Khoáng sản

Một phần của tài liệu tìm hiểu vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 39 - 40)

1. Khái quát tiềm năng cho phát triển kinh tế vùng kinh tế trọng điểm vùng

1.2.6. Khoáng sản

VKTTĐVĐBSCL có khoáng sản không đáng kể, nhƣng có một số loại có ý nghĩa quan trọng với việc phát triển kinh tế của vùng. Đó là dầu khí (80% trữ lƣợng về dầu và 70% trữ lƣợng về khí của ĐBCSL), đá (90%), sét chịu lửa (90%), than bùn…

Ở thềm lục địa Tây Nam thuộc vùng biển Cà Mau – Kiên Giang có tiềm năng lớn về dầu khí. Một số bể trầm tích có triển vọng mà quan trọng nhất là bể Malay – Thổ Chu (khoảng 380 triệu m³ dầu quy đổi theo đánh giá của Pêtro Việt Nam). Với tiềm năng này, trên lãnh thổ của vùng đã hình thành cụm – khí – điện đạm Cà Mau và trung tâm điện lực Ô Môn.

Khu vực núi đá vùng này tập trung tại 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang. Đá vôi phân bố chủ yếu tại khu vực Hà Tiên và Kiên Lƣơng với trữ lƣợng khoảng 440 triệu tấn, với diện tích không lớn, khoảng vài chục km², trữ lƣợng có khả năng khai thác công nghiệp là 246 triệu tấn, hiện đang khai thác khoảng 2 triệu tấn /năm phục vụ cho công nghiệp sản xuất xi măng (một số nhà máy xi măng đang đƣợc khai thác nhƣ: Kiên Lƣơng, Sao Mai…). Ngoài ra còn để phục vụ cho sản xuất vôi cho xây dựng.

Đá Andezit, granit phân bố chủ yếu tại núi Sam (Châu Đốc), núi Tra Sự (Tịnh Biên), núi Lƣơng Cấm, núi Lƣơng Phi, núi Bà Đội, Ba Thê và núi Sập (An Giang). Diện tích phân bố rộng vài trăm km². Tổng trữ lƣợng các loại khoảng 450 triệu tấn, hiện nay hàng năm đang khai thác khoảng 1 triệu m³ cho xây dựng đƣờng sá trong vùng.

Than bùn chủ yếu đƣợc khai thác trong tầng Q2 – 3, Q3 và Q4 tại các khu vực đầm lầy và ven bờ. Than bùn đƣợc phân bố tại Tứ giác Long Xuyên (3500 ha), Cần Thơ, U Minh (32600 ha), Cà Mau (2900 ha), Kiên Giang (3000 ha). Trữ lƣợng toàn vùng có khoảng 400 triệu tấn, lớn nhất tại U Minh khoảng 300 triệu tấn, còn lại là ở Kiên Giang và một số vùng khác. Hiện nay than bùn đang đƣợc khai thác cho nông nghiệp, công nghiệp hóa chất và các phụ gia công nghiệp. Lƣợng khai thác hàng năm khoảng 500 000 tấn.

Ngoài ra, trong vùng còn có Êmelit ở ven biển Cà Mau. Đây cũng là khoáng sản ít nhiều có giá trị. Do mới đƣợc phát hiện nên chƣa xác định đƣợc trữ lƣợng. Môlipđen ở núi Sam (An Giang), đá huyền Phú Quốc (Kiên Giang) là đá trang sức; bêtônit nằm sâu từ 5 – 10 m dƣới bề mặt đồng bằng.

Một phần của tài liệu tìm hiểu vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)