Các quy định về người ủy quyền trong tố tụng dân sự

Một phần của tài liệu Đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 36)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Các quy định về người ủy quyền trong tố tụng dân sự

Tùy theo mục đích, vai trò trong tố tụng dân sự mà pháp luật quy định các chủ thể tham gia có các quyền và nghĩa vụ pháp lý khác nhau. Có thể chia thành ba nhóm: Nhóm thứ nhất gồm các chủ thể có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết vụ việc dân sự, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình tố tụng dân sự. Nhóm thứ hai gồm các chủ thể tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi của mình hay của người khác như đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Nhóm thứ ba gồm các chủ thể tham gia tố tụng khác để hỗ trợ Tòa án trong việc giải quyết các vụ việc dân sự như người làm chứng, người giám định, người phiên dịch.

Những người thuộc nhóm thứ nhất theo phân loại trên còn gọi là người tiến hành tố tụng, bao gồm Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên. Hoạt động của những người này mang tính chất chủ động và độc lập, chịu trách nhiệm khá cao dựa trên trình độ chuyên môn, sự hiểu biết của mình. Quyền và nghĩa vụ của những người này được quy định chặt chẽ, ràng buộc bởi các quy định liên quan đến tổ chức, hoạt động nghề nghiệp như Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Bộ luật tố tụng dân sự v.v... Mọi hoạt động của họ liên quan đến quyền lợi của người dân được quy định cụ thể và kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt là trong lĩnh vực tố tụng dân sự, một lĩnh vực nhạy cảm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của con người nếu có sai

lầm. Những người này được tuyển dụng, bổ nhiệm, được thay mặt cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ việc dân sự, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự. Điều 13 BLTTDS quy đi ̣nh“Người tiến hành tố tụng dân sự phải tôn trọng nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; người tiến hành tố tụng dân sự chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; người tiến hành tố tụng dân sự phải giữ bí mật, bí mật công tác theo quy định của pháp luật, giữ gìn thuần phong mỹ tục, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của các đương sự theo yêu cầu

chính đáng của họ...”. Trong tố tụng dân sự, nhiệm vụ và quyền hạn của

người tiến hành tố tụng được quy định từ các Điều 40 - 49 BLTTDS. Do những quy định đặc thù về nghề nghiệp, người tiến hành tố tụng dân sự không được ủy quyền cho người khác làm đa ̣i diê ̣n, thay mặt mình để giải quyết vụ việc mà mình đã được phân công. Khi Chánh án Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát vắng mặt thì một Phó Chánh án, một Phó Viện trưởng viện kiểm sát được Chánh án, Viện trưởng Viện kiểm sát ủy nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án, Viện trưởng Viện kiểm sát. Phó Chánh án, Phó viện trưởng Viện kiểm sát chịu trách nhiệm trước Chánh án, trước Viện trưởng Viện kiểm sát về nhiệm vụ được giao. Rõ ràng trong trường hợp này, ủy nhiệm không phải là ủy quyền. Ủy nhiệm là việc giao cho người khác được quyền làm những việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình. Về mặt bản chất thì ủy nhiệm chính là việc thực hiện trách nhiệm thay cho một người khi người đó có văn bản ủy nhiệm; về mặt phạm vi, nếu ủy quyền chỉ áp dụng trong trường hợp cá thể nhất định khi người này ủy quyền cho người khác thực hiện một số công việc trong phạm vi quyền của họ, thì ở ủy nhiệm là toàn bộ những việc thuộc phạm vi trách nhiệm của một người được ủy nhiệm

sang cho người khác làm thay [26, tr.837]. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân,

dân sự cụ thể trên cơ sở được phân công. Nếu Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án hoặc Kiểm sát viên vì lý do nào đó không thể tham gia tiến hành tố tụng được hoặc thuộc trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng, thì Chánh án Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát ra quyết định phân công người khác giải quyết, bản thân người Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án hoặc Kiểm sát viên đó không được ủy quyền cho người khác làm thay công việc của mình đã được phân công.

