1. Khái quát tiềm năng cho phát triển kinh tế vùng kinh tế trọng điểm vùng
1.2.5. Sinh vật
Vùng có điều kiện khí hậu thuận lợi, đất đai màu mỡ, nguồn nƣớc phong phú nên thảm thực vật của VKTTĐVĐBSCL phát triển khá đa dạng về chủng loại và mang những đặc trƣng riêng.
Diện tích đất lâm nghiệp của vùng là 186,8 nghìn ha, chủ yếu là rừng ngập mặn và chua phèn, phân bố tập trung ở hai tỉnh Cà Mau và Kiên Giang, chiếm 69,5% diện tích đất rừng của ĐBSCL.
Rừng ngập mặn Cà Mau có năng suất sinh học cao, giá trị phòng hộ, môi trƣờng và kinh tế lớn. Diện tích và ý nghĩa của rừng ngập mặn Cà Mau có thể so sánh với nhiều khu rừng ngập mặn nổi tiếng trên thế giới. Rừng ngập mặn Cà Mau chiếm 77% diện tích rừng ngập mặn của vùng ĐBSCL, dùng để phát triển nuôi trồng thủy sản, cân bằng sinh thái ven biển, bảo tồn tính đa dạng sinh học vùng rừng ngập mặn ven biển. Hệ sinh thái của vùng rừng ngập mặn nội địa có vai trò quan trọng, là vùng đệm để ổn định đất, thủy văn, bảo tồn loài vật hoang dã đặc trƣng của sinh thái rừng ngập mặn, nuôi tôm, cá nƣớc ngọt, ong, trăn…
Nói tới rừng Cà Mau còn phải kể tới rừng sác. Rừng sác là rừng ngập mặn ở vùng duyên hải, thành phần chủ yếu gồm cây mắm và cây đƣớc, dừa nƣớc, chà là. Do ảnh hƣởng của thủy triều, rừng sác trở thành môi trƣờng lý tƣởng cho các loài tôm, cá, chim, cò.
Rừng ngập mặn ở Kiên Giang tiêu biểu là vƣờn quốc gia U Minh Thƣợng, có diện tích là 8053 ha với nhiều loại sinh vật quý hiếm đƣợc ghi trong sách đỏ Việt Nam và thế giới.
Rừng ngập nƣớc ở Cà Mau và 1 phần ở Kiên Giang thuộc kiểu rừng đặc biệt thuộc loại quý hiếm trên thế giới. Ở các khu rừng này có hai loài cây gỗ lớn chiếm ƣu thế là cây đƣớc và cây mắm. Chính 2 loài này đã chi phối cấu trúc phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn. Ngoài ra, còn có các loại cây sú, vẹt, bần đƣợc phân bố rộng rãi ở vùng ven biển, cửa sông, chịu ảnh hƣởng của thủy triều. Rừng tràm có ở khu vực đất than bùn U Minh (171.000 ha). Rừng tràm rất quan trọng đối với việc ổn định đất, nƣớc, bảo tồn các loài sinh vật. Trồng tràm thích hợp nhất để cải tạo các vùng đất hoang và những vùng đất không phù hợp
với sản xuất nông nghiệp nhƣ vùng đầm lầy than bùn và đất phèn nặng, do cây tràm thích nghi với các điều kiện đất phèn và cũng có khả năng chịu đƣợc mặn.
Hệ sinh thái rừng cây lá rộng thƣờng xanh có thành phần loài cây khá phong phú nhƣ các loại thuộc họ Sao, họ Dầu, họ Đậu, nhƣng chỉ chiếm diện tích nhỏ, tập trung chủ yếu ở vùng đồi núi An Giang, Kiên Giang và trên đảo Phú Quốc.
Vùng có 4 rừng quốc gia:
Bảng 2.2: Các vƣờn quốc gia của VKTTĐVĐBSCL năm 2012
STT Tên Tỉnh Diện tích (ha) Năm thành lập Đặc điểm đặc trƣng 1 Đất Mũi Cà Mau 41862 2003 Rừng ngập mặn 2 U Minh Hạ Cà Mau 8268 2006 Rừng ngập mặn 3 U Minh Thƣợng Kiên Giang 8053 2002 Rừng Tràm 4 Phú Quốc Kiên Giang 31422 2001 Rừng trên đảo
(Nguồn: [4 và 11])
Hai khu dự trữ sinh quyển thế giới: Mũi Cà Mau và Kiên Giang, các khu bảo tồn thiên nhiên Đầm Dơi (Cà Mau), Hòn Chông – Kiên Lƣơng (Kiên Giang) có tính đa dạng sinh học cao, đặc biệt là sự hiện diện của nhiều loài động thực vật quý hiếm và đăc hữu là điều kiện để trở thành tài nguyên có giá trị, là cơ sở cho sự phát triển bền vững trong tƣơng lai. Tài nguyên rừng có tác dụng bảo vệ môi trƣờng sinh thái, vừa có thể phát triển du lịch sinh thái, nuôi trồng thủy sản và khai thác nguồn lợi, sản phẩm khác từ rừng.
Rừng ngập mặn là cơ sở thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản. Hệ sinh thái rừng ngập mặn Năm Căn (Cà Mau) có diện tích lớn thứ 2 ở Đông Nam Á. Có thể nói đây là “phòng thí nghiệm” sinh động về hệ sinh thái rừng ngập mặn lớn ở Việt Nam và khu vực với đặc thù rừng tràm đƣớc và sân chim. Hai sân chim tự nhiên nổi tiếng Vĩnh Thành (Vĩnh Lợi) và Tân Khánh (Ngọc Hiển) là các điểm du lịch hấp dẫn với du khách trong và ngoài nƣớc. Ở đây có thể xây
dựng cụm sinh thái Năm Căn (Cà Mau), phụ cận với rừng tràm U Minh và các sân chim nổi tiếng.
Bên cạnh sự đa dạng của hệ thực vật trên cạn thì hệ thực vật dƣới nƣớc cũng rất phong phú, nhờ vào hệ thống sông ngòi và kênh rạch chằng chịt, vùng biển rộng. Thủy sản nƣớc mặn, nƣớc lợ và nƣớc ngọt rất phát triển.
VKTTĐVĐBSCL tiếp giáp với ngƣ trƣờng vùng biển phía Tây Nam (vịnh Thái Lan), là một trong những ngƣ trƣờng trọng điểm của nƣớc ta với trữ lƣợng lớn, chiếm 19,2% trữ lƣợng thủy sản của nƣớc ta. Trữ lƣợng cá đáy khoảng 600 nghìn tấn (chiếm 36% lƣợng cá đáy của cả nƣớc), cá nổi khoảng 275 nghìn tấn (chiếm 20%). Về chất lƣợng có nhiều giống cá quý nhƣ cá bạc má, cá mực, tôm he, tôm vỗ, mực nang, mực ống…
Vùng biển Đông Nam là vùng biển có trữ lƣợng thủy sản lớn nhất cả nƣớc. Trữ lƣợng thủy sản dự báo khoảng 2,1 triệu tấn, trữ lƣợng hàng năm có thể khai thác là 409 nghìn tấn. Ƣớc tính có 666 loài cá, 50 loài tôm, 23 loài mực…
Khó khăn lớn nhất đang đặt ra cho vùng là sự suy giảm nhanh chóng nguồn lợi thủy sản ven bờ. Một số loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Vì vây, việc khai thác cần đi đôi với việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phát triển nuôi trồng để bổ sung quỹ gen.