Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ

Một phần của tài liệu tìm hiểu vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 25 - 28)

1. Khái quát tiềm năng cho phát triển kinh tế vùng kinh tế trọng điểm vùng

1.1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ

* Vị trí địa lý

VKTTĐVĐBSCL có vị trí địa lý kinh tế – chính trị quan trọng, thuận lợi cho việc phát triển KT – XH và giao thƣơng với các vùng trong cả nƣớc cũng nhƣ với các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á.

Phía Bắc, VKTTĐVĐBSCL giáp với Campuchia trên chiều dài đƣờng biên giới 260,8 km, về phía Đông Bắc giáp 2 tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long, phía Đông Nam giáp Hậu Giang và Bạc Liêu, về phía Đông trông ra vịnh Thái Lan với chiều dài đƣờng bờ biển 347 km và phía Nam giáp với biển Đông với 107 km.

Việc giáp các tỉnh trên bộ thuận lợi cho giao lƣu buôn bán thì giáp biển và vịnh Thái Lan thuận lợi cho phát triển kinh tế biển (giao thông vận tải, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, du lịch).

Vùng có thành phố Cần Thơ là đô thị loại 1 trực thuộc Trung ƣơng, 3 thành phố trực thuộc tỉnh (Long Xuyên, Rạch Giá, Cà Mau), 3 thị xã (Châu Đốc, Tân Châu, Hà Tiên) và 33 huyện (trong đó có 2 huyện đảo là Kiên Hải và Phú Quốc).

VKTTĐVĐBSCL có vị trí đặc biệt trong quá trình phát triển KT – XH của ĐBSCL và của cả nƣớc. Ở đây hội tụ các tiềm năng phát triển lớn, đầu mối giao thông quan trọng về đƣờng thủy, đƣờng bộ, đƣờng hàng không, thuận lợi cho phát triển sản xuất, giao lƣu, thúc đẩy thƣơng mại và du lịch với các vùng trong cả nƣớc và khu vực.

Trên địa bàn của vùng có các trục giao thông quan trọng nhƣ quốc lộ 1 và tƣơng lai có đƣờng cao tốc Bắc Nam ở phía Đông, đƣờng Hồ Chí Minh tuyến N1 ven biên giới. Hành lang ven biển phía Nam, quốc lộ 91 nối vùng này với vùng khác trong cả nƣớc và kết nối với Thái Lan và Campuchia.

Địa bàn VKTTĐVĐBSCL có sân bay quốc tế Cần Thơ và sân bay Phú Quốc (Kiên Giang), Cà Mau, Rạch Giá. Tất cả các sân bay hiện có ở ĐBSCL đều nằm trong vùng kinh tế trọng điểm này.

VKTTĐVĐBSCL có sông Hậu chảy qua, là tuyến giao thông thủy rất thuận lợi. Hiện nay đã hình thành cụm cảng biển Cần Thơ. Cùng với cụm cảng Cần Thơ và các dự án luồng đƣợc hình thành trên sông Hậu (qua kênh quan Chánh Bố) sẽ cho phép tàu 1 – 2 vạn DWT ra vào dễ dàng.

VKTTĐVĐBSCL là trung tâm kinh tế không chỉ có riêng khu vực Nam Bộ mà còn của cả nƣớc. Nhất là trong lĩnh vực sản xuất và chế biến nông, lâm, thủy sản, năng lƣợng và du lịch. Vùng này có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành dịch vụ nhƣ tài chính – ngân hàng, thƣơng mại, giáo dục – đào tạo, y tế, chuyển giao công nghệ, vui chơi giải trí không chỉ cho các tỉnh, thành phố trong vùng, mà còn cho cả ĐBSCL.

VKTTĐVĐBSCL còn nằm trong vùng kinh tế năng động và phát triển. Nằm cạnh VKTTĐ phía Nam đất nƣớc, gần các nƣớc Đông Nam Á, giáp Campuchia. Vùng đƣợc coi nhƣ chiếc cầu nối trong hội nhập kinh tế với các vùng của cả nƣớc trong khu vực cũng nhƣ với thế giới.