Những người tham gia tố tụng thuộc nhóm thứ hai và thứ ba để hỗ trợ Tòa án giải quyết vụ việc dân sự bao gồm: Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người giám định, người phiên dịch, người làm chứng. Họ tham gia tố tụng dân sự do được Tòa án triệu tập bởi vì họ là những người biết việc, có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự. Khi tham gia tố tụng, những người này cam đoan trước Tòa án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình, khi đã được Tòa án triệu tập mà vắng mặt thì phải chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật, trừ các trường hợp phải thay đổi hoặc từ chối tham gia tố tụng theo quy định. Tương tự như trường hợp trên, những người này được Tòa án triệu tập tham gia tố tụng nhằm tìm ra sự thật của vụ việc, nhằm giúp cho hoạt động của Tòa án được vô tư, khách quan, công bằng và đúng pháp luật. Do đó, những người này cũng không thể ủy quyền cho người khác nhân danh và bảo vệ quyền lợi cho họ tại Tòa án được. Tương tự, do đặc thù của tính nghề nghiệp mà người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cũng không phải là chủ thể ủy quyền của quan hệ đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự được nghiên cứu trong luận văn này.

Người ủy quyền trong tố tụng dân sự được đề cập, nghiên cứu trong luận văn này là đương sự hoặc người đại diện theo pháp luật của đương sự. Trừ trường hợp không được ủy quyền trong ly hôn theo quy định tại Điều 75

BLTTDS, đương sự là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự có thể trực tiếp tham gia tố tụng hoặc ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng. Theo quy định tại Điều 57 Bộ luật này thì người từ đủ mười tám tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, trừ trường hợp mất năng lực hành vi tố tụng dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi tố tụng dân sự hoặc pháp luật có quy định khác. Đối với các trường hợp đương sự là người chưa đủ sáu tuổi hoặc người mất năng lực hành vi tố tụng dân sự, đương sự là người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi, đương sự là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi trong những vụ việc không liên quan đến quan hệ lao động hoặc quan hệ dân sự khác mà họ đã tham gia bằng tài sản riêng của mình, thì theo quy định tại các khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 57 BLTTDS, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện. Đương sự không có, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi tố tụng dân sự thì không thể tự mình thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng do pháp luật quy định, do vậy họ cũng không thể làm văn bản ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng. Người đại diện theo pháp luật của đương sự khi được Tòa án triệu tập thì họ có các quyền và nghĩa vụ tố tụng như chính đương sự, vì vậy họ có thể ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng. Như vậy từ các quy định tại các Điều 57 và 73 BLTTDS có thể thấy rằng, người ủy quyền trong tố tụng dân sự bao gồm: Đương sự là cá nhân từ đủ mười tám tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, người đại diện theo pháp luật của đương sự không có, mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi tố tụng dân sự.

Đương sự là cơ quan, tổ chức do người đại diện hợp pháp tham gia tố tụng. Theo quy định tại Điều 91 BLDS 2005 thì: “Đại diện của pháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. Người đại diện của pháp nhân tuân theo quy định về đại diện tại Chương VII, Phần thứ nhất

của Bộ luật này. Đại diện theo pháp luật của pháp nhân được quy định trong

điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân”. Nếu

người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức vì lý do nào đó không thể tự mình trực tiếp tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi cho cơ quan, tổ chức mình, thì người đại diện theo ủy quyền có thể tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi cho cơ quan, tổ chức mà mình đại diện. Vấn đề cần xem xét là, ai là người trong cơ quan, tổ chức có thể ký văn bản ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng dân sự ? Bên ủy quyền trong trường hợp này là cơ quan, tổ chức hay là người đại diện theo pháp luật đã ký văn bản ủy quyền của cơ quan, tổ chức đó.

Như đã phân tích, người đại diện theo ủy quyền được quy định trong Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự, do đó việc ủy quyền trong tố tụng dân sự của pháp nhân được thực hiện giống như việc ủy quyền trong các giao dịch dân sự. Khoản 1 Điều 143 BLDS 2005 quy định “… người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể ủy quyền cho

người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”. Khi tham gia tố tụng tại Tòa

án, không phải tất cả các thành viên của cơ quan, tổ chức đều có thể được triệu tập mà mọi hoạt động tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức đều thông qua một cá nhân cụ thể, thông thường là người đại diện theo pháp luật. Nếu người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức không thể tham gia tố tụng thì có thể làm văn bản ủy quyền cho người khác nhân danh và vì quyền lợi của cơ quan, tổ chức mình tham gia, trong trường hợp đó thì bên ủy quyền là cơ quan, tổ chức chứ không phải là người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó. Đối với đa số các trường hợp đương sự là pháp nhân như doanh nghiệp, ngân hàng thương mại, Chi nhánh ngân hàng thương mại v.v…thì rất ít khi người đại diện theo pháp luật trực tiếp tham gia tố tụng, mà thường ủy quyền cho người khác là nhân viên dưới quyền tham gia. Có quan điểm cho

