Giai đoạn trước khi có Bộ luật tố tụng dân sự 2004

Một phần của tài liệu Đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 29)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Giai đoạn trước khi có Bộ luật tố tụng dân sự 2004

Việc nghiên cứu cho thấy các quy định về thủ tục tố tụng dân sự với tư cách là một thủ tục tố tụng riêng biệt có lẽ được du nhập vào miền Nam Việt nam dưới thời Pháp thuộc bằng Nghị định 16/3/1910. Tiếp theo đó là Bộ dân sự tố tụng Bắc kỳ ban hành năm 1917 và Bộ Hộ sự thương sự tố tụng Trung Việt năm 1942, áp dụng tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Có thể nhận xét rằng các

quy định về tố tụng dân sự của Việt Nam dưới thời Pháp thuộc được xây dựng trên cơ sở tham chiếu và giản lược các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự Pháp 1807 cho phù hợp với đời sống của người dân bản địa. Do vậy, các quy định về tố tụng dân sự trong những đạo luật này chịu nhiều ảnh hưởng của pháp luật tố tụng dân sự Pháp.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 mở ra thời kỳ mới trong lịch sử phát triển dân tộc. Sau khi được thành lập, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật có chứa đựng các quy phạm pháp luật tố tụng dân sự như Sắc lệnh số 46 ngày 10/10/1945 quy định tổ chức các đoàn thể luật sư; Sắc lệnh số 47 ngày 10/10/1945 cho giữ tạm thời các luật lệ hiện hành của chế độ cũ ở Bắc, Trung và Nam bộ; Sắc lệnh số 144/SL ngày 22/12/1949 mở rộng quyền bào chữa cho các đương sự v.v…

Sau năm 1954, đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam, Bắc. Ở miền Nam thời gian đầu chính quyền Sài Gòn vẫn áp dụng những văn bản dưới thời Pháp thuộc như Nghị định ngày 16/3/1910, sau đó đã ban hành nhiều văn bản mới như Luật số 1/62 về quy chế luật sư và tổ chức luật sư đoàn; Sắc lệnh số 72/SL/CCDD/PTNNN về thủ tục tố tụng của những vụ kiện điền địa; Bộ luật dân sự, thương sự tố tụng năm 1972. Ở miền Bắc, do hoàn cảnh lịch sử để lại, cho nên trong một thời gian tương đối dài (1954 – 1989) chúng ta chưa có một văn bản chính thức về tố tụng dân sự, các vấn đề liên quan đến thủ tục kiện tụng về dân sự, hôn nhân gia đình chỉ được quy định tản mạn trong các văn bản hướng dẫn của Toà án nhân dân tối cao và các cơ quan khác như Thông tư số 594/NCPL hướng dẫn đường lối xét xử các việc tranh chấp thừa kế; Thông tư số 39/NCLP hướng dẫn việc thụ lý, di lý, xếp và tạm xếp những việc kiện về hôn nhân gia đình và tranh chấp về dân sự; Thông tư số 25/TATC hướng dẫn về hòa giải trong tố tụng dân sự, Bản hướng dẫn về trình tự xét xử sơ thẩm về dan sự ban hành kèm theo Thông tư số 96/NCLP của

TANDTC v.v…Tuy nhiên các vẫn đề về tố tụng dân sự được quy định tản mạn, chủ yếu trong các Thông tư do Tòa án nhân dân tối cao ban hành nên hiệu lực chưa cao.

Từ năm 1989 trở đi, hàng loạt các văn bản được ban hành làm cơ sở cho việc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực chủ yếu của đời sông xã hội về dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, kinh tế, đánh dấu bước phát triển mới của pháp luật tố tụng Việt nam: Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ngày 29/11/1989, Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài ngày 17/04/1993, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế ngày 16/3/1994, Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài ngày 14/09/1995, Bộ luật dân sự 1995, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động 11/4/1996. Nhìn chung các văn bản này đều có chung những nguyên tắc như: quyền tự định đoạt của đương sự, các đương sự bình đẳng với nhau, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh chứng cứ của đương sự v.v...Tôn trọng nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự, vấn đề đại diện theo ủy quyền của đương sự trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự, lao động, hôn nhân gia đình, kinh tế cũng đã được quy định trong các văn bản này: Trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 được quy định tại: Điều 22 - Người đại diện do đương sự ủy quyền, Điều 23 - Quyền và nghĩa vụ tố tụng của người đại diện được ủy quyền, Chương IV – Người tham gia tố tụng, Chương X – Phiên tòa sơ thẩm, Chương XI – Thủ tục phúc thẩm [7]; trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế 1994 được quy định tại các Điều 20, 21, 22 về đương sự, quyền và nghĩa vụ của đương sự, đại diện do đương sự ủy quyền, Điều 31 về khởi kiện vụ án, Chương IX về phiên tòa sơ thẩm, Chương X về thủ tục phúc thẩm [24]; trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996 được quy định tại các Điều 19, 20,

21, 22 về đương sự, quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự, về năng lực hành vi tố tụng của đương sự, về người đại diện theo ủy quyền của đương sự, Điều 32 về khởi kiện vụ án, Điều 33 về quyền thay đổi yêu cầu của người khởi kiện [25].

Tuy nhiên, các quy định nói trên còn rời rạc, chưa thống nhất, chưa đầy đủ. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự không quy định cụ thể việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người chưa đủ sáu tuổi hoặc người bị mất năng lực hành vi dân sự, hậu quả của việc vượt quá phạm vi ủy quyền hoặc chấm dứt việc ủy quyền trong tố tụng dân sự. Điều 22 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế 1994 có quy định việc ủy quyền tham gia tố tụng phải làm thành văn bản nhưng không quy định bắt buộc phải có công chứng, chứng thực hay không “Việc ủy quyền tham gia tố tụng phải làm thành văn bản”.

Hoặc theo tại khoản 3 Điều 31 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế 1994, khoản 3 Điều 32 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động 1996 thì ngoài việc có được các quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự ủy quyền, người đại diện theo ủy quyền còn được quyền ký vào đơn khởi kiện

“Đơn kiện phải do nguyên đơn ký hoặc người đại diện của nguyên đơn ký, kèm theo đơn kiện phải có các tài liệu chứng minh yêu cầu của nguyên đơn”

– quyền này không được quy định cụ thể trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự trước đó.

Một phần của tài liệu Đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)