Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu tìm hiểu vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 61 - 62)

2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

2.3. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế

VKTTĐVĐBSCL là trung tâm lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, khai thác và chế biến hải sản, đảm nhận vai trò đầu tàu về xuất khẩu nông, thủy sản của toàn vùng ĐBSCL và của cả nƣớc.

- Năm 2012, vùng có 1710,3 nghìn ha lúa, chiếm 40,9% diện tích trồng lúa toàn vùng ĐBSCL và 22,1% diện tích trồng lúa cả nƣớc. Sản lƣợng đạt 10127,9 nghìn tấn lúa, chiếm 41,7% sản lƣợng lúa của vùng ĐBSCL và 22,1% sản lƣợng lúa cả nƣớc. Sản lƣợng gạo xuất khẩu gần 2 triệu tấn, chiếm 62% lƣợng gạo xuất khẩu vùng ĐBSCL và 29% cả nƣớc.

- Ngành thủy sản có vai trò quan trọng trong vùng ĐBSCL và cả nƣớc. Năm 2012 với sản lƣợng thủy sản gần 1,4 triệu tấn (nuôi trồng chiếm 58,7%) vùng này đóng góp 42,9% sản lƣợng thủy sản cho vùng ĐBSCL và 26,5% cho

cả nƣớc cung cấp 51,0% giá trị xuất khẩu thủy sản cho ĐBSCL và 33,5% cho cả nƣớc.

VKTTĐVĐBSCL là trung tâm kinh tế lớn của cả nƣớc với một số ngành công nghiệp mũi nhọn: năng lƣợng (3 trung tâm điện lực Ô Môn, Cà Mau, Kiên Lƣơng trên cơ sở nguồn khí đốt từ các mỏ khí Tây Nam), chế biến dầu khí, sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền.

VKTTĐVĐBSCL là trung tâm dịch vụ (giáo dục – đào tạo, y tế, chăm sóc sức khỏe, khoa học – công nghệ, thƣơng mại – du lịch) lớn của cả nƣớc.

- Vùng này có trung tâm lớn là TP Cần Thơ đô thị loại 1, thành phố trực thuộc Trung ƣơng. Là trung tâm thƣơng mại xuất nhập khẩu, trung tâm giáo dục – đào tạo, y tế, khoa học – công nghệ, nhất là trong lĩnh vực nghiên cứu về cây lúa, cây ăn quả, thủy sản của ĐBSCL và của cả nƣớc. Đây là nơi tập trung toàn bộ tiềm lực khoa học công nghệ và phần lớn các cơ sở đào tạo, dạy nghề của vùng ĐBSCL.

- Vùng là địa bàn du lịch trọng điểm của cả nƣớc với các sản phẩm du lịch đặc trƣng là du lịch sinh thái (tại các vƣờn quốc gia, rừng ngập mặn, sân chim, miệt vƣờn, du lịch biển đảo (Phú Quốc, Hà Tiên) và du lịch tôn giáo (An Giang, Cần Thơ). Vùng có 2 khu du lịch quốc gia (Năm Căn, Phú Quốc) và 4 điểm du lịch quốc gia (Núi Sam, Cù lao Ông Hổ, TP Cần Thơ, TX Hà Tiên).

VKTTĐVĐBSCL có vai trò là cầu nối trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và giữ vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng của đất nƣớc.

Một phần của tài liệu tìm hiểu vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)