Nông – lâm – thủy sản

Một phần của tài liệu tìm hiểu vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 49 - 78)

2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

2.2.1. Nông – lâm – thủy sản

Nông – lâm – thủy sản là thế mạnh của VKTTĐVĐBSCL. Đây là trung tâm sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, đóng vai trò

Năm 2010 17.30% 80.50% 2.20% Năm 2000 23.30% 74.10% 2.60% Khu vực kinh tế Nhà nƣớc Khu vực kinh tế ngoài Nhà nƣớc

quan trọng trong xuất khẩu nông, thủy sản cả nƣớc. Hiện nay, khu vực này chiếm 30,6% GDP toàn vùng, 37,1% giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của ĐBSCL và 15% của cả nƣớc.

Khu vực nông – lâm – thủy sản phát triển với tốc độ cao, liên tục, góp phần giữ vững ổn định KT – XH, đảm bảo an ninh lƣơng thực không chỉ riêng cho vùng ,mà cho cả nƣớc.

Bảng 2.4: Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản của VKTTĐVĐBSCL giai đoạn 2000 - 2010

Các ngành

Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010

Tỉ đồng % Tỉ đồng % Tỉ đồng % 20992,4 100 27773,8 100 35166,7 100 Nông nghiệp 13830,5 65,9 15529,8 55,9 17836,0 50,7 Lâm nghiệp 258,6 1,2 294,1 1,1 326,1 0,9 Thủy sản 6903,3 32,9 11949,9 43,0 17004,6 48,4 (Nguồn: [5]) a. Nông nghiệp

Giá trị sản xuất nông nghiệp của vùng nói chung và giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 ha đất nông nghiệp nói riêng tăng đáng kể nhờ việc phát triển theo hƣớng sản xuất hàng hóa. Dựa vào thị hiếu của thị trƣờng gắn với các vùng chuyên canh. Các cánh đồng lớn gắn sản xuất và chế biến tiêu thụ và chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp. Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân trên 1 ha đất nông nghiệp tăng từ 22 triệu đồng năm 2000 lên 68 triệu đồng năm 2010.

Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch chậm và không ổn định. Trồng trọt là ngành sản xuất chính, chiếm tỉ trọng cao (82,7% năm 2000 và 83,1% năm 2010), trong khi đó tỉ trọng ngành chăn nuôi thấp, có tăng nhƣng không đáng kể.

* Trồng trọt

Cây trồng của vùng có cây lƣơng thực (chiếm 91,7% diện tích gieo trồng), cây công nghiệp (2,2%), cây ăn quả (2,6%), cây khác (3,5%) phù hợp với tính

chất đất và sinh thái cây trồng.

Cây lương thực chiếm 69,1% giá trị sản xuất nông nghiệp và 83,2% giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Cây lúa là cây truyền thống và đồng thời là cây chủ lực của vùng. Cây lúa có lợi thế cạnh tranh nhờ thuận lợi về các điều kiện tự nhiên nhƣ đất, nƣớc, khí hậu, năng suất cao. Nên giá thành sản xuất thấp hơn các vùng khác; đảm bảo việc làm và thu nhập của ngƣời dân, đảm bảo an ninh lƣơng thực quốc gia và cung cấp lúa gạo cho thị trƣờng xuất khẩu.

Hiện nay, cây lúa chiếm 99,3% diện tích cây lƣơng thực và 99,2% sản lƣợng lƣơng thực của vùng này.

Bảng 2.5: Một số tiêu chí về sản xuất lúa của VKTTĐVĐBSCL giai đoạn 2000 – 2012

Nhóm cây Năm 2000 Năm 2005 Năm 2012

Diện tích (nghìn ha) - % sv ĐBSCL - % sv cả nƣớc 1463,1 37,1 19,1 1467,1 38,3 20,0 1710,3 40,9 22,1 Sản lƣợng (nghìn tấn) - % sv ĐBSCL - % sv cả nƣớc 6249,6 37,4 19,2 7706,5 39,9 21,5 10127,9 41,7 23,2 Bình quân sản lƣợng lúa/ngƣời (kg/người) - % sv ĐBSCL - % sv cả nƣớc 1098,7 107,2 262,2 1269,6 110,9 291,9 1604,8 114,9 326,1 (Nguồn: [5 và 11])

