những thành tựu to lớn trong xây dựng pháp luật nhưng nhìn chung hệ thống pháp luật vẫn cịn bộc lộ nhiều yếu kém và bất cập. Cụ thể là: nội dung và hình thức của các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành chưa ngang tầm với đòi hỏi của thực tiễn; nhiều nghị quyết của Đảng về đổi mới kinh tế - xã hội chậm được thể chế hóa, nhất là những vấn đề về sở hữu tồn dân, về những chính sách phát triển khoa học, giáo dục trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, về cải cách bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị các cấp, đặc biệt là về cải cách tư pháp; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cịn thiếu tồn diện, chưa đồng bộ, nhiều lĩnh vực bức xúc của đời sống xã hội vẫn chưa có luật, thậm chí chưa có cả văn bản của Chính phủ để điều chỉnh; mức độ điều chỉnh của luật đối với từng loại quan hệ xã hội chưa được xác định rõ, chưa xuất phát từ yêu cầu đặc thù của mỗi lĩnh vực xã hội; tình trạng luật
đã có hiệu lực nhưng khơng được thi hành vì phải chờ văn bản hướng dẫn cịn khá phổ biến. Hiện tượng khơng bình thường này đã tạo nên tâm lý trong cán bộ, nhân dân ở cơ sở là không chủ động dựa vào luật để giải quyết công việc mà trông chờ văn bản hướng dẫn của cấp trên trực tiếp, và chỉ biết thi hành theo văn bản đó. Phần lớn các đạo luật, bộ luật đều thiếu quy định cụ thể về cơ chế thực hiện, về tổ chức nhân sự, kinh phí và các điều kiện bảo đảm khác nên hiệu lực thi hành thấp.
Có những hạn chế trên là do một số nguyên nhân sau đây:
Cơ chế xây dựng, sửa đổi pháp luật còn cứng nhắc và nhiều mặt bất cập. Cách phân cơng và thực hiện quy trình soạn thảo dễ dẫn đến tình trạng bảo vệ lợi Ých cục bộ của ngành, địa phương, chưa thật sự vì lợi Ých chung và vì thuận lợi cho người dân. Còn thiếu cơ chế thu hút các chuyên gia giỏi, những người trực tiếp thi hành pháp luật và huy động trí tuệ của nhân dân, của các tổ chức xã hội, hiệp hội nghề nghiệp vào hoạt động xây dựng pháp luật. Hoạt động rà sốt, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật và cơng tác pháp điển hóa chưa được tiến hành thường xuyên. Việc nghiên cứu để ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế chưa được coi trọng đúng mức; vị trí của điều ước quốc tế trong hệ thống pháp luật chưa được luật định, công tác rà sốt để hồn thiện pháp luật cho phù hợp với yêu cầu thực hiện nhiều điều ước quốc tế chậm được tiến bộ.
Nhiều vấn đề lý luận mới về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và về nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa chưa được đầu tư nghiên cứu một cách cơ bản và có hệ thống. Vì vậy, một số chÝnh sách của nhà nước cịn mang nặng tính giải pháp tình thế, thiếu định hướng tổng thể với tầm nhìn chiến lược. Do đó, hoạt động xây dựng pháp luật cũng thiếu tính dự liệu dẫn đến hiệu quả, hiệu lực thi hành của pháp luật chưa cao.
Thiếu những giải pháp đồng bộ nhằm đổi mới tổ chức, nâng cao năng lực của các cơ quan, công chức xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật. Chậm đổi mới các thiết chế trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, phát triển nền kinh tế thị trường. Các giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ pháp luật còn manh mún và thiếu đồng bộ làm cho lực lượng cán bộ chưa đáp ứng cả về số lượng lẫn chất lượng so với yêu cầu nhiệm vụ xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật.
Ý thức pháp luật của nhân dân còn nhiều hạn chế, đặc biệt là ý thức pháp luật của cán bộ, công chức tham gia xây dựng và thi hành pháp luật chưa đáp ứng được địi hỏi của cơng vụ được giao. Tư tưởng, nếp sống thời chiến và sự điều hành của nhà nước chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính góp phần dẫn đến thái độ xem nhẹ vai trò của pháp luật từ phía người dân và tình trạng bng lỏng, có nơi, có lúc thả nổi từ phía các cơ quan nhà nước trong quản lý xã hội bằng pháp luật. Công tác tư pháp chưa được coi trọng đúng mức.