7. Kết cấu của luận văn
3.1.5. Về thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng của người đại diện theo ủy
theo ủy quyền của đương sự trong tố tụng dân sự
Người đại diện theo ủy quyền khi tham gia tố tụng dân sự có các quyền, nghĩa vụ tố tụng như chính đương sự đã ủy quyền trong phạm vi ủy quyền, trong đó có quyền “Được biết và ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ
do các đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập” (điểm d khoản 2
Điều 58 BLTTDS, nay là điểm đ khoản 2 Điều 58 BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011). Tuy nhiên, trong thực tế người đại diện theo ủy quyền
thực hiện quyền này như thế nào thì còn tùy thuộc vào Thẩm phán hoặc cán bộ Tòa án có gây khó dễ hay không. Theo hướng dẫn của TANDTC thì
“....Khi có yêu cầu ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ, thì họ phải làm đơn gửi Toà án có thẩm quyền. Nếu họ trực tiếp đến Toà án trình bày yêu cầu được ghi chép, sao chụp tài liệu chứng cứ, thì họ cũng phải thể hiện bằng văn bản nộp cho Toà án.
Nếu đương sự là người không biết chữ, thì Toà án lập biên bản ghi rõ yêu cầu của họ. Biên bản phải được đọc lại cho người có yêu cầu nghe, ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận.
Đơn hoặc văn bản yêu cầu phải ghi cụ thể các tên tài liệu, chứng cứ mà
mình cần ghi chép, sao chụp” [20].
Quá trình tố tụng tại Tòa án thường kéo dài ít nhất từ 4 – 6 tháng, trong quá trình đó các đương sự có thể cung cấp chứng cứ bất cứ lúc nào (trừ các chứng cứ ban đầu kèm theo đơn khởi kiện để làm cơ sở thụ lý vụ án), thậm chí có đương sự còn “cất giấu” chứng cứ gốc, quan trọng nhất cho đến phiên tòa phúc thẩm mới đưa ra, làm cho bên kia không kịp trở tay. Hầu như không có Tòa án nào thông báo cho đương sự biết các chứng cứ do các đương sự khác cung cấp hoặc do Tòa án thu thập được, như vậy thì làm sao đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự biết được cụ thể tên của các tài liệu, chứng cứ để yêu cầu Tòa án cho ghi chép, sao chụp.