Diện tích gieo trồng lúa cả năm của vùng này tƣơng đối ổn định, đạt trên dƣới 1,5 triệu ha, chiếm 39,6% diện tích trồng lúa toàn vùng ĐBSCL và 21% diện tích trồng lúa cả nƣớc. Trong 4 tỉnh, thành phố thì 3 tỉnh, thành phố (TP Cần Thơ, An Giang và Kiên Giang) có diện tích trồng lúa tăng. Tỉnh Kiên Giang (725,2 nghìn ha năm 2012) và An Giang (625,1 nghìn ha) đứng đầu cả nƣớc về diện tích lúa. Tỉnh Cà Mau có diện tích trồng lúa giảm nhiều (109,7 nghìn ha) do

đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn nặng, khó khăn về nƣớc tƣới nên chuyển sang nuôi trồng thủy sản cho hiệu quả kinh tế cao hơn.

Do việc áp dụng gieo trồng các giống lúa mới, thay đổi cơ cấu mùa vụ (2 vụ chính là đông xuân, hè thu) áp dụng quy trình công tác bền vững nên năng xuất và sản lƣợng tăng nhanh. An Giang có năng suất lúa (63,3 tạ/ha) cao nhất vùng ĐBSCL và thứ 2 cả nƣớc (sau Thái Bình 65 tạ/ha năm 2012).

VKTTĐVĐBSCL thực sự trở thành vùng sản xuất lúa hàng hóa lớn nhất của ĐBSCL nói riêng và cả nƣớc nói chung với sản lƣợng xuất khẩu hàng năm trên dƣới 2 triệu tấn gạo ra thị trƣờng thế giới. Tuy nhiên, vùng đang phải đối mặt với những khó khăn trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài. Đó là quy mô sản xuất còn nhỏ, khả năng liên kết “bốn nhà”, đánh giá biến động giá cả và nhu cầu lúa gạo của thị trƣờng còn nhiều hạn chế, chƣa xây dựng đƣợc thƣơng hiệu gạo, đảm bảo tiêu chuẩn sạch. Đồng thời, chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ của biến đổi khí hậu dẫn đến giảm năng suất, thiếu nƣớc ngọt, gia tăng thời tiết cực đoan và dịch bệnh, phá vỡ các hệ sinh thái…

Cây ăn quả: vùng có thế mạnh về trồng cây ăn quả. Năm 2010, diện tích trồng cây ăn quả là 44,2 nghìn ha (chiếm 2,6% diện tích đất gieo trồng các loại) với sản phẩm chủ yếu là xoài (An Giang, Kiên Giang); cam, chanh (TP Cần Thơ); chuối (Cà Mau, Kiên Giang, An Giang). Diện tích và sản lƣợng xoài tăng nhanh, còn các cây ăn quả khác không ổn định do gặp khó khăn về chế biến, bảo quản, thị trƣờng tiêu thụ.

Cây công nghiệp: của vùng này chủ yếu là cây hàng năm nhƣ vừng (TP Cần Thơ, An Giang), mía (Kiên Giang và Cà Mau), cói (Cà Mau). Cây công nghiệp lâu năm có dừa (Cà Mau, Kiên Giang) và hồ tiêu (Phú quốc, Kiên Giang).

* Chăn nuôi

Chăn nuôi chiếm tỉ trọng nhỏ và giá trị gia tăng thấp với các nhóm vật nuôi chính là trâu, bò, lợn và gia cầm. Nhìn chung chăn nuôi không ổn định, phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh, nhu cầu tiêu thụ và biến động giá cả.

Chăn nuôi trâu (13,7 nghìn con năm 2012), bò (93,9 nghìn con) phát triển liên tục, phân bố chủ yếu ở Kiên Giang, An Giang.

Lợn và vật nuôi chủ lực, phân bố đều các tỉnh, thành phố, trong đó nhiều nhất ở Kiên Giang và Cà Mau. Lợn đƣợc nuôi trong các trang trại, hộ gia đình. Chăn nuôi gia cầm đƣợc chú trọng phát triển mạnh trong các hộ gia đình. Ở khu vực xung quanh các đô thị của TP Cần Thơ, An Giang đang phổ biến nuôi gà công nghiệp cả theo hình thức nuôi tập trung với quy mô lớn trong các trang trại nuôi phân tán ở quy mô nhỏ hơn tại các hộ gia đình để cung cấp thịt, trứng cho phần lớn dân cƣ đô thị. Tổng đàn gia cầm năm 2011 có 13,1 triệu con. An Giang và Kiên Giang có đàn gia cầm lớn nhất vùng.

