SINH LÝ CHUYỂN DẠ

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả gây chuyển dạ của prostaglandin e2 cho thai chết lưu trên 27 tuần tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2012 (Trang 27 - 32)

1.2.1. Khái niệm

Chuyển dạ là một quá trình sinh lý phức tạp mà kết quả là thai và rau được đưa ra khỏi buồng tử cung qua đường âm đạo. Cơn co tử cung (CCTC) là động lực chính của

cuộc chuyển dạ, tạo nên hiện tượng xóa mở cổ tử cung (CTC), thành lập đoạn dưới, làm thay đổi đáy chậu, đồng thời đẩy thai và rau từ buồng tử cung ra ngoài [23].

1.2.2. Các giai đoạn của một cuộc chuyển dạ

Chuyển dạ được chia làm ba giai đoạn, thời gian của mỗi giai đoạn dài ngắn khác nhau.

- Giai đoạn 1: (giai đoạn xóa mở CTC) tính từ khi bắt đầu chuyển dạ tới khi CTC mở hết, giai đoạn này được chia làm hai giai đoạn nhỏ:

Giai đoạn tiềm tàng (giai đoạn 1a): cổ tử cung mở dưới 4 cm. Giai đoạn tích cực (giai đoạn 1b): cổ tử cung mở từ 4-10 cm.

- Giai đoạn 2: (giai đoạn sổ thai) tính từ khi CTC mở hết đến khi thai sổ ra ngoài. - Giai đoạn 3: (giai đoạn sổ rau) tính từ khi thai sổ ra ngoài đến khi rau bong và sổ hoàn toàn ra ngồi cùng màng rau.

Thời gian chuyển dạ trung bình ở sản phụ con so từ 16 đến 24 giờ, ở sản phụ con rạ thời gian chuyển dạ ngắn hơn, trung bình từ 8 đến 12 giờ. Các cuộc chuyển dạ quá 24 giờ gọi là chuyển dạ kéo dài [23].

1.2.3. Cơ chế chuyển dạ

Đến nay cơ chế phát sinh chuyển dạ còn chưa được rõ và đầy đủ xong có một số giả thuyết được đa số chấp nhận [16],[23].

1.2.3.1. Prostaglandin (PG)

Prostaglandin là những chất có thể làm thay đổi co bóp của cơ tử cung. Nồng độ PGF2 và PGE tăng dần trong quá trình thai nghén và đạt tới giá trị cao trong nước ối, màng rụng và trong CTC vào lúc bắt đầu cuộc chuyển dạ. Các PG có tác dụng giãn các mạch máu nhỏ của CTC, cắt các chuỗi collagen rời nhau, làm tăng hyaluronic acid dẫn đến thay đổi chất nền CTC, kết quả CTC mềm hơn, ngắn dần và dễ giãn nở.

1.2.3.2. Estrogen và progesteron

Trong quá trình thai nghén, các chất estrogen tăng nhiều làm tăng kích thích các sợi cơ trơn của TC và tốc độ lan truyền của hoạt động điện cơ, cơ TC trở nên mẫn cảm

hơn với các tác nhân gây CCTC. Estrogen làm tăng sự phát triển của lớp cơ tử cung và làm thuận lợi cho việc tổng hợp các PG.

Progesteron có tác dụng làm giảm co bóp của cơ tử cung. Nồng độ progesteron giảm ở cuối thời kỳ thai nghén, làm thay đổi tỷ lệ estrogen/ progesteron là tác nhân gây chuyển dạ.

1.2.3.3. Vai trò của oxytocin và vasopressin

Người ta đã xác định được trong chuyển dạ có tăng tiết oxytocin ở vùng hạ não, theo các sợi dây thần kinh xuống thuỳ sau tuyến yên của sản phụ. Các đỉnh liên tiếp nhau của oxytocin có tần số tăng lên trong quá trình chuyển dạ và đạt mức tối đa khi rặn đẻ.

1.2.3.4. Các yếu tố khác

Sự căng dãn từ từ và quá mức của cơ tử cung và sự đáp ứng với các kích thích sẽ phát sinh chuyển dạ.

Yếu tố thai nhi: thai vô sọ hay thiểu năng tuyến thượng thận thì thai nghén thường bị kéo dài, cịn nếu thai bị cường thượng thận thì sẽ sinh non.

Các hoạt chất sinh học được sản xuất ra trong những tháng cuối của thai nghén như: adrenalin, nor-adrenalin, acetylcholin, serotonin, histamin... cũng tham gia vào sự co bóp tử cung.

Nhiễm khuẩn cũng là một vấn đề liên quan đến khởi phát chuyển dạ. Trong một số trường hợp vi khuẩn tiết ra enzym phospholipase dẫn đến hình thành PG từ acid arachidonic có sẵn trong dịch ối và gây chuyển dạ.

1.2.4. Động lực của cuộc chuyển dạ

Động lực chính của cuộc chuyển dạ là CCTC, nó có những tác động sau: CCTC giúp thành lập đoạn dưới TC, làm xóa, mở CTC.

CCTC tạo áp lực để đẩy thai nhi từ trong TC ra ngoài qua các giai đoạn lọt, xuống, quay và sổ.

CCTC tạo áp lực để thành lập đầu ối, sau khi sổ thai thì làm cho rau bong và đẩy rau cùng màng rau sổ ra ngoài [16].[23].

1.2.5. Cơn co tử cung và bất thường của cơn co tử cung trong chuyển dạ

1.2.5.1. Đặc điểm của cơn co tử cung trong chuyển dạ

- Bình thường khi có thai, TC có những cơn co nhẹ, ở những tháng cuối gọi là cơn co Braxton - Hicks có đặc điểm là áp lực của cơn co này từ 3-15 mmHg, khoảng cách giữa các cơn co dài và không gây đau.

