Các quy định về thời hạn ủy quyền trong tố tụng dân sự

Một phần của tài liệu Đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 62)

7. Kết cấu của luận văn

2.5. Các quy định về thời hạn ủy quyền trong tố tụng dân sự

Theo quy định tại Điều 582 BLDS 2005 thì thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực một năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền. Như đã đề cập, trong tố tụng dân sự thông thường các bên không ghi nội dung công việc, thời hạn ủy quyền cụ thể, chi tiết trong văn bản ủy quyền, mà ghi chung chung. Ví dụ trong văn bản ủy quyền, ở mục thời hạn ủy quyền thì ghi: “Việc ủy quyền này có hiệu lực kể từ ngày bắt đầu cho đến khi công việc ủy quyền được thực hiện xong hoặc chấm dứt theo quy

quyền tham gia tố tụng tại Tòa án có thẩm quyền trong vụ án thụ lý số... cho đến khi có quyết định, bản án của Tòa án cấp sơ thẩm (hoặc cho đến khi có quyết định, bản án có hiệu lực của Tòa án)”.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều quan điểm khác nhau về thời điểm bắt đầu của việc ủy quyền nói trên: Là thời điểm được công chứng, chứng thực hay kể từ thời điểm bên đại diện theo ủy quyền chấp nhận nội dung ủy quyền và ký vào văn bản ủy quyền, hay kể từ thời điểm Tòa án thụ lý vụ án vì kể từ thời điểm Tòa án thụ lý vụ án thì quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự (là người ủy quyền) mới bắt đầu phát sinh. Mặt khác, dù BLTTDS có quy định thời hạn tối đa từ khi Tòa án thụ lý vụ án cho đến khi mở phiên tòa là tám tháng (kể cả thời gian gia hạn trong trường hợp vụ án có tính chất phức tạp), nhưng số lượng án quá hạn vẫn rất lớn, đương sự vẫn phải cứ mong chờ vào cách làm việc đúng thời hạn của Tòa án. Do vậy việc đại diện theo ủy quyền trong tố

Một phần của tài liệu Đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)