Ngoài ra, ở đây còn nuôi trăn, ong trong rừng tràm, đƣớc và phân bố nhiều nhất ở Cà Mau.

b. Ngành thủy sản

Thủy sản giữ vai trò quan trọng trong đời sống và nền kinh tế của vùng (chiếm 48,6% giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản của vùng năm 2010). Sản lƣợng thủy sản tăng nhanh từ 634,1 nghìn tấn năm 2000 lên 1402079 nghìn tấn năm 2012, chiếm 42,9 % sản lƣợng thủy sản của vùng ĐBSCL và 26,3% sản lƣợng thủy sản cả nƣớc. Diện tích mặt nƣớc nuôi trồng tăng từ 252,9 nghìn ha năm 2000 lên 420,1 nghìn ha năm 2012, chiếm 57,8% diện tích toàn vùng ĐBSCL và 40,4% diện tích mặt nƣớc nuôi thủy sản cả nƣớc.

Giá trị sản xuất thủy sản tăng liên tục với tốc độ tăng trƣởng bình quân năm là 9,5% cho toàn giai đoạn 2000 – 2010. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của vùng tăng từ 321,4 triệu USD năm 2000 lên 1680,8 triệu USD năm 2010, chiếm trên 33,% kim ngạch xuất khẩu thủy sản toàn quốc và trên 57,5% toàn vùng ĐBSCL.

Về sản lƣợng thủy sản hai tỉnh Cà Mau (378730 nghìn tấn) và Kiên Giang (455734 nghìn tấn) đứng đầu và thứ hai toàn vùng và cả nƣớc. TP Cần Thơ và An Giang cũng nằm trong tốp 10 tỉnh, thành phố của cả nƣớc về sản lƣợng thủy sản, còn về giá trị sản xuất An Giang đứng thứ 7 và TP Cần Thơ đứng thứ 12/63 tỉnh, thành phố.

Hoạt động của vùng đang diễn ra sự chuyển dịch nhanh và đúng hƣớng giữa khai thác và nuôi trồng cả về giá trị sản xuất và sản lƣợng. Tỉ trọng khai

thác giảm nhanh về giá trị sản xuất từ 45,4% năm 2000 xuống 38,1% năm 2012.

* Đánh bắt

Đánh bắt thủy sản bao gồm đánh bắt ngoài biển và đánh bắt trong nội địa. Đánh bắt ngoài biển đóng vai trò chính, song đánh bắt nội địa ở vùng này đƣợc phát triển nhờ có mạng lƣới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và nguồn lợi thủy sản phong phú của hệ thống sông Cửu Long. Đánh bắt thủy sản tập trung ở 2 tỉnh Kiên Giang và Cà Mau. Sản lƣợng đánh bắt tăng chậm, từ 461,8 nghìn tấn năm 2000 lên 534,8 nghìn tấn 2012. Trong đánh bắt ngoài biển chủ yếu là cá biển (trên 60%) Kiên Giang và Cà Mau đứng vị trí thứ nhất và thứ hai cả nƣớc với 20,9% sản lƣợng thủy sản đánh bắt của cả nƣớc và 50,9% vùng ĐBSCL.

Đội tàu đánh bắt xa bờ tƣơng đối mạnh, chiếm trên 50% tàu thuyền đánh bắt xa bờ của vùng ĐBSCL và 15% của cả nƣớc.

* Nuôi trồng

Nuôi trồng thủy sản tốc độ tăng trƣởng của sản lƣợng nuôi trồng thủy sản rất cao, trung bình giai đoạn 2001 – 2005 là 19,5%/năm và giai đoạn 2006 – 2010 là 12,7%/năm. Diện tích mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản của vùng luôn chiếm trên 50% của vùng ĐBSCL và trên dƣới 40% của cả nƣớc. Trong đó Cà Mau đứng đầu cả nƣớc (296,2 nghìn ha, chiếm 28,5% cả nƣớc và 40,7% vùng ĐBSCL), Kiên Giang đứng thứ 3 (110,1 nghìn ha).