- Khi bắt đầu chuyển dạ, sự co bóp TC trở thành đều đặn và làm cho sản phụ cảm thấy đau.

- CCTC chuyển dạ có tính chất tự động ngồi ý muốn của sản phụ. CCTC xuất phát từ một điểm ở góc TC (thường là góc phải), sau đó lan tỏa đều khắp thân TC.

- CCTC gây đau: Nguồn gốc của cơn đau chưa được biết rõ. Có nhiều giải thích cơn đau của CCTC: (1) khi co TC bị thiếu dưỡng khí nên đau, (2) khi co TC chèn ép các hạch thần kinh tại lớp cơ TC, (3) CTC xóa mở gây đau, (4) khi TC co làm căng lớp phúc mạc bên ngồi gây đau.

- CCTC chuyển dạ có tính chất nhịp nhàng, đều đặn, tăng dần về cường độ và thời gian co. Lúc mới chuyển dạ, CCTC nhẹ và thưa, nhưng dần dần CCTC mạnh hơn và lâu hơn.

- Áp suất trong buồng TC thay đổi tùy theo trạng thái của TC. Lúc TC không co, trương lực cơ bản 5 – 15 mmHg. Lúc TC co trương lực cơ bản tăng đến 40 - 50 mmHg [16],[23].

1.2.5.2. Các chỉ số đánh giá cơn co tử cung

Trong chuyển dạ, để đánh giá CCTC có thể có nhiều phương pháp, nhưng có hai phương pháp thường được dùng hiện nay:

Phương pháp lâm sàng: đo CCTC bằng cách đặt bàn tay trực tiếp lên bụng sản phụ, khi có cơn co thì tử cung cứng lại, hết cơn co tử cung mềm ra. Cách đo này tuy chưa thật chính xác, nó cho chúng ta biết được thời gian kéo dài của mỗi cơn co và

khoảng cách giữa hai cơn co là bao nhiêu, nhưng là phương pháp dễ áp dụng và phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay.

Phương pháp đo bằng monitor sản khoa cho phép đánh giá cơn co về cường độ, tần số và trương lực của tử cung qua từng giai đoạn chuyển dạ [10].

Các chỉ số đánh giá CCTC:

Trương lực cơ bản của cơ tử cung từ 5-15 mmHg tùy từng giai đoạn của cuộc chuyển dạ.

Cường độ của CCTC là số đo của thời điểm áp lực tử cung cao nhất. Hiệu lực CCTC bằng cường độ cơn co trừ đi trương lực cơ bản của TC.

Độ dài của CCTC tính từ thời điểm tử cung bắt đầu co bóp đến khi hết cơn co trong chuyển dạ, CCTC là động lực chính làm cho cuộc chuyển dạ tiến triển và kết thúc bằng việc sổ thai qua đường âm đạo. Vì vậy, bất thường của CCTC sẽ gây ra những diễn biến bất thường cho cuộc chuyển dạ và sẽ mang lại nguy cơ cho thai phụ và thai.

Tần số của CCTC: khi mới chuyển dạ cơn co thưa, khi chuyển dạ thực sự thì cứ 10 phút có 3 cơn co, sau đó tăng dần trong q trình chuyển dạ, CCTC càng mau và mạnh thì CTC càng mở rộng, đến khi CTC mở hết thì cứ 1,5 - 2 phút lại có một cơn co.

Cường độ của CCTC: khi bắt đầu chuyển dạ, cường độ trung bình là 28 mmHg, sau đó tăng lên 41 mmHg, ở giai đoạn CTC mở hết và giai đoạn rặn đẻ là 47 mmHg.

Về tính chất: CCTC có tính đều đặn theo chu kỳ, cứ sau một thời gian co bóp là một thời gian nghỉ, rồi tiếp tục vào một chu kỳ khác.

Độ dài của CCTC: lúc mới chuyển dạ CCTC chỉ khoảng 15 - 20 giây, sau đạt tới 30 - 40 giây ở cuối giai đoạn xóa mở CTC [16],[23].

1.2.5.3. Những bất thường của cơn co tử cung trong chuyển dạ

- CCTC tăng: thời gian kéo dài, biên độ cơn co mạnh hơn, khoảng cách giữa 2 cơn co ngắn hơn bình thường. Nghĩa là cơn co quá dài, quá mạnh và quá mau, hoặc

trương lực cơ bản của cơ tử cung tăng, làm hiệu lực của cơn co giảm, ảnh hưởng tới cuộc chuyển dạ, ảnh hưởng tới thai nhi và thai phụ.

- CCTC giảm: thời gian cơn co ngắn, khoảng cách giữa 2 cơn co dài và cường độ nhẹ. Nghĩa là cơn co ngắn, yếu và thưa hơn bình thường, làm cuộc chuyển dạ đình trệ hoặc tiến triển chậm cũng ảnh hưởng tới thai nhi và thai phụ.

- CCTC không đồng bộ: tức là không đồng đều về cường độ, về tần số và khoảng cách của các cơn co, làm rối loạn mối tương quan của CCTC với độ mở CTC, mối tương quan của phần trên và đoạn dưới tử cung. Hậu quả là các CCTC có vẻ như vẫn đủ mạnh và gây đau nhưng CTC và ngôi thai hầu như không tiến triển hoặc tiến triển rất chậm, làm cuộc chuyển dạ bị đình trệ [5].

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả gây chuyển dạ của prostaglandin e2 cho thai chết lưu trên 27 tuần tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2012 (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w