Địa hình

Một phần của tài liệu tìm hiểu vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 28 - 31)

1. Khái quát tiềm năng cho phát triển kinh tế vùng kinh tế trọng điểm vùng

1.2.1. Địa hình

VKTTĐVĐBSCL đƣợc hình thành chủ yếu là do sự bồi tụ phù sa của hệ thống sông Cửu Long. Trên đất liền vùng này có địa hình tƣơng đối bằng phẳng, độ cao trung bình xấp xỉ 0,8m trên mực nƣớc biển. Ngoại trừ một vài khu vực có núi đá ở Tứ giác Long Xuyên.

Địa hình đồng bằng tập trung ở An Giang, Cà Mau, Cần Thơ và một phần ở Kiên Giang. Có các dạng đồng bằng nhƣ đồng bằng phù sa, đồng bằng ven núi, đồng bằng ven biển.

a. Đồng bằng

* Đồng bằng phù sa

Ở An Giang chia làm hai khu vực. Một nằm kẹp giữa 2 sông Tiền và sông Hậu, thuộc một số huyện Tân Châu, An Phú, Phú Tân và Chợ Mới có dạng cù lao ở giữa, dạng lòng chảo ở hai gờ sông thấp dần ở giữa; độ cao trung bình ở 2 ven sông từ 3m – 4m, khu lòng chảo ở giữa 2 sông 1,5m – 3m; đất chủ yếu là cát pha đến thị nhẹ. Hai đồng bằng sông Hậu gồm huyện Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn…; địa hình hơi nghiêng cao từ bờ sông Hậu thấp dần vào nội đồng đến tận ranh giới với Kiên Giang; đất thịt nhẹ đến đất sét.

Đồng bằng Cần Thơ có đồng bằng bãi bồi. Loại địa hình này kéo dài thành 1 dải dọc chạy theo sông Hậu bao gồm địa phận các quận Ninh Kiều, Bình

Thủy, Ô Môn, Cái Răng, huyện Thốt Nốt. Phía sau bờ sông là cảnh quan đồng bằng phù sa rộng và bằng phẳng dạng địa hình bồn trũng ở xa sông Cần Thơ, nằm cạnh sông Hậu nên dạng địa hình này không nhiều, chủ yếu ở huyện Cờ Đỏ, Vĩnh Thạch, một phần huyện Phong Điền. Địa hình trũng thấp khó tiêu thoát nƣớc.

Đồng bằng Cà Mau là vùng đất thấp thƣờng xuyên bị ngập nƣớc, có tới 90% đất ngập mặn chứa phèn. Năm 1929, một nhà nghiên cứu ngƣời Pháp đến đây đã mô tả đồng bằng này là “một trong những bồn trũng đen kịt rỉ ra tứ phía”. Dạng đồng bằng phù sa bồi tụ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt trồng lúa nƣớc, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày.

* Đồng bằng ven núi

Loại này tập trung với 2 kiểu Deluvi (sƣờn tích) và phù sa cổ. Đồng bằng ven núi kiểu Deluvi hình thành trong quá trình phong hóa và xâm thực từ các núi đá, độ cao trung bình từ 5m – 10m, hẹp, độ dốc nhỏ.

* Đồng bằng ven biển

Dạng này tập trung ở Cà Mau, đó chính là bờ biển sú vẹt phẳng và thấp, tiến ra biển khoảng từ 60m – 80m một năm, phần đất Cà Mau đƣợc bồi nhiều nhất mà ngƣời ta quen gọi là mũi Cà Mau nơi có 2 luồng hải lƣu của biển Đông và vịnh Rạch Giá giáp tiếp nhau.

Do phần lớn lãnh thổ nằm ở vị trí trũng, thấp nên đất dễ bị lún và có nơi bị ngập lũ hàng năm, ảnh hƣởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

Vào thời kì lũ lớn, cạnh một số nơi ở phía trên thƣợng lƣu của sông Tiền và sông Hậu từ biên giới với Campuchia đến phía trên Cần Đơn bị ngập sâu có chỗ tới 4,5m. Tác động qua lại giữa bồi tích của sông và biển đã hình thành nên một dải đất hơi cao ở ven biển nên mức độ ngập ít hơn. Hiện tƣợng xói mòn đang xảy ra dọc bờ biển Đông, bặc biệt từ của sông Gành Hào xuôi về xóm Rạch Gốc.

Nền đất của vùng thuộc dạng đất yếu (bùn sét, bùn sét pha, bùn cát pha), phân bố rộng rãi từ phía Nam sông Hậu đến tận mũi Cà Mau, ngoại trừ các núi sót ở vùng Tứ giác Long Xuyên.

b. Núi thấp

Nổi lên giữa khu vực đồng bằng rộng lớn, tƣơng đối bằng phẳng là dạng địa hình núi thấp ở 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch.

