7. Kết cấu của luận văn
2.3.1. Các quy định về nội dung ủy quyền trong tố tụng dân sự
Theo khoản 3 Điều 73 BLTTDS thì người đại diện theo ủy quyền được quy định trong Bộ luật Dân sự là người đại diện ủy quyền trong tố tụng dân sự. Tuy nhiên, khi đối chiếu với Mục 12 của BLDS 2005 (quy định về Hợp đồng ủy quyền) thì không có quy định cụ thể về nội dung ủy quyền là những nội dung gì. Điều 581 BLDS 2005 quy định “Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền…”, nhưng sự thỏa thuận đó gồm những công việc gì, giới hạn cụ thể ra sao thì pháp luật chưa có quy định chi tiết.
Để được Tòa án chấp nhận nội dung văn bản ủy quyền, tránh trường hợp phải làm lại mất thời gian, tốn kém công sức và tiền bạc (nhất là trong trường hợp đương sự ở nước ngoài), các bên liệt kê công việc ủy quyền càng cụ thể càng tốt. Tuy nhiên trong thực tế không như vậy, mặc dù văn bản ủy quyền đảm bảo quy định về hình thức là được công chứng, chứng thực nhưng
khi người được ủy quyền thực hiện công việc theo nội dung ủy quyền thì có thể sẽ không được Tòa án chấp nhận. Đã có nhiều trường hợp người Việt nam định cư ở nước ngoài về nước khởi kiện chia thừa kế nhà đất là di sản của bố mẹ để lại, do hạn chế về thời gian và hiểu biết về pháp luật Việt Nam nên họ ủy quyền cho người thân ở trong nước hoặc luật sư làm việc này, văn bản ủy quyền được UBND xã, phường chứng thực hẳn hoi với nội dung “Người được ủy quyền được toàn quyền quyết định về việc kiện và yêu cầu chia thừa kế của bố mẹ để lại”. Thế nhưng khi họ đã về nước, người được ủy quyền ở trong nước làm đơn khởi kiện thì Tòa án không chấp nhận với lý do đơn khởi kiện phải do đích danh người đã ủy quyền ký mới có giá trị. Có ý kiến cho rằng không chấp nhận việc ủy quyền như vậy, buộc đương sự phải làm lại văn bản ủy quyền với phạm vi ủy quyền nêu rõ: chỉ được ủy quyền tham gia tố tụng, không được ủy quyền khởi kiện vì luật đã có quy định đơn kiện phải do người khởi kiện ký. Chúng tôi cho rằng quan điểm này chưa hợp lý cho lắm, bởi vì quyền khởi kiện cũng là một quyền tố tụng. Người khởi kiện là người cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại, pháp luật trao cho họ quyền được thực hiện các công việc để bảo vệ quyền lợi của mình. Khi không có điều kiện hoặc không muốn thực hiện các hoạt động đó thì họ có thể ủy quyền cho người khác làm thay, tất cả các quyền tố tụng trên không bị bất cứ một điều luật nào cấm đoán việc ủy quyền [6, tr.35].
Hoặc sau đây là ví dụ khác: Trong vụ kiện chia thừa kế mà bà H và ông Th (đều ở nước ngoài) được xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Bà H và ông Th đều ủy quyền cho ông K tham gia tố tụng với nội dung ủy quyền như sau “…ông K được nhân danh bà H và ông Th đến Tòa án tham gia tố tụng trong vụ kiện và toàn quyền quyết định, định đoạt mọi vấn đề trong vụ kiện trên; đồng thời yêu cầu Tòa án chia thừa kế theo pháp luật Việt Nam…”. Có hai quan điểm khác nhau về nội dung ủy quyền của bà H và ông Th cho Luật sư K:
+ Quan điểm thứ nhất cho rằng: Nội dung ủy quyền của bà H và ông Th ủy quyền cho ông K là không phù hợp với quy định của pháp luật, mà cụ thể là ông K không thể thay mặt bà H và ông Th yêu cầu Tòa án chia thừa kế theo quy định của pháp luật được, bởi bà H và ông Th được xác định là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ kiện và một khi có yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật đối với di sản của cha mẹ để lại (mà cụ thể là yêu cầu độc lập) thì về thủ tục được thực hiện theo quy định về thủ tục khởi kiện của nguyên đơn, cụ thể là trong trường hợp này bà H và ông Th phải làm đơn khởi kiện đồng thời ký tên vào đơn khởi kiện của mình theo quy định của Điều 164 Bộ luật tố tụng Dân sự. Do đó, ông K không thể đại diện bà H và ông Th yêu cầu chia di sản thừa kế của cụ H và M để lại theo quy định của pháp luật được, cho nên nội dung ủy quyền này không hợp pháp.
