Thực tiễn thực hiện các quy định về đại diện theo ủy quyền trong

Một phần của tài liệu Đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 66)

7. Kết cấu của luận văn

3.1. Thực tiễn thực hiện các quy định về đại diện theo ủy quyền trong

Khi tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự, các chủ thể hoàn toàn bình đẳng về địa vị pháp lý, có quyền tự định đoạt việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Khi xảy ra tranh chấp thì họ có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án giải quyết, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Quyền này được ghi nhận tại Điều 161 BLTTDS 2004 “Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu

cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”. Như vậy, cá nhân, cơ quan,

tổ chức có quyền tự mình khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị các chủ thể khác xâm phạm, hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình. Người đại diện hợp pháp ở đây bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Việc tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án được hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP như sau:

“Đối với cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ của cá nhân đó. Đồng thời ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ.

Một phần của tài liệu Đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)