Địa hình đồi núi thấp là nét đặc sắc, nổi bật của An Giang giữa vùng đồng bằng mênh mông của miền Tây Nam Bộ. Đồi núi gồm nhiều đỉnh có hình dạng, độ cao và độ dốc khác nhau phân bố theo vành đai cánh cung kéo dài gần 100 km từ đầu xã Phú Hữu tới xã Vọng Thê và Vọng Đông. Khu vực Bảy núi (hay còn gọi là Thất Sơn, gồm các núi Năm Giềng, núi Kẹt, núi Cấm, núi Dài, núi Tƣợng, núi Nƣớc và núi Cô Tô) đã nối dài dãy Đăng Rếch với vùng núi Ba Thê, núi Sam, núi Sập nổi lên giữa cánh đồng lúa xanh rờn. Các núi cao của tỉnh là núi Cấm (cao 710m), núi Cô Tô (cao 610m)… Đất đai vùng núi chủ yếu là đất xám, nghèo dinh dƣỡng, thoát nƣớc mạnh.

Đồi núi thấp ở Kiên Giang tập trung tại ven biển phía Tây Bắc thuộc các huyện gồm: Hòn Đất, Kiên Lƣơng ở độ cao trung bình dƣới 200m. Đồi núi cấu tạo bằng đá grannit gồm các núi Hòn Đất, Hòn Me, Hòn Sóc. Núi đá vôi đƣợc hình thành trên nền móng gãy cổ xƣa, có các núi Chùa Hang, Bình Trị… Núi đá phiến xen với núi mắcma phun trào, có các núi Bãi Ớt, Ông Cọp…

Địa hình vùng núi ven biển Hà Tiên và các đảo ở vùng biển này đã tạo cho Kiên Giang những thắng cảnh nổi tiếng nhƣ: Hòn Phụ Tử, hang Tiền, núi Đá Dựng… Thi sĩ Đông Hồ đã từng ca ngợi Hà Tiên nhƣ một Việt Nam thu nhỏ: “Ở đó có kì thú thay, nhƣ gồm đủ hết. Có một ít hang sâu động hiếm của Lạng Sơn. Có một ít ngọn đá chơi vơi ngoài biển của Hạ Long. Có một ít núi đá vôi của Ninh Bình. Có một ít thạch thất sơn môn của Hƣơng Tích. Có một ít Tây Hồ, một ít Hƣơng Giang. Có một ít chùa chiền của Bắc Ninh, một ít lăng tẩm của Thuận Hóa. Có một ít Đồ Sơn, Cửa Tùng, một ít Nha Trang, Long Hải…”[2;327].

Tất cả các dạng đất đều có độ ẩm tự nhiên lớn với khuynh hƣớng tăng dần từ Bắc xuống Nam, khả năng chịu tải nhỏ. Vì vậy, việc xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp trên vùng đòi hỏi việc đầu tƣ nhiều vào việc xử lí nền móng.

Địa hình toàn vùng tƣơng đối bằng phẳng thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, thủy sản nhƣng do độ cao địa hình thấp, có nhiều kênh rạch nên mùa mƣa thoát nƣớc chậm, mùa khô chịu sự xâm lấn của nƣớc mặn ảnh hƣởng rất lớn đến sản xuất.

c. Địa hình đáy ven bờ

Địa hình đáy ven bờ cũng giống nhƣ vùng biển Đông Nam Bộ, vùng biển Tây Nam Bộ có thềm lục địa rộng, đáy biển nông, độ dốc nhỏ, đáy là bùn và cát thuận lợi cho hoạt động khai thác thủy sản.

Địa hình đáy ven bờ từ mũi Cà Mau đến cửa sông Cái Lớn (Kiên Giang) có địa hình khá bằng phẳng, độ dốc không lớn toàn bộ là bãi bùn dƣới bùn là cát. Đƣờng đẳng sâu 10m cách bờ 7 – 10 km.

Từ cửa sông Cái Lớn đến Hòn Chông, đặc biệt là khu vực mũi Nai (Kiên Giang) đến Hòn Chông có độ dốc tƣơng đối lớn, đây chủ yếu là cát hoặc cát bùn. Đƣờng đẳng sâu 10m cách bờ 20 – 30m.

Bờ biển bị chia cắt mạnh bởi nhiều cửa sông đổ ra biển nhƣ: cửa Bồ Đề, cửa Giành Hào. Nhiều luồng lạch đƣợc hình thành, các bãi triều là môi trƣờng nƣớc lợ thuận lợi cho các hoạt động nuôi trồng thủy sản.

Một phần của tài liệu tìm hiểu vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 28 - 31)