Đường lối, chính sách

Một phần của tài liệu tìm hiểu vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 45 - 46)

1. Khái quát tiềm năng cho phát triển kinh tế vùng kinh tế trọng điểm vùng

1.3.3. Đường lối, chính sách

Trong nghị quyết số 45 – NQ/TW ngày 17/2/2005 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP Cần Thơ trong thời kì CNH – HĐH đất nƣớc có giao cho Chính phủ nghiên cứu đề xuất xác định tứ giác “Cần Thơ – An Giang – Kiên Giang – Cà Mau” là vùng kinh tế trọng điểm thứ tƣ của cả nƣớc. Tại quyết định số 492/2009/QĐ – TTg ngày 16/4/2009, Thủ tƣớng chính phủ đã phê duyệt đề án thành lập VKTTĐVĐBSCL. Chủ trƣơng này nhằm mục đích huy động cao nhất các nguồn lực, mà trƣớc hết là nội lực của vùng để xây dựng vùng này là vùng trọng điểm phát triển kinh tế của cả nƣớc với tốc độ phát triển kinh tế cao, hiệu quả, bền vững; các mặt văn hóa tiến kịp mặt bằng chung của cả nƣớc; nâng cao đời sống vật chất tinh thần của ngƣời dân, nhất là đối với nhân dân vùng ngập lũ.

Chiến lƣợc phát triển KT – XH của cả nƣớc trong giai đoạn 2011 – 2020 đƣợc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI thông qua với mục tiêu đến năm 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại. Quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH vùng ĐBSCL (có VKTTĐVĐBSCL) đến năm 2020 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt. Đây là cơ sở pháp lý vững chắc để thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện nền kinh tế của vùng.

Theo quyết định số 492/2009/QĐ – TTg ngày 16/4/2009, Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt đề án thành lập VKTTĐVĐBSCL cũng đã đƣa ra một số giải pháp về cơ chế và chính sách sau:

- Về đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng:

Nhà nƣớc tiếp tục tăng cƣờng đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc, bao gồm cả nguồn vốn Trái phiếu chính phủ và ODA cho các công trình kết cấu hạ tầng quan trọng có liên quan đến phát triển vùng: QL 1ª, đƣờng N1, N2, hệ thống đƣờng trên đảo Phú Quốc, các cảng hàng không…

Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đầu tƣ bằng các hình thức BT, BOT một số công trình nhƣ đƣờng cao tốc, xây dựng cảng, nạo vét luồng sông…

+ Nâng mức hỗ trợ cho các địa phƣơng trong VKTTĐVĐBSCL (theo tiêu chí các tỉnh, thành phố thuộc VKTTĐ tại quyết định số 210/2006/QĐ – TTg ngày 12/9/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ) cao hơn so với các địa phƣơng thuộc các VKTTĐ khác.

+ Nâng mức hỗ trợ cho các khu công nghiệp, các khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu tại các địa phƣơng trong vùng cao hơn bình quân chung đối với các vùng khác.

+ Tạo điều kiện thuận lợi và định hƣớng thu hút ODA cao hơn cho các địa phƣơng trong vùng ĐBSCL.

+ Thực hiện tốt một số cơ chế, chính sách theo Quyết định số 26/2008/QĐ – TTg ngày 05 tháng 02 năm 2008 của Thủ tƣớng chính Phủ về việc ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển KT – XH đối với các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL đến năm 2010.

Trên thực tế, các địa phƣơng đã phối hợp với Hiệp hội du lịch ĐBSCL thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của ban điều phối chƣơng trình du lịch 4 tỉnh, thành phố trong vùng. Các tỉnh, thành phố cũng đã triển khai chƣơng trình hợp tác phát triển công nghiệp, thƣơng mại, giao thông vận tải, giáo dục – đào tạo…

Một phần của tài liệu tìm hiểu vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 45 - 46)