VKTTĐVĐBSCL có vai trò quan trọng đối với môi trƣờng sinh thái của cả ĐBSCL cũng nhƣ khu vực Nam Bộ. Thuộc địa bàn của vùng có 4 vƣờn quốc gia: Mũi Cà Mau, U Minh Hạ (Cà Mau), U Minh Thƣợng, Phú Quốc (Kiên Giang) và 2 khu dự trữ sinh quyển thế giới: Mũi Cà Mau và khu ven biển và biển đảo Kiên Giang, trong đó các khu bảo tồn thiên nhiên: Đầm Dơi (Cà Mau), Hòn Chông – Kiên Lƣơng (Kiên Giang) chứa đựng những đặc trƣng về tự nhiên và đa dạng sinh học với những loài sinh vật quý hiếm; có diện tích rừng phòng hộ lớn, cửa sông. Việc bảo vệ rừng và đa dạng sinh học, khai thác và sử dụng hợp ý nguồn tài nguyên đất và nƣớc có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ gìn sinh thái cho vùng này nói riêng và cả ĐBSCL nói chung.

Với lợi thế về vị trí địa lý, VKTTĐVĐBSCL có nhiều khả năng để thu hút vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đồng thời có tiềm năng để phát triển kinh tế,

xứng đáng là vùng kinh tế động lực, góp phần tạo nên sự chuyển biến tích cực cho nền kinh tế của cả đất nƣớc.

*Phạm vi lãnh thổ

Thực hiện chiến lƣợc phát triển KT – XH quốc gia, kể từ giữa năm 1990 nƣớc ta đã hình thành 3 VKTTĐ, đó là VTTĐ phía Bắc, VKTTĐ phía Nam, VKTTĐ miền Trung. Xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn phát triển KT – XH của cả nƣớc cũng nhƣ vùng ĐBSCL, vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL đƣợc thành lập theo quyết định số 492/QĐ – TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tƣớng chính phủ. Theo quyết định này VKTTĐVĐBSCL gồm các tỉnh, thành phố Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau với diện tích tự nhiên là 16589,1 km2, chiếm 5% diện tích cả nƣớc và 40,9% diện tích vùng ĐBSCL, dân số 6311,1 nghìn ngƣời, chiếm 7,2% dân số cả nƣớc và 36,3% dân số vùng ĐBSCL (2012).

Bảng 2.1 Diện tích, dân số các tỉnh, thành phố VKTTĐVĐBSCL năm 2012 Tỉnh, thành phố Diện tích (km) Dân số (nghìn ngƣời) Đơn vị hành chính (thành phố, huyện, thị xã) An Giang 3536,6 2153,7 1 thành phố, 2 thị xã, 8 huyện Kiên Giang 6348,5 1726,2 1 thành phố, 1 thị xã, 13 huyện Cần Thơ 1409,0 1214,1 1 thành phố, 5 quận, 4 huyện

Cà Mau 5294,9 1217,1 1 thành phố, 8 huyện

(Nguồn: [11])

Theo đó, về mặt lãnh thổ, vùng nằm ở cực Nam của Tổ quốc, bốn bề tiếp giáp với các không gian kinh tế đa dạng trong đó có các vùng biển rộng lớn, giàu tiềm năng với hơn 100 hòn đảo và 2 huyện đảo Phú Quốc và Kiên Hải thuộc tỉnh Kiên Giang với 347 km đƣờng biển cả vịnh Thái Lan và 107 km của biển Đông trên diện tích vùng biển khoảng 134 nghìn km2

.

Về mặt lãnh thổ, VKTTĐVĐBSCL có vai trò lớn đối với vùng ĐBSCL và cả nƣớc.

Là vùng mới đƣợc thành lập trong hệ thống 4 VKTTĐ của nƣớc ta, có diện tích tự nhiên đứng thứ 3 trong 4 vùng của cả nƣớc sau VKTTĐPN, VKTTĐMT. Về dân số cũng đứng thứ 3, thời điểm năm 2012 hơn VKTTĐMT. Còn về quy mô GDP và GDP bình quân đầu ngƣời cũng xếp thứ 3 trên VKTTĐMT.

VKTTĐVĐBSCL đã, đang và sẽ trở thành vùng kinh tế năng động, có cơ cấu kinh tế hiện đại, có vai trò to lớn trong việc xây dựng cả vùng ĐBSCL giàu mạnh, tiến kịp với mặt bằng chung của cả nƣớc, đảm bảo ổn định chính trị và an ninh quốc phòng vững chắc cho lãnh thổ phía Nam, đóng góp ngày càng lớn vào nền kinh tế của cả nƣớc.

Một phần của tài liệu tìm hiểu vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)