+ Quan điểm 2: Nội dung ủy quyền của bà H và ông Th với ông K là
không vi phạm pháp luật, theo quy định tại khoản 1 Điều 139 “Đại diện là việc một người (sau đây gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây được gọi là người đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện”, theo đó ông K đã nhân danh bà H và ông Th yêu cầu Tòa án chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật và công việc này vẫn nằm trong phạm vi ủy quyền của các bên. Hơn nữa, việc ông K làm người đại diện theo ủy quyền cho bà H và ông Th không thuộc trường hợp không được làm người đại diện (Điều 75 Bộ luật tố tụng dân sự). Do đó, giao dịch bằng hình thức hợp đồng ủy quyền giữa bà H, ông Th với ông K không vi phạm pháp luật nên ông K được quyền nhân danh bà H và ông Th đến Tòa án yêu cầu chia thừa kế theo quy định của pháp luật, trong trường hợp ông K vượt quá phạm vi ủy quyền thì phải chịu trách nhiệm theo quy định tại Điều 146 Bộ luật Dân sự [9].
sự thường ủy quyền toàn bộ cho đến khi có được bản án, quyết định cuối cùng có hiệu lực. Nội dung ủy quyền ghi là: “Bên đại diện theo ủy quyền được toàn quyền và nhân danh bên ủy quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc giải quyết vụ việc cho đến khi có được quyết định hoặc bản án có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”. Trong trường hợp này, sau khi có bản án sơ thẩm thì luật sư A với tư cách người đại diện theo ủy quyền làm đơn kháng cáo (trong thời hạn kháng cáo). Tuy nhiên do chưa có quy đi ̣nh thống nhất về nô ̣i dung ủy quyền như thế nào nên có hai luồng ý kiến khác nhau hiện nay về tính hợp lệ của việc kháng cáo của luật sư A:
- Ý kiến thứ nhất cho rằng, cần phải làm lại văn bản ủy quyền, trong đó
có thể hiện nội dung ủy quyền kháng cáo, thì việc kháng cáo của luật sư A mới được coi là hợp lệ. Tiểu mục 1.8 Mục 1 Phần I Nghị quyết 05/2006/NQ- HĐTP đã hướng dẫn cụ thể: “Việc uỷ quyền được hướng dẫn tại các tiểu mục 1.4, 1.5 và 1.6 mục 1 Phần I của Nghị quyết này phải được làm thành văn bản có công chứng, chứng thực hợp pháp, trừ trường hợp văn bản uỷ quyền đó được lập tại Toà án có sự chứng kiến của Thẩm phán hoặc cán bộ Toà án được Chánh án Toà án phân công. Trong văn bản uỷ quyền phải có nội dung đương sự uỷ quyền cho người đại diện theo uỷ quyền kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Toà án cấp sơ thẩm”.
- Ý kiến thứ hai thì ngược lại, luật sư A có quyền kháng cáo bản án của
Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cần chấp nhận đơn kháng cáo của luật sư A mà không cần phải yêu cầu làm lại văn bản ủy quyền có thể hiện nội dung ủy quyền kháng cáo. Trong văn bản ủy quyền lần đầu đã ghi rõ nội dung ủy quyền là toàn bộ các công việc liên quan đến việc giải quyết vụ việc cho đến khi có được quyết định, bản án cuối cùng có hiệu lực của Tòa án. Kháng cáo cũng chỉ là một trong các công việc đó mà thôi, chỉ trong trường hợp trong văn bản ủy quyền lúc đầu không ghi rõ ủy quyền toàn bộ, hoặc ghi rõ từng nội
dung ủy quyền cụ thể nhưng không có nội dung ủy quyền kháng cáo, thì lúc đó mới làm lại văn bản ủy quyền có nội dung ủy quyền kháng cáo.