Các chỉ số đánh giá cơn co tử cung

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả gây chuyển dạ của prostaglandin e2 cho thai chết lưu trên 27 tuần tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2012 (Trang 30 - 31)

Trong chuyển dạ, để đánh giá CCTC có thể có nhiều phương pháp, nhưng có hai phương pháp thường được dùng hiện nay:

Phương pháp lâm sàng: đo CCTC bằng cách đặt bàn tay trực tiếp lên bụng sản phụ, khi có cơn co thì tử cung cứng lại, hết cơn co tử cung mềm ra. Cách đo này tuy chưa thật chính xác, nó cho chúng ta biết được thời gian kéo dài của mỗi cơn co và

khoảng cách giữa hai cơn co là bao nhiêu, nhưng là phương pháp dễ áp dụng và phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay.

Phương pháp đo bằng monitor sản khoa cho phép đánh giá cơn co về cường độ, tần số và trương lực của tử cung qua từng giai đoạn chuyển dạ [10].

Các chỉ số đánh giá CCTC:

Trương lực cơ bản của cơ tử cung từ 5-15 mmHg tùy từng giai đoạn của cuộc chuyển dạ.

Cường độ của CCTC là số đo của thời điểm áp lực tử cung cao nhất. Hiệu lực CCTC bằng cường độ cơn co trừ đi trương lực cơ bản của TC.

Độ dài của CCTC tính từ thời điểm tử cung bắt đầu co bóp đến khi hết cơn co trong chuyển dạ, CCTC là động lực chính làm cho cuộc chuyển dạ tiến triển và kết thúc bằng việc sổ thai qua đường âm đạo. Vì vậy, bất thường của CCTC sẽ gây ra những diễn biến bất thường cho cuộc chuyển dạ và sẽ mang lại nguy cơ cho thai phụ và thai.

Tần số của CCTC: khi mới chuyển dạ cơn co thưa, khi chuyển dạ thực sự thì cứ 10 phút có 3 cơn co, sau đó tăng dần trong quá trình chuyển dạ, CCTC càng mau và mạnh thì CTC càng mở rộng, đến khi CTC mở hết thì cứ 1,5 - 2 phút lại có một cơn co.

Cường độ của CCTC: khi bắt đầu chuyển dạ, cường độ trung bình là 28 mmHg, sau đó tăng lên 41 mmHg, ở giai đoạn CTC mở hết và giai đoạn rặn đẻ là 47 mmHg.

Về tính chất: CCTC có tính đều đặn theo chu kỳ, cứ sau một thời gian co bóp là một thời gian nghỉ, rồi tiếp tục vào một chu kỳ khác.

Độ dài của CCTC: lúc mới chuyển dạ CCTC chỉ khoảng 15 - 20 giây, sau đạt tới 30 - 40 giây ở cuối giai đoạn xóa mở CTC [16],[23].

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả gây chuyển dạ của prostaglandin e2 cho thai chết lưu trên 27 tuần tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2012 (Trang 30 - 31)

w