Kế toán Công ty cần phải tách phần trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ trên lương của công nhân điều khiển máy thi công ra khỏi khoản mục chi phí máy thi công và đưa phần chi phí này vào chi phí SXC theo đúng quy định kế toán đối với đơn vị xây lắp.
Về công tác sửa chữa lớn máy thi công phòng Vật tư hàng tháng, hàng tháng nên lập dự trù kinh phí sửa chữa cho các máy móc, thiết bị. Dựa vào dự trù
Mức trích tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch = Tiền lương chính thực tế phải trả trong tháng Tỷ lệ trích trước x Tỷ lệ trích trước =
Tiền lương nghỉ phép kế hoạch năm của công nhân
SX
Tổng tiền lương chính theo kế hoạch năm của
CNSX
100x x
kinh phí kế toán trích trước chi phí sửa chữa lớn để có thể chủ động trong việc sửa chữa xe, máy thi công và kiểm soát được chi phí. Chẳng hạn, trích trước chi phí sửa chữa lớn 20.000.000đ, kế toán ghi:
Nợ TK 623: 20.000.000 Có TK 335: 20.000.000
Cuối tháng căn cứ vào tình hình sửa chữa thực tế của xe máy thi công, kế toán so sánh chi phí thực tế với chi phí đã trích trước.
- Nếu chi phí sửa chữa lớn thực tế nhỏ hơn chi phí đã trích trước phần chênh lệch để lại tháng sau.
- Nếu chi phí sửa chữa lớn thực tế lớn hơn chi phí đã trích trước là 5.00.000, kế toán tiến hành trích bổ sung.
Nợ TK 623: 5.000.000 Có TK 335: 5.000.000
Kế toán theo dõi chi tiết máy thi công xem thời gian sử dụng đã đúng với mức quy định và thông số kĩ thuật hay chưa từ đó đánh giá chung về chất lượng sử dụng máy thi công của từng đội, từng cá nhân. Phòng Vật tư nên kết hợp cùng các phòng ban xây dựng một quy chế rõ ràng về trách nhiệm và kinh phí sửa chữa trang bị máy thi công ở mức nào thì cá nhân, công trường, phải sữa chữa để nâng cao hiệu quả sử dụng, tránh tình trạng để máy thi công hỏng lại đưa về Công ty, điều này sẽ tiết kiệm được chi phí và hạ giá thành.