Đánh giá tiềm năng phát triển của vùng

Một phần của tài liệu tìm hiểu vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 47 - 48)

1. Khái quát tiềm năng cho phát triển kinh tế vùng kinh tế trọng điểm vùng

1.4. Đánh giá tiềm năng phát triển của vùng

* Thuận lợi

VKTTĐVĐBSCL có vị trí địa kinh tế – chính trị quan trọng thuận lợi cho việc phát triển KT – XH và giao thƣơng với các vùng trong cả nƣớc, trong khu vực Đông Nam Á. Đồng thời cũng có vị trí đặc biệt trong quá trình phát triển KT – XH của vùng ĐBSCL và của cả nƣớc.

Vùng có vai trò là cầu nối trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực Đông Nam Á và giữ vị trí quan trọng về quốc phòng an ninh của đất nƣớc.

Vùng có địa hình thấp, tƣơng đối bằng phẳng, khí hậu cận xích đạo gió mùa, cùng với diện tích đất phù sa rộng lớn là điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp đa dạng.

Đặc biệt là hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt thuận lợi cho đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Các vùng cửa sông rất thuận lợi cho phát triển nuôi thủy sản nƣớc mặn.

Hệ thống cơ sở hạ tầng đang dần đƣợc hoàn thiện. Lao động của vùng có khả năng thích ứng nhanh với quá trình hội nhập kinh tế.

* Khó khăn

Do địa hình thấp nên thƣờng xuyên bị ngập úng vào mùa mƣa gây khó khăn cho sản xuất. Khí hậu của vùng làm cho vùng thiếu nƣớc ngọt vào mùa khô, đặc biệt là sự xâm nhập mặn vào sâu trong nội địa làm cho diện tích đất nông nghiệp bị giảm, ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất.

Cơ sở hạ tầng chƣa đáp ứng cho nhu cầu sản xuất, ngƣời lao động trình độ tay nghề còn yếu. Nền kinh tế chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hóa còn chậm.

Vùng còn phải đối mặt với hiện tƣợng biến đổi khí hậu toàn cầu do bị ảnh hƣởng trực tiếp của hiện tƣợng nƣớc biển dâng làm giảm diện tích đất của vùng.

Một phần của tài liệu tìm hiểu vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 47 - 48)