rằng việc ủy quyền như vậy là ủy quyền gián tiếp, vì phải thông qua ý chí của một thể nhân khác là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân (mà người này thực chất là đại diện theo ủy quyền của các thành viên pháp nhân thông qua Điều lệ). Quan hệ ủy quyền này không phải phát sinh giữa người ký văn bản ủy quyền với người được ủy quyền, mà phát sinh giữa pháp nhân với người được ủy quyền sau này, vì thế người ký văn bản ủy quyền (ví dụ Tổng giám đốc hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị) không có tư cách là bên ủy quyền, mà chỉ có tư cách là người đại diện cho bên ủy quyền [23].

Về nguyên tắc, người đại diện theo ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác trừ trường hợp được người ủy quyền lúc đầu đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định. Tuy nhiên trong tố tụng dân sự, Toà án có thể chấp nhận việc người đại diện theo uỷ quyền uỷ quyền lại cho người thứ ba nếu người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức quy định rõ trong văn bản uỷ quyền tên và các thông tin cần thiết về người được nhận uỷ quyền lại trong trường hợp cần thiết. Ví dụ, văn bản uỷ quyền do giám đốc doanh nghiệp A ký, ủy quyền cho giám đốc chi nhánh của doanh nghiệp tham gia tố tụng có quy định: “ông Trần Văn B – giám đốc chi nhánh của công ty được thay mặt tôi tham gia tố tụng tại Toà án ở cấp xét xử sơ thẩm. Trong trường hợp vì lý do công việc không thể tham gia tố tụng, ông Trần Văn B có thể uỷ quyền cho ông Nguyễn Văn C – Trưởng phòng kinh doanh, chi nhánh công ty TNHH .... tham gia tố tụng”. Ngoài quy định việc ủy quyền lại trong tố tụng dân sự phải được người ủy quyền ban đầu đồng ý bằng văn bản, thì hình thức của văn bản ủy quyền lại cũng cần phải phù hợp với hình thức của văn bản ủy quyền ban đầu, phạm vi ủy quyền lại không vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu. Vì bản chất của ủy quyền không làm thay đổi chủ thể trong giao dịch, từ quy định của Điều 586 BLDS có thể hiểu rằng ngay cả khi ủy quyền lại, bên ủy quyền ban đầu vẫn phải chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy

quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền, kể cả việc thực hiện thông qua con đường ủy quyền lại [8].

Trong các vụ án dân sự mà cơ quan quản lý nhà nước là một bên đương sự, ví dụ Ủy ban nhân dân trong các vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại, có trường hợp phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân có văn bản ủy quyền cho cấp dưới tham gia tố tụng nhưng vẫn được Tòa án chấp nhận. Dưới góc nhìn lý luận, một số quan điểm cho rằng không thể chấp nhận việc ủy quyền lại này, bởi vì Chủ tịch Ủy ban nhân dân mới là người đại diện theo pháp luật của Ủy ban nhân dân, nếu Chủ tịch Ủy ban nhân dân không trực tiếp tham gia tố tụng được thì mới ủy quyền cho Phó Chủ tịch hoặc nhân viên dưới quyền khác. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tham gia tố tụng do có văn bản ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Nếu Chủ tịch ủy ban nhân dân phân công công việc cho các Phó chủ tịch chuyên trách thì họ cũng không được ủy quyền lại cho người thứ ba tham gia tố tụng [6, tr.36]. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 126 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 thì “Chủ tịch Ủy ban nhân dân là người lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân…Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Ủy ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Chủ tịch Ủy ban nhân dân phân công và phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao…”. Như vậy, căn cứ vào các quy định trên đây thì Ủy ban nhân dân tham gia tố tụng tại Tòa án nhân dân thông qua Chủ tịch Ủy ban nhân dân hoặc người đại diện được Chủ tịch nhân dân ủy quyền bằng văn bản. Đối với trường hợp Ủy ban nhân dân tham gia tố tụng tại Tòa án liên quan đến lĩnh vực Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân được Chủ tịch Ủy ban nhân dân phân công phụ trách, thì Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân được quyền tự mình tham gia tố tụng hoặc ủy quyền bằng văn bản cho người khác tham gia tố tụng. Tòa án chấp nhận văn bản ủy quyền đó là hợp pháp [17].

Một phần của tài liệu Đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)