Về nội dung và phạm vi đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự

Một phần của tài liệu Đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 75)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.3. Về nội dung và phạm vi đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự

chính liên quan đến lĩnh vực Phó Chủ tịch UBND được Chủ tịch UBND phân công phụ trách thì Phó Chủ tịch UBND được quyền tự mình thay mặt Chủ tịch UBND tham gia tố tụng hoặc ủy quyền bằng văn bản cho người khác tham gia tố tụng. Tòa án chấp nhận ủy quyền này là hợp pháp [5, tr.59].

3.1.3. Về nội dung và phạm vi đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự dân sự

Khoản 3 Điều 73 BLTTDS 2004 và Điều 581 BLDS 2005 không quy định cụ thể nội dung ủy quyền trong tố tụng dân sự là gì, mà chỉ quy định chung chung là theo sự thỏa thuận của các bên. Quy định này đã gây ra nhiều ý kiến tranh luận khác nhau. Dưới đây là một vài ví dụ:

- Ví dụ 1 (theo Thanh Tùng, Báo Pháp luật TP.HCM, phapluattp.vn đăng ngày 20/9/2011):

Năm 2007, ba nhân viên của một công ty bị khởi tố vì trộm giấy ủy nhiệm chi mà giám đốc công ty ký sẵn (trị giá hơn 3,6 tỉ đồng) rồi mang đến một chi nhánh của Ngân hàng B yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản cá nhân. Sau đó, Ngân hàng B ủy quyền cho chi nhánh tham gia phiên tòa sơ thẩm với tư cách là bên có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Sau phiên sơ thẩm cuối năm 2010 của TAND TP.HCM, chi nhánh ngân hàng kháng cáo về phần bồi thường dân sự. Trong phiên phúc thẩm gần đây, đại diện VKSND Tối cao đã

đề nghị tòa bác kháng cáo vì theo nội dung giấy ủy quyền thì Ngân hàng B chỉ ủy quyền cho chi nhánh tham gia phiên sơ thẩm chứ không ủy quyền cả việc kháng cáo. Việc kháng cáo của chi nhánh ngân hàng là vượt quá phạm vi ủy quyền. Tuy nhiên, Tòa Phúc thẩm TANDTC tại TP.HCM lại cho rằng chi nhánh ngân hàng đã được Ngân hàng B ủy quyền thường xuyên để giải quyết công việc hằng ngày. Vì thế, đại diện chi nhánh ngân hàng có thể tham gia ở bất kỳ giai đoạn tố tụng nào trong một vụ án có liên quan tới mình. Từ đó, tòa tiếp tục xử chứ không bác kháng cáo như đề nghị của đại diện VKS

Nhận định của tòa phúc thẩm đã gây tranh cãi về mặt pháp lý. Theo Thẩm phán Nguyễn Huy Hoàng (TAND quận Gò Vấp, TP.HCM), quan điểm của đại diện VKSNDTC là hợp lý với giải thích: “Đương sự phải ghi rõ nội

dung ủy quyền vì sơ, phúc thẩm là hai giai đoạn tố tụng độc lập, khác nhau”.

TS. Nguyễn Văn Tiến (giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM) cũng nhận xét:

“Mỗi giai đoạn tố tụng bao hàm những thủ tục khác nhau nên cần những yêu cầu khác nhau. Vì lẽ đó, việc đòi hỏi giấy ủy quyền phải ghi rõ từng nội dung

ủy quyền không hẳn là vô cớ”.

Tuy nhiên cũng có quan điểm khác: Theo Luật sư Trần Hải Đức, Đoàn luật sư TP.HCM, “không cần liệt kê rõ từng nội dung và yêu cầu mỗi giai đoạn tố tụng phải có một ủy quyền mới. Về nguyên tắc, khi hợp đồng ủy quyền được xác lập, có công chứng thì người đại diện được làm tất cả những gì đã nhận ủy quyền. Không phải máy móc hiểu là trong giấy ủy quyền ghi hai chữ kháng cáo thì người nhận ủy quyền mới được kháng cáo. Trừ khi ủy quyền có ghi thời gian thì hết thời hạn đó phải làm ủy quyền mới. Nhưng riêng trong giai đoạn thi hành án thì chuyện ủy quyền phải cụ thể, chi tiết và

thường phải làm ủy quyền mới”.

Ví dụ 2 (Theo Phương Lan, Báo Pháp luật TP.HCM, phapluattp.vn

Ông H là nguyên đơn trong vụ kiện tranh chấp quyền sử dụng đất tại TAND thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. Do bận việc nên ông H ủy quyền cho ông L tham gia tố tụng. Giấy ủy quyền ghi rõ “Ông L được toàn quyền thay mặt, nhân danh ông H tham gia tố tụng tại TAND các cấp và tại các cơ

quan khác có thẩm quyền”. Sau đó ông L mời luật sư K bảo vệ thì Tòa án

không chịu với lý do sợ ông H không chấp nhận luật sư K; ông L cãi lại rằng ông H đã ủy quyền cho ông được toàn quyền giải quyết vụ án thì ông có quyền mời luật sư. Tòa án đưa ra 2 giải pháp: Hoặc ông H phải đến Tòa án viết văn bản chấp nhận luật sư K do ông L mời trước mặt thẩm phán, hoặc là ông H và ông L cùng đến UBND xã chứng thực việc mời luật sư K.

Thẩm phán Lê Hoàng Tấn (TAND TP.HCM) cho rằng, pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về phạm vi đại diện theo ủy quyền. Về nguyên tắc, các bên trong hợp đồng ủy quyền tham gia tố tụng dân sự có quyền thỏa thuận phạm vi ủy quyền với những nội dung khác nhau tùy theo mục đích mà các bên hướng đến. Tòa án và các chủ thể khác không được can thiệp, vi phạm nguyên tắc tự do thỏa thuận giữa các bên….Việc Tòa án buộc đương sự phải đích thân làm những việc mà họ đã ủy quyền là chưa hợp lý. Một khi đã được ủy quyền toàn bộ thì người đại diện theo ủy quyền có toàn quyền giải quyết mọi việc theo ý chí của đương sự. Luật sư Huỳnh Tiến Sỹ (Đoàn luật sư TP.HCM) đồng tình với quan điểm trên, một khi đương sự đã ủy quyền cho người khác được toàn quyền quyết định mọi việc khi tham gia tố tụng thì Tòa án không nên tách nhỏ những hành vi như mời luật sư, viết bản tự khai v.v…để buộc đương sự phải tự làm. Th.s Nguyễn Trương Tín, giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM, cho rằng ông L được mời luật sư là đúng bởi lẽ khi ông H đã ủy quyền cho ông L được nhân danh mình và toàn quyền quyết định mọi việc khi giải quyết vụ án thì ông L có các quyền và nghĩa vụ tố tụng như ông H, trong đó có quyền mời luật sư bảo vệ quyền lợi cho ông H.

Một phần của tài liệu Đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)