Thủy sản của vùng đƣợc nuôi trồng ở cả môi trƣờng nƣớc ngọt, nƣớc mặn, nƣớc lợ. Trong đó thủy sản nƣớc mặn, nƣớc lợ chiếm trên 80% tập trung ở Cà Mau, Kiên Giang. Nƣớc ngọt chủ yếu là ở An Giang và TP Cần Thơ. Thủy sản nƣớc ngọt có cá basa có giá trị xuất khẩu cao. Ngoài ra, trong vùng còn nuôi cá rô phi, diêu hồng, tôm càng xanh…

Nuôi trồng thủy sản của vùng đã góp phần đáng kể vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, sự tăng trƣởng sản lƣợng thủy sản của vùng dựa vào tăng diện tích nuôi vì thế ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng sinh thái.

c. Lâm nghiệp

bảo vệ môi trƣờng sinh thái góp phần cung cấp gỗ, củi cho sản xuất và đời sống. Ngành có tốc độ tăng trƣởng thấp so với nông nghiệp và thủy sản. Diện tích rừng của vùng hiện có 187,2 nghìn ha, chiếm 72,0% toàn vùng ĐBSCL và 1,4% diện tích rừng cả nƣớc. Tỉnh Cà Mau có diện tích rừng và giá trị sản xuất lâm nghiệp lớn nhất vùng. Bàng 2.6: Sản lƣợng khai thác gỗ các tinh VKTTĐVĐBSCL năm 2012 (Đơn vị: nghìn m³) Tỉnh, thành phố Sản lƣợng khai thác gỗ An Giang 75,6 Kiên Giang 43,4 Cần Thơ 4,6 Cà Mau 122,5 (Nguồn: [11]) 2.2.2. Công nghiệp – xây dựng

a. Khái quát chung

GDP năm 2010 của công nghiệp – xây dựng chiếm 28,3%, đứng thứ 3 sau dịch vụ và nông – lâm – thủy sản. Công nghiệp luôn là ngành có tốc độ tăng trƣởng cao nhất, 16,1% cho cả giai đoạn 2000 – 2010, đóng góp 35% giá trị tăng thêm của nền kinh tế.

Giá trị sản xuất tăng từ 17681,1 tỷ đồng năm 2000 (theo giá thực tế), chiếm 49,9% toàn vùng ĐBSCL và 5,3% giá trị sản xuất công nghiệp cả nƣớc lên 179945,4 tỷ đồng năm 2012 (tƣơng đƣơng là 39,1% và 3,9%). Trong 4 tỉnh, thành phố vùng này TP Cần Thơ có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất (78163,4 tỷ đồng).

Cơ cấu công nghiệp theo 3 nhóm ngành: công nghiệp chế biến giữ vai trò chủ đạo, tốc độ tăng trƣởng cao và tƣơng đối ổn định (luôn chiếm trên 80%). Tuy nhiên tỉ trọng của nó trong giai đoạn 2006 – 2010 đã giảm do việc hoàn thành và đƣa vào hoạt động nhà máy điện tại cụm khí – điện – đạm Cà Mau.

Công nghiệp khai thác có tốc độ tăng trƣởng và tỉ trọng thấp do hạn chế về tài nguyên khoáng sản. Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, ga, nƣớc chiếm tỉ trọng không đáng kể.

Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế có sự chuyển dịch rõ rệt. Khu vực kinh tế ngoài Nhà nƣớc thay thế vị trí của khu vực kinh tế Nhà nƣớc chiếm tỉ trọng cao nhất 73,6% năm 2010. Khu vực nhà nƣớc 22,2%. Khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài không ổn định, có tỉ trọng thấp trong cơ cấu công nghiệp toàn vùng.

b. Các ngành công nghiệp

Công nghiệp chế biến nông, thủy sản chiếm vai trò quan trọng trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của vùng 66% năm 2010. Gồm chế biến thuỷ sản, xay xát và lau bóng gạo, chế biến nông sản (đƣờng, thuốc lá, dứa…)

- Chế biến thủy sản luôn đạt sản lƣợng cao, tập trung chế biến cá tra, cá basa xuất khẩu. Cơ sở chế biến và quy mô tăng lên, nhiều công ty đã khẳng định thƣơng hiệu nhƣ Cafatex, Minh Phú…

- Xay xát và lau bóng gạo phục vụ xuất khẩu phát triển nhanh mạnh trong vùng và đƣợc phân bố tƣơng đối đồng đều khắp các huyện. Một số cơ sở chế biến đƣờng từ mía ở Cà Mau, Kiên Giang…

Công nghiệp điện lực phát triển khá mạnh, đã triển khai dự án khí – điện – đạm Cà Mau, trung tâm điện lực Ô Môn có quy mô lớn trong cả nƣớc. Nhà máy điện Cà Mau 1 và 2 với công suất 1500MW đã hoàn thành. Nhà máy điện Ô Môn 1 công suất 330 MW đã hòa vào lƣới điện quốc gia năm 2008. Sản lƣợng điện năm 2010 của vùng đạt 9644,3 triệu KWh, chiếm 10,5% sản lƣợng điện toàn quốc và 83,7% cả vùng ĐBSCL.

Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng chiếm 6% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng với các sản phẩm chính là xi măng và khai thác đá. Toàn vùng có 5 nhà máy xi măng đang hoạt động. Công nghiệp khai thác đá khá phát triển. Đá vôi khai thác ở Kiên Lƣơng phục vụ cho sản xuất xi măng, công nghiệp hóa chất và cho xây dựng.

Công nghiệp cơ khí tập trung vào các ngành phục vụ nông nghiệp, thủy sản; đóng mới và sửa chữa tàu thuyền. Nhà máy đóng tàu và sửa chữa quy mô nhỏ, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu. Nhà máy đóng tàu Cà Mau có khả năng đóng mới và sửa chữa tàu thuyền có trọng tải 5 nghìn đến 1 vạn tấn đi vào hoạt động năm 2008. Công nghiệp cơ khí chế tạo động cơ sản xuất động cơ điện.

Công nghiệp hóa chất gắn liền với công trình trọng điểm quốc gia khí – điện – đạm Cà Mau phục vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp không chỉ cho vùng này, mà cho cả ĐBSCL.

Ngoài các ngành trên, trong vùng còn có cơ sở công nghiệp dệt – may, da – giày, dƣợc phẩm.

Bảng 2.7: Một số sản phẩm công nghiệp chính của VKTTĐVĐBSCL năm 2010 Sản phẩm Sản lƣợng % sv ĐBSCL % sv cả nƣớc Thủy sản đông lạnh (nghìn tấn) 519,0 50,5 41,0 Gạo xay xát (nghìn tấn) 9112,5 46,6 26,5 Điện sản xuất (triệu kWh) 9644,3 83,7 10,5 Khí đốt (triệu m³ ) 1588,5 100,0 17,2 Xi măng (nghìn tấn) 4955,9 97,9 8,9 Nƣớc mắm (triệu lít) 49,8 51,0 20,3 (Nguồn: [5])

Để ngành công nghiệp phát triển và có nhiều sản phẩm sản xuất ra thị trƣờng thì phải đổi mới nâng cao trình độ công nghệ, đa dạng hóa các mặt hàng lợi thế, xây dựng và thực hiện các hệ thống quản lí chất lƣợng theo tiêu chuẩn quốc tế.

c. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Khu công nghiệp: (KCN) VKTTĐVĐBSCL hiện có 21 KCN đang hoạt động hoặc đang đƣợc đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng. Một số các KCN nhƣ Trà Nóc 1 (diện tích tự nhiên 135 ha), Trà Nóc 2 (155 ha), Hƣng Phú (270 ha), Thốt

Nốt (600 ha), Ô Môn (600 ha), Bắc Ô Môn (400 ha)… của TP Cần Thơ. KCN Bình Hòa (132 ha), Vàm Cống (200 ha)… thuộc An Giang. KCN Thạnh Lộc (250 ha), Thuận Yên (142 ha)… thuộc Kiên Giang. KCN Khánh An (360 ha)… thuộc Cà Mau. Tổng diện tích tự nhiên của các KCN trong vùng khoảng 5000 – 5500 ha.

Trung tâm công nghiệp: trong vùng đã hình thành 1 vài trung tâm công nghiệp bao gồm:

- TP Cần Thơ với các ngành công nghiệp chủ đạo là chế biến nông, thủy sản, hóa chất, sản xuất điện, cơ khí và sản xuất vật liệu xây dựng.

- TP Cà Mau với các ngành chế biến thủy sản, cơ khí, hóa chất và sản xuất điện.

- TP Long Xuyên (An Giang) với các ngành chế biến nông, thủy sản, vật liệu xây dựng.

- TP Rạch Giá các ngành chế biến thủy sản, xay xát gạo, cơ khí. - Kiên Lƣơng: công nghiệp khai thác đá, sản xuất vật liệu xây dựng.

Một phần của tài liệu tìm hiểu vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 49 - 78)