DINOPROSTONE (PROSTAGLANDIN E2)

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả gây chuyển dạ của prostaglandin e2 cho thai chết lưu trên 27 tuần tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2012 (Trang 37 - 40)

Sơ đồ 1.3. Dinoprostone (PGE2)

- Tên khoa học: 11α, 15-dihydroxy-9-oxo-prosta-5Z, acid 13E-dien-1-OIC. - Công thức phân tử: C20H32O5. Trọng lượng phân tử: 352,5.

1.5.1. Dược lý lâm sàng

1.5.1.1. Đặc tính dược lực học

Cerviprime gel chứa dinoprostone, có bản chất là PGE2. Cerviprime gel đóng vai trị quan trọng trong việc thay đổi cấu trúc và sinh hóa phức tạp liên quan đến sự chín muồi cổ tử cung. Việc đưa cerviprime gel vào trong ống cổ tử cung tạo ra các tác động đặc hiệu tại chỗ biểu hiện bằng các thay đổi dẫn đến giãn và xóa mở cổ tử cung.

1.5.1.2. Đặc tính dược động học

Cerviprime gel sử dụng trong ống cổ tử cung được chuyển hóa tại chỗ trong mơ cổ tử cung. Thuốc được oxy hóa tạo ra các sản phẩm chuyển hóa khơng có hoạt tính sinh học được thải trừ qua nước tiểu.

1.5.1.3. Chỉ định

Cerviprime được sử dụng để chuẩn bị trước cho sự chín muồi và giãn nở CTC ở phụ nữ mang thai đúng kỳ hoặc gần đến kỳ sinh với đặc điểm khởi phát chuyển dạ không thuận lợi như chỉ số Bishop thấp.

1.5.1.4. Chống chỉ định

-Sản phụ quá mẫn cảm với PG. -Sản phụ lớn tuổi đã sinh nhiều lần. -Bất tương xứng thai - khung chậu mẹ. -Ngôi bất thường, rau tiền đạo, u tiền đạo. -Tử cung có sẹo mổ cũ, tử cung dị dạng. -Sản phụ mắc các bệnh toàn thân.

-Cấp cứu sản khoa khi mà tỷ số giữa lợi ích / nguy cơ cho thai nhi hoặc thai phụ ưu tiên cho chỉ định phẫu thuật.

1.5.1.5. Tác dụng phụ

Tần suất và mức độ nặng của các tác dụng phụ khi dùng cerviprime phụ thuộc vào liều dùng và cũng phụ thuộc ở một mức độ nào đó vào đường dùng. Tác dụng phụ với dinoprostone được ghi nhận thường nhất là buồn nơn, và tiêu chảy.

1.5.1.6. Dạng trình bày

Hộp một bơm tiêm có sẵn thuốc cerviprime gel chứa 0,5mg dinoprostone mỗi 3ml với một Catheter để đưa thuốc vào ống CTC.

1.5.1.7. Liều lượng và cách sử dụng

Sử dụng Catheter có trong hộp thuốc để bơm tồn bộ thuốc trong bơm tiêm vào CTC ngay dưới ngoài lỗ trong CTC. [2.2.3]

1.5.2. Một số nghiên cứu sử dụng Dinoprostone trong sản phụ khoa

- Himangi S. Warke ( India) - 1999, nghiên cứu sử dụng dinoprostone gel bơm ống CTC gây khởi phát chuyển dạ trên 75 thai phụ có thai kỳ ≥ 35 tuần, chỉ số Bishop ≤ 3. Đánh giá thành công của khởi phát chuyển dạ khi CTC > 3cm, hoặc kết thúc chuyển dạ giai đoạn 1b sau 8h đối với con so và sau 4h đối với con rạ. Kết quả chỉ số Bishop tăng 2 điểm sau 6h đầu, tăng 7 điểm sau 12h, 92% thai phụ chuyển dạ, 81,3% trường hợp sinh đường âm đạo, 8% trường hợp dùng 2 liều Cerviprime [45].

- T.J. Fraser và cộng sự (Michigan – U.S.A.) - 2006, so sánh sử dụng misoprostol với postaglandin E2, n = 820, kết quả PE2 giảm hơn 5 lần CCTC cường tính và 16 lần nhịp tâm thu nhanh so với PE1, tỷ lệ thành công sinh đường âm đạo của PE2 là 83% và PE1 là 58% [46].

- Nguyễn Mạnh Trí (BVPSHN) - 2010, nghiên cứu sử dụng cerviprim gel cho 92 trường hợp thai đủ tháng thiểu ối, thai quá ngày sinh, thai lưu và thai dị dạng, kết quả 89% trường hợp chuyển dạ, 11% mổ lấy thai do các lý do sản khoa khác [38].

- Lê Quang Hòa (BVPSBN) – 2011, nghiên cứu sử dụng cerviprim gel cho 91 trường hợp thai QNS, kết quả gây chuyển dạ thành công và sinh đường âm đạo là 91,2 % , mổ lấy thai do các nguyên nhân sản khoa khác là 8,8 % [21]

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả gây chuyển dạ của prostaglandin e2 cho thai chết lưu trên 27 tuần tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2012 (Trang 37 - 40)