Về đại diê ̣n theo ủy quyền để giải quyết về phần tài sản trong

Một phần của tài liệu Đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 78)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.4. Về đại diê ̣n theo ủy quyền để giải quyết về phần tài sản trong

viê ̣c ly hôn, trong việc dân sự thuận tình ly hôn , yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật

Khoản 3 Điều 73 BLTTDS quy định “Người đại diện theo ủy quyền được quy định trong Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự; đối với việc ly hôn đương sự không được ủy quyền cho người

khác thay mặt mình tham gia tố tụng”. Theo tinh thần của Điều luật này và

của BLDS thì đương sự (trong các vụ án ly hôn), người yêu cầu, người liên quan (trong các việc thuận tình ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật) không được ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng để giải quyết các quan hệ nhân thân. Trong thực tiễn giải quyết các vụ án ly hôn, việc dân sự thuận tình ly hôn, có Tòa án chấp nhận sự tham gia tố tụng của người đại diện theo ủy quyền trong việc giao nộp và nhận các giấy tờ pháp lý liên quan, giải quyết các quan hệ tài sản; nhưng có Tòa lại không chấp nhận. Báo Pháp luật TP.HCM số ra ngày 13/9/2011 đăng tải một số ý kiến của các chuyên gia về vấn đề có được ủy quyền về phần tài sản trong các vụ án ly hôn, việc thuận tình ly hôn hay không như sau:

- Luật sư Nguyễn Văn Hưng (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng có thể ủy quyền về phần tài sản trong trường hợp này, pháp luật chỉ không cho phép ủy quyền trong những trường hợp liên quan đến quyền nhân thân. Cụ thể, theo Điều 10 Nghị định 158 ngày 27-12-2005 của Chính phủ, việc ủy quyền chỉ không được phép thực hiện trong trường hợp đăng ký kết hôn, yêu cầu ly hôn, đăng ký việc nuôi con nuôi, đăng ký giám hộ…

- Luật sư Nguyễn Anh Dũng (Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai) khẳng định trong một vụ án ly hôn, đương sự thường có ba yêu cầu cụ thể để yêu cầu tòa giải quyết: yêu cầu xin được ly hôn, yêu cầu nuôi con chung và việc cấp dưỡng, yêu cầu chia tài sản chung. Cho dù chỉ là quan hệ tranh chấp về phần

tài sản chung thì đương sự cũng không được ủy quyền cho người khác vì đây là một trong ba yêu cầu của một vụ ly hôn mà Tòa đang giải quyết.

- Còn theo TS. Nguyễn Văn Tiến, giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM, trong một vụ án ly hôn chỉ có yêu cầu xin ly hôn là yêu cầu bắt buộc phải do Tòa án giải quyết, nếu các bên không đề cập đến vấn đề chia tài sản chung, nuôi con, cấp dưỡng thì nếu sau này có tranh chấp có thể khởi kiện vụ án độc lập, có thể ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng để giải quyết. Luật chỉ cấm ủy quyền trong việc ly hôn chứ không cấm ủy quyền trong các vấn đề khác.

Về vấn đề có được làm đại diện theo ủy quyền trong quá trình giải quyết việc dân sự yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật hay không, hiện nay cũng có hai luồng quan điểm khác nhau: Quan điểm thứ nhất cho rằng hủy kết hôn trái pháp luật liên quan đến quyền kết hôn là quyền nhân thân được quy định trong BLDS nên đương sự, người liên quan không được ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng. Quan điểm thứ hai cho rằng khoản 3 Điều 73 BLTTDS chỉ quy định cấm đương sự ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng trong việc ly hôn chứ không cấm việc ủy quyền tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết việc yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật, mà cái gì luật không cấm thì được phép làm [4, tr.38].

Một phần của tài liệu Đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)