7. Kết cấu của luận văn
3.1.2. Về hình thức ủy quyền trong tố tụng dân sự
Điều 73 Bộ luật TTDS quy định người đại diện theo ủy quyền được quy định trong Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự, do đó hình thức văn bản ủy quyền trong tố tụng dân sự tuân theo những quy định trong BLDS. Khoản 2 Điều 142 BLDS 2005 quy định “Hình thức ủy quyền do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc
ủy quyền phải lập thành văn bản”. Điều 586 BLDS 2005 quy định cụ thể hơn
về hợp đồng ủy quyền “Hợp đồng ủy quyền phải lập thành văn bản; nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định, thì hợp đồng ủy quyền phải có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của ủy ban nhân dân cấp có
thẩm quyền”. Tiểu mục 1.8, mục 1 Phần I Nghị quyết 05/2006/NQ-HĐTP
ngày 04/8/2006 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ ba “Thủ tục giải quyết các vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm” của BLTTDS quy định “Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hợp pháp, trừ trường hợp văn bản ủy quyền đó được lập tại Tòa án có sự chứng kiến của Thẩm phán hoặc của cán bộ Tòa
án được Chánh án Tòa án phân công”.
Mặc dù pháp luật quy định việc ủy quyền trong tố tụng dân sự phải lập thành văn bản có công chứng, chứng thực nhưng trong thực tiễn, có nhiều trường hợp vi phạm quy định về hình thức văn bản ủy quyền nhưng vẫn được Tòa án chấp nhận. Để minh chứng cho nhận định này, trước hết cần phân biệt các hình thức văn bản ủy quyền dựa vào loại ủy quyền:
(i) Ủy quyền một lần cho phép thực hiện đại diện để thực hiện một hành vi nhất định;
(ii) Ủy quyền riêng biệt quy định thẩm quyền đại diện trong một thời gian nhất định, đối với một loại hành vi nhất định;
(iii) Thẩm quyền đại diện chung, đó là người đại diện theo ủy quyền được người ủy quyền trao cho thẩm quyền đại diện chung. Thẩm quyền đại diện trong trường hợp này có hiệu lực đối với nhiều loại hành vi trong một khoảng thời gian nhất định. Người được ủy quyền chung có thể thực hiện mọi công việc thay mặt người ủy quyền trong thời hạn đó.
Không giống như các cơ quan nhà nước hay các doanh nghiệp lớn thường có loại ủy quyền riêng biệt hay ủy quyền đại diện chung, các doanh nghiệp nhỏ thường không có chuyên viên pháp lý hay người am hiểu về pháp luật tố tụng, khi vướng vào vòng tranh chấp tại Tòa án thì mới ủy quyền cho người khác hoặc luật sư tham gia tố tụng. Đây là trường hợp ủy quyền một lần để tham gia tố tụng ở loại (i). Hình thức văn bản ủy quyền thường gặp trong trường hợp này là Giấy ủy quyền, đại diện theo pháp luật của bên ủy quyền chỉ cần ký tên và đóng dấu vào văn bản ủy quyền mà không qua thủ tục công chứng hoặc chứng thực như quy định. Tòa án chỉ cần thấy có đóng dấu màu đỏ trong văn bản ủy quyền là chấp nhận mà quên đi nguyên tắc bình đẳng trong tố tụng dân sự, trong lúc việc ủy quyền một lần tương tự như vậy giữa cá nhân với cá nhân thì lại bắt buộc phải qua công chứng hoặc chứng thực. Thiết nghĩ, khó có thể kiểm chứng được tính xác thực của văn bản ủy quyền nói trên, nhất là trong điều kiện có quá nhiều doanh nghiệp “ma” như hiện nay.
Đối với các pháp nhân có sự ủy quyền chuyên biệt, cấp phó thường trực tiếp tham gia tố tụng hoặc ủy quyền cho nhân viên dưới quyền tham gia tố tụng dân sự liên quan đến lĩnh vực mình phụ trách. Việc xác định tính hợp pháp của văn bản ủy quyền trong trường hợp này cũng còn nhiều vướng mắc.
Có ý kiến cho rằng việc kiểm tra tính hợp pháp của văn bản ủy quyền còn liên quan đến việc xác định tính chất của loại hình ủy quyền chuyên biệt. Tòa án cần xem xét các văn bản do pháp nhân cung cấp có thuộc loại hình ủy quyền chuyên biệt này hay không. Nếu xác định là có việc ủy quyền chuyên biệt thì việc đại diện theo ủy quyền này được chấp nhận, giống như trường hợp ủy quyền lại của Phó Chủ tịch UBND theo hướng dẫn tại công văn số 227/2004/KHXX ngày 30/12/2004 của TANDTC “Đối với trường hợp Uỷ