Prostaglandin (PG)

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả gây chuyển dạ của prostaglandin e2 cho thai chết lưu trên 27 tuần tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2012 (Trang 28)

Prostaglandin là những chất có thể làm thay đổi co bóp của cơ tử cung. Nồng độ PGF2 và PGE tăng dần trong quá trình thai nghén và đạt tới giá trị cao trong nước ối, màng rụng và trong CTC vào lúc bắt đầu cuộc chuyển dạ. Các PG có tác dụng giãn các mạch máu nhỏ của CTC, cắt các chuỗi collagen rời nhau, làm tăng hyaluronic acid dẫn đến thay đổi chất nền CTC, kết quả CTC mềm hơn, ngắn dần và dễ giãn nở.

1.2.3.2. Estrogen và progesteron

Trong quá trình thai nghén, các chất estrogen tăng nhiều làm tăng kích thích các sợi cơ trơn của TC và tốc độ lan truyền của hoạt động điện cơ, cơ TC trở nên mẫn cảm

hơn với các tác nhân gây CCTC. Estrogen làm tăng sự phát triển của lớp cơ tử cung và làm thuận lợi cho việc tổng hợp các PG.

Progesteron có tác dụng làm giảm co bóp của cơ tử cung. Nồng độ progesteron giảm ở cuối thời kỳ thai nghén, làm thay đổi tỷ lệ estrogen/ progesteron là tác nhân gây chuyển dạ.

1.2.3.3. Vai trò của oxytocin và vasopressin

Người ta đã xác định được trong chuyển dạ có tăng tiết oxytocin ở vùng hạ não, theo các sợi dây thần kinh xuống thuỳ sau tuyến yên của sản phụ. Các đỉnh liên tiếp nhau của oxytocin có tần số tăng lên trong quá trình chuyển dạ và đạt mức tối đa khi rặn đẻ.

1.2.3.4. Các yếu tố khác

Sự căng dãn từ từ và quá mức của cơ tử cung và sự đáp ứng với các kích thích sẽ phát sinh chuyển dạ.

Yếu tố thai nhi: thai vô sọ hay thiểu năng tuyến thượng thận thì thai nghén thường bị kéo dài, còn nếu thai bị cường thượng thận thì sẽ sinh non.

Các hoạt chất sinh học được sản xuất ra trong những tháng cuối của thai nghén như: adrenalin, nor-adrenalin, acetylcholin, serotonin, histamin... cũng tham gia vào sự co bóp tử cung.

Nhiễm khuẩn cũng là một vấn đề liên quan đến khởi phát chuyển dạ. Trong một số trường hợp vi khuẩn tiết ra enzym phospholipase dẫn đến hình thành PG từ acid arachidonic có sẵn trong dịch ối và gây chuyển dạ.

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả gây chuyển dạ của prostaglandin e2 cho thai chết lưu trên 27 tuần tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2012 (Trang 28)

w