III. CÁC QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ ĐỂ SẢN XUẤT PECTIN TRONG CÔNG NGHIỆP :
3.6.1 Nghiên cứu sản xuất pectin từ vỏ quýt bằng vi sinh vật:
Trong thực tế , vỏ quýt dù chứa rất nhiều pectin nhưng không được dùng để sản xuất pectin vì vỏ quýt rất mỏng lại rất mềm, dễ bị nhũn nát, nếu thực hiện trích ly như thông thường sẽ khiến vỏ bị bấy làm cho dịch chiết pectin rất nhớt, không thể lọc được.
TAKUO SAKAI và MINORU OKUSHIMA ( Nhật Bản) đã tiến hành nghiên cứu sản xuất pectin từ vỏ quýt bằng Trichosporon penicillatum – một giống nấm men tiết ra enzym hoà tan protopectin.
Các điều kiện tối thích cho sự sản xuất pectin được xác định như sau: vỏ quýt (Citrus unshiu) được ngâm trong nước ( tỷ lệ 1:2 w/v), bổ sung nấm men, quá trình lên men kéo dài hơn 15-20 h ở 300C
Trong quá trình lên men, pectin trong vỏ citrus được chiết ra gần như hoàn toàn mà không làm nhũn nát vỏ. Bằng phương pháp này, ta sẽ thu được 20-25gpectin/kg vỏ. Pectin thu được đặc biệt chứa hàm lượng đường trung tính cao.
Nguyên liệu và phương pháp thu nhận :
Nguyên liệu:
Vỏ citrus lấy từ quả citrus
Vi sinh vật
Giống nấm men Trichosporon penicillatum, được tách từ mô thực vật bị nhiễm, la một giống nấm men có thể hoà tan protopectin. Nấm men được giữ trong môi trường thạch nghiêng ( agar) chứa 2% gluco, 0.2 % pectin, và 0.1 % dịch chiết nấm men, pH = 5.0
Nuôi cấy vi sinh vật
Để nuôi cấy nấm men được nuôi cấy trên môi trường hiếu khí chứa 2% gluco, 0.4 % peptone và 0.2 % dịch chiết nấm men, pH=5.0 ở 30oC trong 24 h
Lên men
Quá trình lên men để trích ly pectin được tiến hành với hỗn hợp lên men chứa 30g vỏ citrus cắt vụn ( rộng 1 cm ) và 100 ml nước vô khuẩn. Hỗn hợp lên men được cấy 5% nấm men giống và ủ ở 30oC trên một thiết bị lắc đảo
Phương pháp xác định lượng pectin tách được bằng quá trình lên men
Sau quá trình lên men , đem lọc dịch lên men, đổ vào 3% thể tích ethanol. Pectin kết tủa và được tách ra bằng phương pháp ly tâm, rửa với etanol và sấy chân không. Thêm 0.2% Osuban ( dung dịch benzalkonium chloride dùng để khử trùng ) vào hỗn hợp trước khi lên men để tránh sinh vật lạ